CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 74-CP | Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 1996 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và Bộ trưởng - Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH:
I- Thành lập quận Thanh Xuân trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các phường Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Kim Giang, Phương Liệt; 78,1 ha diện tích tự nhiên và 20.862 nhân khẩu của phường Nguyễn Trãi, 98,4 ha diện tích tự nhiên và 5.506 nhân khẩu của phường Khương Thượng (thuộc quận Đống Đa); toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Nhân Chính (huyện Từ Liêm) và xã Khương Đình (huyện Thanh Trì).
- Quận Thanh Xuân có diện tích tự nhiên 913,2 ha và 117.863 nhân khẩu, gồm 11 đơn vị hành chính trực thuộc là:
1- Phường Thanh Xuân (được đổi tên thành phường Thanh Xuân Trung) có 106,2 ha diện tích tự nhiên và 11.036 nhân khẩu.
2. Phường Thượng Đình có 65,8 ha diện tích tự nhiên và 13.516 nhân khẩu.
3- Phường Kim Giang có 22,3 ha diện tích tự nhiên và 8.387 nhân khẩu.
4- Phường Phương Liệt có 102,8 ha diện tích tự nhiên và 13.030 nhân khẩu.
5- Phường Thanh Xuân Nam được thành lập trên cơ sở 32,8 ha diện tích tự nhiên và 8.266 nhân khẩu của phường Thanh Xuân Bắc.
Địa giới phường Thanh Xuân Nam: Đông giáp phường Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung; Tây giáp xã Trung Văn (huyện Từ Liêm); Nam giáp xã Tân Triều (huyện Thanh Trì), phường Văn Mỗ (thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây), Bắc giáp phường Thanh Xuân Bắc.
6- Phường Thanh Xuân Bắc còn lại 48,4 ha diện tích tự nhiên và 17.857 nhân khẩu.
7- Phường Khương Mai được thành lập trên cơ sở 98,4 ha diện tích tự nhiên và 5.506 nhân khẩu của phường Khương Thượng.
Địa giới phường Phương Mai: Đông giáp phường Phương Liệt; Tây giáp phường Khương Trung; Nam giáp xã Định Công (huyện Thanh Trì); Bắc giáp phường Khương Thượng (quận Đống Đa).
Phường Khương Thượng (quận Đống Đa) sau khi điều chỉnh địa giới hành chính còn lại 33,5 ha diện tích tự nhiên và 10.010 nhân khẩu.
8- Phường Khương Trung được thành lập trên cơ sở 78,1 ha diện tích tự nhiên và 20.862 nhân khẩu của phường Nguyễn Trãi (quận Đống Đa).
Địa giới phường Khương Trung: Đông giáp phường Khương Mai; Tây giáp phường Thượng Đình; Nam giáp phường Khương Đình và xã Định Công (huyện Thanh trì); Bắc giáp phường Nguyễn Trãi (quận Đống Đa).
Phường Nguyễn Trãi (quận Đống Đa) sau khi điều chỉnh địa giới hành chính còn lại 23,4 ha diện tích tự nhiên và 11.230 nhân khẩu, được đổi tên thành phường Ngã Tư Sở.
9- Phường Khương Đình được thành lập trên cơ sở 138,9 ha diện tích tự nhiên và 5.929 nhân khẩu của xã Khương Đình.
Địa giới phường Khương Đình: Đông giáp xã Định Công (huyện Thanh Trì); Tây giáp phường Hạ Đình; Nam giáp phường Kim Giang và xã Đại Kim (huyện Thanh Trì); Bắc giáp phường Khương Trung.
10- Phường Hạ Đình được thành lập trên cơ sở phần còn lại của xã Khương Đình gồm 58,6 ha diện tích tự nhiên và 4.245 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Hạ Đình: Đông giáp phường Khương Đình; Tây giáp phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam; Nam giáp xã Tân Triều (huyện Thanh Trì); và phường Kim Giang; Bắc giáp phường Thượng Đình.
11- Phường Nhân Chính được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Nhân Chính, gồm 160,9 ha và 9.229 nhân khẩu.
Địa giới quận Thanh Xuân: Đông giáp quận Hai Bà Trưng, Tây giáp huyện Từ Liêm và thị xã Hà Đông (tỉnh Hà Tây); Nam giáp huyện Thanh Trì; Bắc giáp quận Đống Đa và quận Cầu Giấy.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính quận Đống Đa còn lại 993,9 ha diện tích tự nhiên và 268.858 nhân khẩu gồm 21 phường: Văn Miếu, Văn Chương, Cát Linh, Quốc Tử Giám, Hàng Bột, Ô Chợ Dừa, Nam Đồng, Quang Trung, Trung Liệt, Thổ Quan, Khâm Thiên, Trung Phụng, Phương Liên, Kim Liên, Trung Tự, Láng Hạ, Phương Mai, Láng Thượng, Thịnh Quang, Khương Thượng, Ngã Tư Sở.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Trì còn lại 9. 791 ha diện tích tự nhiên và 195.757 nhân khẩu, gồm 24 xã: Tân Triều, Yên Sở, Thanh Trì, Trần Phú, Hoàng Liệt, Lĩnh Nam, Tứ Hiệp, Vĩnh Tuy, Đại Kim, Thịnh Liệt, Định Công, Thanh Liệt, Yên Mỹ, Vĩnh Quỳnh, Hiểu Hoà, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Liên Ninh, Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi, Duyên Hà, Đông Mỹ, Đại Đúng, Vạn Phúc và thị trấn Văn Điển.
II- Thành lập quận Cầu Giấy trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và các xã Dịch Vọng, Yên Hoà, Trung Hoà của huyện Từ Liêm.
Quận Cầu Giấy có diện tích tự nhiên 1.210,07 ha và 82.994 nhân khẩu, gồm 7 đơn vị hành chính trực thuộc là:
1- Phường Quan Hoa được thành lập trên cơ sở thị trấn Cầu Giấy, có diện tích tự nhiên 99,9 ha và 13.716 nhân khẩu.
2- Phường Nghĩa Đô được thành lập trên cơ sở thị trấn Nghĩa Đô, có diện tích tự nhiên 128,7 ha và 13.753 nhân khẩu.
3- Phường Nghĩa Tân được thành lập trên cơ sở thị trấn Nghĩa Tân, có diện tích tự nhiên 57,37 ha và 14.519 nhân khẩu.
4- Phường Mai Dịch được thành lập trên cơ sở thị trấn Mai Dịch, có diện tích tự nhiên 208,4 ha và 13.087 nhân khẩu.
5- Phường Dịch Vọng được thành lập trên cơ sở Xã Dịch Vọng, có diện tích tự nhiên 262,7 ha và 9.613 nhân khẩu.
6- Phường Yên Hoà được thành lập trên cơ sở xã Yên Hoà, có diện tích tự nhiên 207,2 ha và 9.204 nhân khẩu.
7- Phường Trung Hoà được thành lập trên cơ cơ cở xã Trung Hoà, có diện tích tự nhiên 245,8 ha và 9.102 nhân khẩu.
Địa giới Quận Cầu Giấy: Đông giáp quận Tây Hồ, quận Ba Đình và Quận Đống Đa; Tây giáp huyện Từ Liêm; Nam giáp quận Thanh Xuân; Bắc giáp huyện Từ Liêm và quận Tây Hồ.
Sau khi điều chỉnh địa giới huyện Từ Liêm còn lại 7.499,63 ha diện tích tự nhiên và 156.690 nhân khẩu, gồm 16 đơn vị hành chính, gồm các xã: Mỹ Đình, Tây Tự, Phú Diễn, Minh Khai, Thượng Cát, Liên Mạc, Thuỵ Phương, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế, Trung Văn, Mễ Trì, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Xuân Phương và thị trấn Cầu Diễn.
III- Đổi tên các phường sau:
- Đổi tên phường Cầu Giấy thuộc quận Ba Đình thành Phường Ngọc Khánh.
- Đổi tên phường Nguyễn Trãi thuộc quận Đống Đa (sau khi đã điều chỉnh địa giới hành chính) thành phường Ngã Tư Sở.
- Đổi tên phường Thanh Xuân thuộc quận Thanh Xuân (sau khi đã điều chỉnh địa giới hành chính) thành phường Thanh Xuân Trung.
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
Nghị định 74-CP năm 1996 về việc thành lập quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy, thành lập và đổi tên một số phường thuộc thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 74-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 22/11/1996
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 2
- Ngày hiệu lực: 22/11/1996
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực