Chương 2 Nghị định 72/2010/NĐ-CP quy định về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường
Điều 5. Nội dung phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường
1. Tham mưu, đề xuất xây dựng các chủ trương, kế hoạch và các văn bản pháp luật về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
2. Hướng dẫn, kiểm tra và tiến hành các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường; tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường trong Công an nhân dân.
3. Tổ chức hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự và kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật khác về môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Tham dự các hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư.
5. Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
6. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về môi trường, về công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
7. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
8. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
a) Sử dụng khoa học và công nghệ, phương tiện kỹ thuật để theo dõi, giám sát, thu thập thông tin về hoạt động của các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và phát hiện các công cụ, phương tiện, cách thức vi phạm pháp luật về môi trường;
b) Bố trí người thâm nhập, tìm hiểu các hoạt động phạm tội về môi trường để phát hiện thông tin, tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến tội phạm và người phạm tội về môi trường;
c) Kiểm tra chỗ ở, nơi làm việc, phương tiện giao thông và các địa điểm khác có liên quan mà những người có dấu hiệu phạm tội về môi trường sử dụng để thu thập thông tin, tài liệu, công cụ, phương tiện có liên quan đến tội phạm về môi trường;
d) Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để các đối tượng phạm tội bộc lộ nơi cất giấu, che giấu công cụ, phương tiện, vật phẩm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến tội phạm môi trường;
đ) Bố trí lực lượng giám sát hoạt động của các đối tượng phạm tội về môi trường;
e) Phối hợp với cơ quan hữu quan các nước thực hiện yêu cầu hợp tác đấu tranh với các tội phạm môi trường có tổ chức, xuyên quốc gia.
b) Niêm phong hoặc tạm giữ, thu giữ tài sản, đồ vật, phương tiện vi phạm;
c) Tạm giữ người vi phạm;
d) Các biện pháp ngăn chặn khác theo quy định của pháp luật.
3. Thu giữ mẫu vật, các tài liệu, vật chứng liên quan đến vi phạm pháp luật về môi trường để kiểm định.
6. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường của cơ quan chuyên trách thực hiện theo quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định pháp luật khác có liên quan.
7. Các biện pháp nghiệp vụ quy định tại khoản 1 điều này phải được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Công an. Những thông tin, tài liệu có liên quan đến các biện pháp nghiệp vụ phải được quản lý theo chế độ tài liệu mật. Nghiêm cấm tiết lộ, làm giả, chiếm đoạt, tiêu hủy hoặc sử dụng trái phép các thông tin, tài liệu này.
Cán bộ công an và người cộng tác được cơ quan chuyên trách giao nhiệm vụ thực hiện các biện pháp nghiệp vụ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 điều này được bảo vệ và giữ bí mật. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ công an và người cộng tác. Trường hợp người được giao nhiệm vụ đã lợi dụng các biện pháp này để vi phạm pháp luật hoặc đã vượt quá nhiệm vụ được giao thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường được thành lập ở Bộ Công an, Công an cấp tỉnh và Công an cấp huyện. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên trách ở từng cấp do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
1. Nhà nước có chính sách ưu tiên cho Bộ Công an tuyển chọn cán bộ, chuyên gia giỏi để phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường và cử người đủ tiêu chuẩn đi học tập, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
2. Nhà nước đảm bảo trang bị cho cơ quan chuyên trách các loại phương tiện nghiệp vụ và các công cụ hỗ trợ gồm: các phương tiện kỹ thuật để phát hiện, thu thập, lưu trữ thông tin, tài liệu, mẫu vật; phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện giao thông; hệ thống công nghệ thông tin hiện đại và các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ cần thiết đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
3. Nhà nước bảo đảm đầu tư, nâng cấp Trung tâm kiểm định môi trường thuộc Bộ Công an đạt tiêu chuẩn quốc gia để phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
Điều 9. Phối hợp phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường
1. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân lập kế hoạch và tổ chức phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;
b) Tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường; tiến hành một số hoạt động điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường trong trường hợp do mình phát hiện hoặc do các cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến theo quy định của pháp luật;
c) Sơ kết, tổng kết, thông báo cho cơ quan, tổ chức tham gia phối hợp về kết quả phối hợp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Phát hiện, cung cấp, chuyển giao kịp thời cho cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường, cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền các tin báo, tố giác và các thông tin, tài liệu, đồ vật có liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;
b) Thực hiện các yêu cầu của cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường, cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền trong công tác phát hiện, điều tra, ngăn chặn, đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường; phối hợp, tạo điều kiện để cơ quan này thực hiện nhiệm vụ được giao.
Cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân, ngoài ra, còn được hưởng các chế độ, chính sách sau:
1. Hưởng chế độ độc hại theo quy định pháp luật.
2. Trang bị các phương tiện bảo hộ phòng, chống ô nhiễm trong khi thi hành công vụ.
3. Trường hợp đặc biệt, có thể được nâng lương, thăng cấp hàm cao hơn một bậc so với quy định cấp bậc hàm tối đa cho từng chức vụ.
1. Kinh phí phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường được Nhà nước đảm bảo từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hàng năm giao cho Bộ Công an.
a) Hỗ trợ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
b) Mua sắm trang, thiết bị, phương tiện phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;
c) Hỗ trợ công tác tham mưu, hướng dẫn, nghiên cứu khoa học, sơ tổng kết các chuyên đề nghiệp vụ và các chuyên án; nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về môi trường;
d) Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện và tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về môi trường;
đ) Hỗ trợ cho cá nhân, gia đình có thân nhân bị thương tích hoặc hi sinh trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;
e) Khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;
g) Thẩm định, giám định các mẫu môi trường phục vụ cho công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;
h) Hội nghị, hội thảo và hợp tác quốc tế về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
Cơ quan chuyên trách được huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường. Việc huy động tiềm lực khoa học và công nghệ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 169/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác công an.
Nghị định 72/2010/NĐ-CP quy định về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường
- Số hiệu: 72/2010/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 08/07/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 406 đến số 407
- Ngày hiệu lực: 01/09/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Nguyên tắc trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nội dung phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường
- Điều 6. Biện pháp tổ chức phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường
- Điều 7. Tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường
- Điều 8. Nâng cao năng lực cho cơ quan phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về bảo vệ môi trường
- Điều 9. Phối hợp phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường
- Điều 10. Chế độ chính sách
- Điều 11. Kinh phí phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường
- Điều 12. Huy động tiềm lực khoa học kỹ thuật và công nghệ môi trường phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường
- Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 15. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 16. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp