Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58-CP | Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 1993 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 58-CP NGÀY 30-8-1993 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VAY VÀ TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để thống nhất quản lý việc vay và trả nợ nước ngoài;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1.- Ban hành kèm theo Nghị định này bản Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài.
Điều 2.- Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn thực hiện Quy chế kèm theo Nghị định này.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
QUY CHẾ
QUẢN LÝ VAY VÀ TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Nghị định số 58-CP ngày 30-8-1993 của Chính phủ)
Điều 1.- Trong Quy chế này, các cụm từ dưới đây được hiểu như sau:
- Vay nước ngoài là khoản vay ngắn, trung và dài hạn (có lãi hoặc không có lãi), các khoản bảo lãnh và các hình thức vay khác (như thoả thuận hoãn nợ hoặc vay mới trả cũ) với các chủ nợ nước ngoài.
- Vay nước ngoài của Chính phủ là các khoản vay do Chính phủ vay và cam kết thực hiện nghĩa vụ với nước ngoài hoặc các khoản vay do Chính phủ uỷ quyền cho các doanh nghiệp vay, được Bộ Tài chính (hoặc Ngân hàng Nhà nước) bảo lãnh.
- Vay nước ngoài của doanh nghiệp là các khoản vay do doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động đúng theo luật pháp hiện hành của Việt Nam vay và cam kết thực hiện nghĩa vụ với nước ngoài.
Điều 2.- Vay nước ngoài theo Quy chế này bao gồm:
- Vay nước ngoài của Chính phủ.
- Vay của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với Luật đầu tư nước ngoài.
2. Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm tổng hợp kế hoạch tổng hạn mức vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp.
3. Cả hai kế hoạch này sau khi tham khảo ý kiến Hội đồng tư vấn về vay và trả nợ nước ngoài, được Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Hội đồng tư vấn nợ thực hiện chức năng tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ về chính sách vay và trả nợ nước ngoài, về kế hoạch vay và trả nợ dài hạn và hàng năm.
Các quy định về chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc cụ thể của Hội đồng tư vấn nợ do Bộ trưởng Bộ Tài chính soạn thảo trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
1. Doanh nghiệp thuộc bất kỳ thành phần kinh tế nào vay nước ngoài cũng đều phải có trách nhiệm trả nợ cho nước ngoài theo các điều kiện đã cam kết.
2. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có thể vay vốn trực tiếp từ nước ngoài hoặc vay lại các nguồn vốn nước ngoài của Chính phủ hay của Ngân hàng.
3. Nhu cầu vay vốn phải được gửi đến các cơ quan được Chính phủ uỷ quyền quản lý vay và trả nợ nước ngoài như đã nêu tại Điều 3 của Quy chế này.
4. Các doanh nghiệp không được tự động liên hệ hoặc thoả thuận với phía nước ngoài đối với những khoản vay nước ngoài của Chính phủ đang trong quá trình đàm phán.
VAY VÀ TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ
Trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho một cơ quan khác thay mặt Chính phủ ký Hiệp định vay, trả nợ nước ngoài, thì cơ quan đó chỉ được ký chính thức Hiệp định sau khi đã thống nhất với Bộ Tài chính về các điều kiện vay, trả và sau khi đã ký với nước ngoài phải gửi các Hiệp định đó tới Bộ trưởng Bộ Tài chính (bản gốc) trong thời gian chậm nhất không quá 30 ngày, kể từ ngày ký chính thức.
Căn cứ vào tính chất, mục đích và khả năng thu hồi vốn của từng khoản vay, việc quản lý và sử dụng vốn vay được thực hiện theo các phương thức sau đây:
1. Vay cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản:
a) Đối với các dự án cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và các dự án khác không có khả năng hoàn vốn, Bộ Tài chính sẽ cấp vốn theo chế độ cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước.
b) Đối với các dự án có thể hoàn vốn (bao gồm cả những dự án đầu tư cho cơ sở hạ tầng), Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chọn Ngân hàng thích hợp để giao cho Ngân hàng đó thực hiện việc cho các doanh nghiệp vay lại.
Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng được chọn phải thoả thuận về các điều khoản và điều kiện vay lại trên nguyên tắc các điều kiện này không được ưu đãi hơn các điều kiện vay từ nước ngoài.
Ngân hàng được chọn là người quyết định cuối cùng việc cho các doanh nghiệp vay lại; chịu trách nhiệm thu hồi vốn và trả nợ cho ngân sách Nhà nước kịp thời theo thời hạn được xác định giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng đó.
2. Vay bằng ngoại tệ hoặc vay bằng hàng hoá (tín dụng thương mại):
Việc thực hiện các khoản vay bằng ngoại tệ và hàng hoá được quy định như sau:
- Ngoại tệ vay được của nước ngoài, sau khi đáp ứng các nhu cầu thanh toán của Chính phủ với nước ngoài, phần còn lại được bán cho Ngân hàng Nhà nước để thu tiền đồng vào ngân sách Nhà nước.
- Phần vay bằng hàng hoá: các đơn vị được Bộ Tài chính và Bộ Thương mại chọn để uỷ thác nhập hàng, sau khi bán hàng phải nộp tiền vào ngân sách Nhà nước theo quy định hiện hành.
- Vốn vay nước ngoài nói trên được sử dụng theo các quy định đã nêu tại điểm 1 Điều này.
VAY VÀ TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1. Luận chứng kinh tế kỹ thuật phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các điều kiện vay phải được Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
1. Được ngân hàng Nhà nước xác nhận khoản vay nằm trong kế hoạch tổng hạn mức vay nước ngoài được duyệt.
2. Hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp đang ở tình trạng bình thường (không có nợ thuế với ngân sách Nhà nước, không có nợ quá hạn với các cơ quan, đơn vị trong nước và nước ngoài...).
3. Phải có sự đánh giá, xét duyệt phương án và chấp thuận mức vay vốn của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với doanh nghiệp địa phương) và Bộ trưởng Bộ chủ quản (đối với doanh nghiệp Trung ương).
4. Được Ngân hàng đồng ý bảo lãnh, nếu bên cho vay yêu cầu phải có bảo lãnh.
Trường hợp bên cho vay nước ngoài yêu cầu phải có bảo lãnh của Ngân hàng thì thực hiện theo quy chế bảo lãnh của Ngân hàng.
Điều 17.- Trong trường hợp Bên cho vay nước ngoài yêu cầu bảo lãnh:
- Nếu thuộc các khoản vay của Chính phủ thì Chính phủ uỷ quyền cho Bộ Tài chính hoặc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định việc bảo lãnh.
- Nếu thuộc các khoản vay của các doanh nghiệp thì Ngân hàng xem xét và quyết định việc bảo lãnh theo quy chế bảo lãnh của Ngân hàng.
Đối với các khoản vay nước ngoài không có cơ quan bảo lãnh thì Bên vay và Bên cho vay tự chịu trách nhiệm về mọi sự rủi ro.
Điều 20.- Ngân hàng Nhà nước chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính soạn thảo trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quy chế về bảo lãnh vay nước ngoài đối với các khoản vay của Chính phủ.
- 1Nghị định 134/2005/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài
- 2Nghị định 90/1998/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài
- 3Thông tư 03/1999/TT-NHNN7 về việc vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4Thông báo số 1034/1999/TB-NHNN10 về Danh mục các văn bản đã bị huỷ bỏ, thay thế trong ngành Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 5Nghị định 219/2013/NĐ-CP về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh
- 1Nghị định 134/2005/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 3Thông tư 17-TC/TCĐN năm 1994 hướng dẫn việc lập kế hoạch vay nợ và trả nợ nước ngoài của Chính phủ do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 7-TT/NH7 năm 1994 hướng dẫn quản lý vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 5Quyết định 23/QĐ-NH14 năm 1994 về quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 6Nghị định 90/1998/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài
- 7Thông tư 03/1999/TT-NHNN7 về việc vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 8Nghị định 219/2013/NĐ-CP về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh
Nghị định 58-CP năm 1993 ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài
- Số hiệu: 58-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 30/08/1993
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 19
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra