Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 70-CP | Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 1994 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 70-CP NGÀY 11-7-1994 VỀ VIỆC THÀNH LẬP CƠ QUAN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để tăng cường sự kiểm soát của Nhà nước trong việc quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước và tài sản Quốc gia;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 2.- Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau:
1- Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm toán hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó. Định kỳ báo cáo thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm toán lên Thủ tướng Chính phủ.
2- Cung cấp kết quả kiểm toán cho Chính phủ và cho các cơ quan Nhà nước khác theo quy định của Chính phủ.
3- Xác nhận, đánh giá và nhận định các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán đã được kiểm toán và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã đánh giá, nhận xét, xác nhận.
4- Thông qua hoạt động kiểm toán góp ý kiến với các đơn vị được kiểm toán sửa chữa những sai sót, vi phạm để chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán của đơn vị; kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý những vi phạm chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước; đề xuất với Thủ tướng Chính phủ việc sửa đổi, cải tiến cơ chế quản lý tài chính, kế toán cần thiết.
5- Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm toán Nhà nước chỉ tuân theo pháp luật và phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ đã được Nhà nước quy định; được yêu cầu đơn vị được kiểm toán và các đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
Trong trường hợp đoàn Kiểm toán hoặc Kiểm toán viên có ý kiến khác nhau thì Kiểm toán Nhà nước xem xét và có ý kiến kết luận cuối cùng.
6- Quản lý các hồ sơ, tài liệu đã được kiểm toán theo quy định của Nhà nước; giữ bí mất tài liệu, số liệu kế toán và sự hoạt động của đơn vị được kiểm toán.
7- Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, cơ sở vật chất của hệ thống tổ chức Kiểm toán Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
Khi cần thiết, Kiểm toán Nhà nước được thành lập Hội đồng Kiểm toán để thẩm định báo cáo kiểm toán. Hội đồng Kiểm toán do Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định thành lập và quy định quy chế làm việc.
Kiểm toán Nhà nước có con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp.
Điều 4.- Kiểm toán Nhà nước được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất, cơ cấu tổ chức gồm có:
1- Kiểm toán ngân sách Nhà nước,
2- Kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản và các chương trình, dự án vay, nợ, viện trợ Chính phủ,
3- Kiểm toán doanh nghiệp Nhà nước,
4- Kiểm toán chương trình đặc biệt (an ninh, quốc phòng, dự trữ quốc gia...),
5- Văn phòng.
Các đơn vị từ số 1 đến số 4 có Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng; Văn phòng có Chánh và Phó Văn phòng. Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh nói trên.
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các tổ chức nói trên do Tổng Kiểm toán Nhà nước quy định.
Điều 6.- Bộ Tài chính có trách nhiệm trình Chính phủ ban hành các chuẩn mực kiểm toán.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách năm 1994.
Võ Văn kiệt (Đã ký) |
- 1Quyết định 556/2006/QĐ-KTNN Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 3Quyết định 61-TTg năm 1995 ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 413 KTNN/ĐB-1995 quy định đối tượng và nội dung của Kiểm toán Nhà nước đối với Bộ Quốc phòng do Kiểm Toán Nhà Nước ban hành
Nghị định 70-CP năm 1994 về việc thành lập cơ quan Kiểm toán Nhà nước
- Số hiệu: 70-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 11/07/1994
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 20
- Ngày hiệu lực: 01/01/1994
- Ngày hết hiệu lực: 04/09/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra