CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/1998/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 1998 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 1990;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Người vận chuyển có quyền lưu giữ và xử lý hàng hóa lưu giữ trong các trường hợp sau đây:
a) Người thuê vận chuyển hoặc Người nhận hàng chưa thanh toán hết hoặc không đưa ra một bảo đảm cần thiết về thanh toán hết tiền cước vận chuyển, tiền bồi thường do lưu tầu và các chi phí hợp lý khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đó (sau đây gọi là ''các khoản nợ''). Người vận chuyển chỉ được lưu giữ số lượng hàng hóa có giá trị bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các chi phí quy định tại
b) Không có Người nhận hàng.
c) Người nhận hàng từ chối nhận hàng hoặc trì hoãn việc dỡ hàng.
d) Có nhiều người cùng xuất trình vận đơn gốc, giấy gửi hàng hoặc chứng từ vận chuyển hàng hóa tương đương có giá trị để nhận hàng.
2. Quyền xử lý hàng hóa lưu giữ phát sinh sau sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày Người vận chuyển gửi thông báo đầu tiên về việc lưu giữ. Trong trường hợp hàng hóa lưu giữ thuộc loại mau hỏng , có khả năng gây ô nhiễm môi trường, có ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng hoặc việc ký gửi hàng hóa lưu giữ quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng hóa thì Người vận chuyển có quyền xử lý hàng hóa lưu giữ sớm hơn thời hạn quy định, nhưng vẫn phải thực hiện việc thông báo theo quy định tại
3. Người vận chuyển thực hiện việc lưu giữ hàng hóa và xử lý hàng hóa lưu giữ quy định tại Nghị định này (sau đây gọi là ''Người lưu giữ'') phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp của việc lưu giữ và việc xử lý hàng hóa lưu giữ đó.
2. Sau ba mươi (30) ngày, kể từ ngày gửi thông báo đầu tiên, mà Người lưu giữ không nhận được trả lời của Người thuê vận chuyển hoặc của Người nhận hàng, hoặc không được thanh toán hết các khoản nợ, thì Người lưu giữ phải thông báo ba (3) lần liên tiếp trên báo hàng ngày của Trung ương hoặc của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là ''cấp tỉnh'').
3. Sau sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày gửi thông báo đầu tiên, mà Người lưu giữ vẫn không được thanh toán hết các khoản nợ, thì Người lưu giữ có quyền ký hợp đồng ủy quyền việc bán đấu giá hàng hóa lưu giữ cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá thuộc Sở Tư pháp hoặc tổ chức kinh doanh dịch vụ bán đấu giá chuyên nghiệp do Sở Tư pháp quản lý về nghiệp vụ (sau đây gọi là ''Người bán đấu giá'').
2. Trong trường hợp hàng hóa lưu giữ thuộc loại nhập khẩu có điều kiện (hoặc phải có hạn ngạch) thì trước khi ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá Người lưu giữ phải làm thủ tục xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa của Bộ Thương mại.
Việc chi trả số tiền này được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Thuế, lệ phí, các chi phí liên quan đến việc ký gửi và bán đấu giá;
b) Các khoản nợ đối với Người lưu giữ;
c) Các khoản chi phí hợp lý phát sinh do việc lưu giữ hàng hóa.
2. Việc chi trả số tiền nói tại khoản 1 Điều này phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ theo đúng chế độ tài chính kế toán của Nhà nước.
3. Số tiền còn thừa sau khi chi trả các khoản tiền nói tại khoản 1 Điều này được giữ lại tại ''Tài khoản tiền quản lý, giữ hộ'' để trả lại cho người có quyền nhận.
4. Trong trường hợp số tiền thu được do bán đấu giá hàng hóa lưu giữ không đủ để chi trả các khoản tiền quy định tại khoản 1 Điều này thì Người lưu giữ có quyền tiếp tục yêu cầu những người liên quan trả đủ.
2. Trong trường hợp người có quyền nhận số tiền còn thừa yêu cầu nhận lại số tiền đó, thì Người lưu giữ phải trả cho người yêu cầu.
3. Sau một trăm tám mươi (180) ngày, kể từ ngày Người lưu giữ thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều này, mà không có ai yêu cầu nhận lại số tiền còn thừa hoặc có người yêu cầu, nhưng không phải là người có quyền nhận, thì Người lưu giữ có nghĩa vụ nộp số tiền đó vào ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi phát sinh việc lưu giữ hàng hóa.
Trong trường hợp Người yêu cầu nhận tiền còn thừa không được Người lưu giữ chấp nhận thì có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Khi Tòa án có quyết định công nhận số tiền còn thừa là quyền lợi hợp pháp của người yêu cầu nhận tiền thì Người lưu giữ cần có văn bản đề nghị cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước thoái thu số tiền đã nộp để trả lại cho người yêu cầu nhận tiền hợp pháp.
Điều 13. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
Nghị định 55/1998/NĐ-CP về việc xử lý hàng hoá do người vận chuyển đường biển lưu giữ tại Việt Nam
- Số hiệu: 55/1998/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 22/07/1998
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 26
- Ngày hiệu lực: 06/08/1998
- Ngày hết hiệu lực: 08/06/2006
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực