Điều 8 Nghị định 58/2024/NĐ-CP về chính sách đầu tư trong lâm nghiệp
1. Đối tượng và mức hỗ trợ: cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng được hỗ trợ bình quân là 50.000.000 đồng/cộng đồng dân cư/năm.
2. Nội dung hỗ trợ:
Căn cứ vào nguồn kinh phí được hỗ trợ, cộng đồng dân cư xác định nội dung hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên sau:
a) Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, giống cây trồng, giống vật nuôi; thiết bị chế biến nông lâm sản quy mô nhỏ;
b) Vật liệu xây dựng cho các công trình công cộng của cộng đồng dân cư như công trình nước sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, đường giao thông thôn, nhà văn hóa và các công trình khác.
3. Điều kiện được hỗ trợ:
a) Cộng đồng dân cư có quá trình bảo vệ rừng tốt, không để xảy ra các vụ vi phạm nghiêm trọng trong công tác bảo vệ rừng;
b) Có kế hoạch, dự toán được duyệt; có cam kết bảo vệ rừng với ban quản lý rừng đặc dụng;
c) Không trùng lặp nội dung hỗ trợ với dự án được đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Trình tự thực hiện hỗ trợ:
a) Lập kế hoạch, dự toán và phê duyệt kinh phí hỗ trợ:
Hằng năm, Trưởng thôn tổ chức họp với cộng đồng dân cư về đề xuất nội dung, kế hoạch, dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ và thống nhất tại biên bản họp theo Mẫu số 01 và lập kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Nghị định này, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã và ban quản lý rừng đặc dụng;
Ban quản lý rừng đặc dụng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã họp với cộng đồng dân cư có đề nghị hỗ trợ và thống nhất đồng phê duyệt kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ của cộng đồng dân cư.
b) Thực hiện hỗ trợ:
Cộng đồng dân cư tự tổ chức thực hiện các nội dung kế hoạch, dự toán hỗ trợ kinh phí được duyệt. Đối với các nội dung cộng đồng dân cư không tự tổ chức thực hiện được, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc ban quản lý rừng đặc dụng hỗ trợ thực hiện;
Trường hợp có nhu cầu điều chỉnh kế hoạch và kinh phí hỗ trợ, cộng đồng dân cư đề nghị ban quản lý rừng đặc dụng, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, điều chỉnh.
c) Nghiệm thu, giám sát thực hiện:
Cộng đồng dân cư tự tổ chức giám sát thực hiện kế hoạch, kinh phí hỗ trợ theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở;
Sau khi hoàn thành các nội dung kế hoạch được phê duyệt hỗ trợ hoặc kết thúc năm, ban quản lý rừng đặc dụng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức nghiệm thu. Kết quả nghiệm thu được thể hiện trong biên bản nghiệm thu. Thành phần tham gia nghiệm thu gồm đại diện ban quản lý rừng đặc dụng, Ủy ban nhân dân cấp xã và đại diện cộng đồng dân cư. Nội dung nghiệm thu, bao gồm:
Đối với các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm: nghiệm thu theo kế hoạch, dự toán hỗ trợ;
Đối với hỗ trợ giống cây, giống con, thiết bị chế biến nông, lâm sản quy mô nhỏ: nghiệm thu theo kế hoạch, dự toán hỗ trợ và theo hóa đơn hoặc biên nhận (trong trường hợp không có hóa đơn) và danh sách ký nhận của các hộ gia đình, cá nhân hay tổ hợp tác (nếu có);
Đối với hỗ trợ vật liệu xây dựng các công trình công cộng thôn: nghiệm thu số lượng, khối lượng vật tư hỗ trợ theo kế hoạch, dự toán. Riêng đối với các công trình đồng hỗ trợ, bổ sung ký xác nhận vật liệu của ban quản lý dự án công trình.
Nghị định 58/2024/NĐ-CP về chính sách đầu tư trong lâm nghiệp
- Số hiệu: 58/2024/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 24/05/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Lưu Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 697 đến số 698
- Ngày hiệu lực: 15/07/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc đầu tư trong lâm nghiệp
- Điều 5. Cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng
- Điều 6. Cấp kinh phí khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc quy hoạch rừng đặc dụng
- Điều 7. Đầu tư trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng đặc dụng
- Điều 8. Hỗ trợ kinh phí để phát triển sinh kế, cải thiện đời sống người dân vùng đệm của các khu rừng đặc dụng
- Điều 9. Cấp kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ
- Điều 10. Cấp kinh phí khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc quy hoạch rừng phòng hộ
- Điều 11. Đầu tư trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng phòng hộ
- Điều 12. Hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng
- Điều 13. Hỗ trợ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc quy hoạch rừng sản xuất là rừng tự nhiên
- Điều 14. Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ
- Điều 15. Hỗ trợ tín dụng đầu tư trồng rừng gỗ lớn
- Điều 16. Hỗ trợ kinh phí xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững
- Điều 17. Hỗ trợ đầu tư xây dựng đường lâm nghiệp và đường băng cản lửa tại những khu rừng sản xuất
- Điều 18. Hỗ trợ đầu tư phát triển hợp tác, liên kết trồng rừng sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ lâm sản
- Điều 19. Khoán bảo vệ rừng
- Điều 20. Kinh phí chữa cháy rừng
- Điều 21. Trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 22. Hỗ trợ đầu tư cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp
- Điều 23. Hỗ trợ trồng cây phân tán
- Điều 24. Hỗ trợ đầu tư Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Điều 25. Những hoạt động mang tính chất chuyên ngành khác
- Điều 28. Nguyên tắc lập hồ sơ thiết kế, dự toán
- Điều 29. Dự toán
- Điều 30. Hồ sơ đề nghị phê duyệt thiết kế, dự toán
- Điều 31. Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình lâm sinh sử dụng vốn đầu tư công
- Điều 32. Phê duyệt thiết kế khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
- Điều 33. Điều chỉnh thiết kế, dự toán
- Điều 34. Xử lý rủi ro trong giai đoạn đầu tư