CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56-CP | Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 1995 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để tăng cường công tác quản lý của nhà nước đối với việc cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê nhà tại Việt Nam;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
NGHỊ ĐỊNH:
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
QUY CHẾ
CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI THUÊ NHÀ TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 56-CP ngày 18-9-1995 của chính phủ)
1. Các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nhà được thành lập và hoạt động theo pháp luật, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Các doanh nghiệp khác và các tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật, có nhà thuộc sở hữu của mình và có quyền sử dụng đất hợp pháp.
3. Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có nhà thuộc sở hữu của mình và có quyền sử dụng đất hợp pháp.
Điều 2 - Các đối tượng dưới đây không được phép cho người nước ngoài thuê nhà:
a) Các cơ quan Nhà nước, các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị, xã hội và công dân Việt Nam, không được phép cho thuê trụ sở và nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước mà mình đang được phép quản lý hoặc sử dụng.
b) Người đang bị truy cứu tránh nhiêm hình sự, đang trong thời gian chấp hành án, hoặc chưa được xoá án.
Điều 3 - Nhà cho người nước ngoài thuê phải có đủ các điều kiện:
1. Có địa chỉ cụ thể (số nhà, phố, phường ...) nằm ngoài khu vực quy định tại Khoản 1 Điều 12 của nghị định số 4- CP ngày 18-1-1993 của Chính phủ.
2. Riêng biệt (không cùng chung căn hộ hoặc cùng cửa đi chung với căn hộ khác).
3. An toàn về cấu trúc, xây dựng.
4. Bảo đảm điều kiện an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy.
5. Không có tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng.
Trường hợp chủ sở hữu nhà không có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố nơi có nhà cho thuê, chủ nhà phải uỷ quyền cho người có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi có nhà cho thuê thay mặt mình thực hiện các thủ tục cần thiết nêu trên, nhưng không được uỷ quyền cho những người thuộc đối tượng quy định tại điểm b Điều 2 của Quy chế này.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm:
a) Quản lý hành chính và chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động cho người nước ngoài thuê nhà trên địa bàn lãnh thổ.
b) Chỉ định một cơ quan trực thuộc tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm cấp, gia hạn và thu hồi giấy phép cho thuê nhà, theo dõi và kiểm tra các hoạt động cho người nước ngoài thuê nhà trên địa bàn lãnh thổ (sau đây gọi tắt là cơ quan cấp giấy phép)
c) Quy định cụ thể khu vực và địa điểm được cho người nước ngoài thuê nhà trên phạm vi địa bàn lãnh thổ.
d) Lập kế hoạch và dự án xây dựng nhà đáp ứng nhu cầu thuê nhà của người nước ngoài.
đ) Cho phép thành lập doanh nghiệp hoặc cho phép đăng ký hành nghề hoạt động dịch vụ cho người nước ngoài thuê tại địa phương.
e) Quyết định xử lý vi phạm theo quy định tại Chương IV của Quy chế này.
3. Cơ quan cấp giấy phép cho người nước ngoài thuê nhà có nhiệm vụ giúp Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trrung ương quản lý hoạt động cho người nước ngoài thuê nhà tại địa phương; có trách nhiệm thu lệ phí cấp giấy phép, theo dõi, kiểm tra việc cho người nước ngoài thuê nhà và kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm theo quy định tại Chương IV của quy chế này.
THỦ TỤC CẤP, GIA HẠN, HUỶ BỎ GIẤY PHÉP VÀ XUẤT TRÌNH GIẤY PHÉP, HỢP ĐỒNG CHO THUÊ NHÀ
1. Đơn xin phép cho người nước ngoài thuê nhà.
2. Sơ yếu lý lịch của người đứng tên cho thuê nhà, có xác nhận của chính quyền phường, xã nơi cư trú.
3. Bản sao có công chứng giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sở hữu đất hợp pháp.
4. Văn bản uỷ quyền hoặc uỷ thác (nếu có) theo quy định tại Điều 4 của Quy chế này.
1. Đơn xin thuê nhà.
2. Bản sao có công chứng giấy phép theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN CHO THUÊ, BÊN THUÊ, CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP VÀ DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ
Điều 14 - Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê nhà.
1. Nộp các loại thuế (thuế môn bài, thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế nhà đất,...) theo quy định của pháp luật.
Đối với các doanh nghiệp nêu tại Khoản 1 Điều 1 của Quy chế này thì ngoài các loại thuế phải nộp nói trên, còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước các khoản điều tiết bổ sung khác theo quy định của pháp luật.
2. Nộp lệ phí xin cấp giấy phép cho người nước ngoài thuê nhà theo mức phí do Bộ Tài chính quy định.
3. Thực hiện đúng hợp đồng thuê nhà đã ký.
4. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 8 của quy chế này.
5. Được quyền huỷ hợp đồng thuê nhà theo điều kiện mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc do pháp luật quy định, nhưng phải thông báo lý do cho bên thuê biết trước ít nhất là 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng bị huỷ bỏ. Việc giải quyết tranh chấp hoặc bồi thường hợp đồng thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Khi huỷ bỏ hợp đồng thuê nhà, bên cho thuê có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ quan cấp giấy phép, cơ quan Công an và cơ quan Thuế sở tại biết.
Điều 15 - Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê nhà:
1. Thực hiện đúng hợp đồng thuê nhà đã ký.
2. Đăng ký tạm trú cho bản thân khi đến ở hoặc làm việc và đăng ký tạm trú cho khách lưu trú qua đêm tại nhà mình thuê với cơ quan Công an phường, xã sở tại.
3. Không được chuyển nhượng hợp đồng nhà hoặc cho thuê lại.
4. Được quyền huỷ hợp đồng theo điều kiện mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc do pháp luật quy định. Việc giải quyết tranh chấp hoặc bồi thường hợp đồng thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 16 - Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ:
1. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về môi giới, dịch vụ của cả bên cho thuê và bên thuê nhà theo hợp đồng.
2. Được thu phí dịch vụ (chỉ được thu 1 lần) theo mức phí do Bộ tài chính quy định và phí uỷ thác theo quy định tại Điều 4 của Quy chế này.
3. Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 19 - Bên thuê nhà vi phạm các quy định tại điều 15 của Quy chế này thì bị cảnh cáo và phạt 2000 USD (nếu thuê nhà để ở) hoặc 5000 USD (nếu thêu nhà để đặt trụ sở Văn phòng đại diện, Chi nhánh công ty hoặc cơ sở hoạt động kinh doanh). Nếu tái phạm sẽ bị phạt gấp 2 lần số tiền phạt trước đó. Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị buộc phải chấm dứt hợp đồng thuê nhà và xử lý theo pháp luật Việt Nam.
Những đối tượng không được thuê nhà theo quy định của quy chế này mà vẫn thuê nhà tại Việt Nam thì bị cảnh cáo và phạt tiền bằng 3000 USD (nếu thuê nhà để ở) hoặc 8000 USD (nếu thuê nhà để dặt trụ sở Văn phòng đại diện, Chi nhánh công ty hoặc cơ sở hoạt động kinh doanh), đồng thời buộc phải chấm dứt việc thuê nhà. Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì còn bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Bộ tài chính chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát việc thu nộp vào ngân sách Nhà nước các khoản tiền thu về hoạt động cho thuê nhà của các đối tượng quy định tại điều này.
Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm quy hoach xây dựng các khu nhà tập trung dành cho các cơ quan Đoàn ngoại giao đóng trên địa bàn thuê và quản lý việc cho thuê nhà đối với các cơ quan này tại địa phương.
Nghị định 56-CP năm 1995 về quy chế cho người nước ngoài, ngưới Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê nhà tại Việt Nam
- Số hiệu: 56-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 18/09/1995
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 24
- Ngày hiệu lực: 18/09/1995
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định