Chương 3 Nghị định 57/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển
XỬ LÝ TÀU BIỂN TRONG TRƯỜNG HỢP CHỦ TÀU BỎ TÀU VÀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀU BIỂN
Điều 15. Chủ tàu bỏ tàu biển đang bị bắt giữ
Tàu biển đang bị bắt giữ được coi là bị chủ tàu bỏ tàu trong các trường hợp sau đây:
1. Chủ tàu tuyên bố bằng văn bản việc từ bỏ tàu biển đang bị bắt giữ mà không chuyển quyền và nghĩa vụ liên quan đến tàu biển đó cho tổ chức bảo hiểm hợp pháp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác. Văn bản tuyên bố bỏ tàu của chủ tàu phải được gửi cho Tòa án ra quyết định bắt giữ tàu biển và Cảng vụ thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển;
2. Chủ tàu tự bỏ tàu trong thực tế và sau 30 ngày kể từ ngày Cảng vụ có văn bản gửi chủ tàu và thông báo ba lần liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng trung ương và địa phương về trách nhiệm của chủ tàu đối với tàu đang bị bắt giữ mà chủ tàu không liên lạc với cơ quan ra thông báo.
Việc xử lý đối với trường hợp chủ tàu bỏ tàu biển đang bị bắt giữ theo quyết định của Tòa án để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải được thực hiện như sau:
1. Trường hợp người yêu cầu bắt giữ tàu biển khởi kiện vụ án tại Tòa án để giải quyết tranh chấp và Tòa án thụ lý thì việc xử lý tàu biển do Tòa án quyết định căn cứ bản án, quyết định của Tòa án;
2. Trường hợp người yêu cầu bắt giữ tàu biển không khởi kiện ra Tòa án hoặc khởi kiện nhưng bị Tòa án bác đơn yêu cầu thì tàu biển đó được bán đấu giá để sung vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp chủ tàu bỏ tàu biển bị bắt giữ theo quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, việc xử lý tàu biển do Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển đó quyết định thông qua bản án, quyết định của Tòa án.
Điều 18. Chủ tàu bỏ tàu bị bắt giữ theo quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án
Trường hợp chủ tàu bỏ tàu biển bị bắt giữ để thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm bán đấu giá tàu biển theo bản án, quyết định của Tòa án để thực hiện thi hành án. Trường hợp nghĩa vụ thi hành án là việc phải trả lại tàu biển đó cho người được thi hành án thì cơ quan thi hành án tổ chức giao cho tàu biển đó cho người được thi hành án.
Việc xử lý đối với trường hợp chủ tàu bỏ tàu biển đang bị bắt giữ bởi quyết định bắt giữ tàu biển theo ủy thác của Tòa án nước ngoài được thực hiện như sau:
1. Tòa án ra quyết định bắt giữ tàu biển theo ủy thác tư pháp căn cứ bản án, quyết định, yêu cầu của Tòa án nước ngoài đã ủy thác bắt giữ tàu biển để xử lý tàu biển bị bắt giữ;
2. Trường hợp quá thời hạn bắt giữ mà không có yêu cầu của Tòa án nước ngoài đã ủy thác tư pháp thì tàu biển đó được đem bán đấu giá để sung vào ngân sách nhà nước.
Điều 20. Bán đấu giá tàu biển đang bị bắt giữ
1. Việc bán đấu giá tàu biển đang bị bắt giữ thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án.
2. Trình tự, thủ tục bán đấu giá tàu biển đang bị bắt giữ thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Tiền thu được từ bán đấu giá tàu biển được chi trả cho các loại phí, lệ phí, chi phí thực hiện bắt giữ tàu biển và các khoản nợ theo thứ tự ưu tiên sau:
1. Phí, lệ phí thi hành án, chi phí thực hiện bắt giữ tàu biển và chi phí bán đấu giá tàu biển, chi phí duy trì hoạt động của tàu trong thời gian bị bắt giữ;
2. Tiền cấp dưỡng, tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần của thuyền viên làm việc trên tàu;
3. Án phí, lệ phí tòa án;
4. Các loại phí, lệ phí hàng hải;
5. Các khoản nợ khác theo bản án, quyết định của Tòa án.
Việc chi trả các khoản phí, lệ phí và các khoản nợ quy định tại điều này phải được thực hiện trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thu được tiền bán đấu giá tàu biển.
Nghị định 57/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển
- Số hiệu: 57/2010/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 25/05/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 261 đến số 262
- Ngày hiệu lực: 09/07/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Trách nhiệm và quyền hạn của Giám đốc Cảng vụ
- Điều 5. Trách nhiệm và quyền hạn của lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Cảnh sát giao thông đường thủy và các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước khác
- Điều 6. Trách nhiệm của Thuyền trưởng tàu biển bị bắt giữ hoặc được thả
- Điều 7. Trình tự, thủ tục thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển
- Điều 8. Trường hợp tàu biển rời cảng khi có quyết định bắt giữ
- Điều 9. Phối hợp thực hiện truy đuổi tàu biển có quyết định bắt giữ của Tòa án
- Điều 10. Chi phí thực hiện bắt giữ tàu biển
- Điều 11. Chi phí duy trì hoạt động của tàu biển trong thời gian bị bắt giữ
- Điều 12. Trình tự, thủ tục thực hiện quyết định thả tàu biển theo quyết định của tòa án
- Điều 13. Trình tự, thủ tục thực hiện việc thả tàu biển khi quyết định bắt giữ tàu của tòa án bị hủy
- Điều 14. Trình tự, thủ tục thực hiện việc thả tàu biển khi thời hạn bắt giữ tàu biển theo quy định bắt giữ của tòa án đã hết
- Điều 15. Chủ tàu bỏ tàu biển đang bị bắt giữ
- Điều 16. Chủ tàu bỏ tàu bị bắt giữ theo quyết định bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải
- Điều 17. Chủ tàu bỏ tàu bị bắt giữ theo quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển
- Điều 18. Chủ tàu bỏ tàu bị bắt giữ theo quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án
- Điều 19. Chủ tàu bỏ tàu bị bắt giữ bởi quyết định bắt giữ tàu biển theo ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài
- Điều 20. Bán đấu giá tàu biển đang bị bắt giữ
- Điều 21. Nguyên tắc chi trả phí, lệ phí, chi phí thực hiện bắt giữ tàu biển và các khoản nợ từ tiền bán đấu giá tàu biển