Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/2009/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2009 |
QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Chuyển giao công nghệ ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
NGHỊ ĐỊNH
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ.
2. Vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ quy định tại Chương II của Nghị định này là những hành vi cố ý hoặc vô ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong hoạt động chuyển giao công nghệ mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Những hành vi vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước liên quan.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ trên lãnh thổ Việt Nam thì bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện công vụ liên quan đến chuyển giao công nghệ mà có hành vi vi phạm pháp luật về chuyển giao công nghệ thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
1. Đối với mỗi vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a. Cảnh cáo;
b. Phạt tiền;
c. Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ làm tổn hại đến lợi ích quốc phòng, an ninh quốc gia.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a. Tước quyền sử dụng Giấy phép chuyển giao công nghệ; Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ;
b. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ.
3. Ngoài hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung nêu trên, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm gây ra;
b. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất sản phẩm, thiết bị, công nghệ liên quan đến hành vi vi phạm;
c. Buộc tiêu hủy sản phẩm được sản xuất ra từ công nghệ được chuyển giao gây hại đối với sức khoẻ con người, môi trường, gây hậu quả xấu đến văn hóa;
d. Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại Chương II của Nghị định này.
Điều 4. Thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài là 2 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ trong nước là 1 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC PHẠT
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động chuyển giao công nghệ xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động chuyển giao công nghệ làm tổn hại lợi ích quốc phòng, an ninh quốc gia.
3. Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện chuyển giao công nghệ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b. Tước quyền sử dụng không thời hạn Giấy phép chuyển giao công nghệ (nếu có) đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tái xuất đối với sản phẩm nhập khẩu hoặc tiêu hủy các sản phẩm được tạo ra từ công nghệ được chuyển giao đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b. Chuyển giao các công nghệ gây hậu quả xấu đến sức khoẻ con người;
c. Chuyển giao các công nghệ để sản xuất các sản phẩm mà pháp luật Việt Nam cấm sản xuất.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện chuyển giao công nghệ đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a. Buộc tiêu hủy các sản phẩm được tạo ra từ công nghệ được chuyển giao quy định tại khoản 1 Điều này.
b. Buộc khắc phục những hậu quả xấu về sức khoẻ đối với những người bị ảnh hưởng do hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này gây ra.
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao nhưng không có Giấy phép chuyển giao công nghệ.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện liên quan để thực hiện hành vi chuyển giao công nghệ vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy các sản phẩm được tạo ra từ công nghệ được chuyển giao hoặc buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với sản phẩm liên quan đến công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam (nếu có) vi phạm các quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 8. Hành vi vi phạm quyền chuyển giao công nghệ về sở hữu và sử dụng công nghệ
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Chuyển giao công nghệ cho bên thứ ba mà trong hợp đồng chuyển giao công nghệ quy định không được chuyển giao cho bên thứ ba;
b. Chuyển giao công nghệ mà công nghệ đó là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nhưng không thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Chuyển giao công nghệ không thuộc quyền sở hữu của mình;
b. Chuyển giao công nghệ mà công nghệ đó không thuộc quyền được chuyển giao quyền sử dụng.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Ký hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao trước khi có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b. Không tách nội dung và chi phí chuyển giao công nghệ thành một phần riêng trong dự án đầu tư có nội dung chuyển giao công nghệ;
c. Không tách nội dung và chi phí chuyển giao công nghệ thành một phần riêng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại hoặc trong hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị có nội dung chuyển giao công nghệ.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b. Tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ mà hợp đồng đó đã có quyết định đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c. Thực hiện những nội dung không đúng hoặc ngoài phạm vi Giấy phép chuyển giao công nghệ đã được cấp.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a. Tước quyền sử dụng không thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc Giấy phép chuyển giao công nghệ đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
b. Tước quyền sử dụng Giấy phép chuyển giao công nghệ từ 1 tháng đến 3 tháng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tách nội dung và chi phí chuyển giao công nghệ thành một phần riêng trong dự án đầu tư hoặc trong hợp đồng đối với hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 10. Hành vi vi phạm trong kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ không đúng nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ đã được cấp.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ có hành vi gian lận, lừa dối trong việc lập, thực hiện hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ.
Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về báo cáo trong hoạt động chuyển giao công nghệ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Không gửi báo cáo thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ, biên bản đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ đối với các công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc gửi báo cáo chính xác, đầy đủ trong thời hạn quy định đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức được giao quyền chủ sở hữu công nghệ được tạo ra từ ngân sách nhà nước có hành vi vi phạm quy định về công khai cơ chế và tỷ lệ phân chia lợi ích theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức được nhà nước giao quyền chủ sở hữu công nghệ được tạo ra từ ngân sách nhà nước nhưng sử dụng, chuyển giao không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức được nhà nước giao quyền chủ sở hữu công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước mà kết quả nghiên cứu đó phải được sử dụng, chuyển giao nhưng không sử dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a. Buộc công khai cơ chế và phân chia lợi ích theo tỷ lệ quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
b. Buộc sử dụng, chuyển giao công nghệ theo đúng quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
Điều 13. Hành vi vi phạm chính sách khuyến khích ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Sử dụng không đúng mục đích số kinh phí được ưu đãi, hỗ trợ từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia;
b. Thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ những nội dung đã cam kết để được ưu đãi, hỗ trợ từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả phần kinh phí đã được ưu đãi, hỗ trợ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Không xuất trình hoặc xuất trình không đầy đủ các tài liệu, giấy tờ, số liệu, chứng từ có liên quan theo yêu cầu của người có thẩm quyền;
b. Không báo cáo hoặc có báo cáo và xuất trình các tài liệu nhưng không đúng nội dung liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Xuất trình các tài liệu, giấy tờ, số liệu, chứng từ giả mạo cho người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra;
b. Tẩu tán tang vật vi phạm đang bị thanh tra, kiểm tra hoặc tạm giữ;
c. Tự ý tháo gỡ niêm phong tang vật vi phạm đang bị niêm phong hoặc tạm giữ;
d. Trốn tránh thanh tra, kiểm tra hoặc từ chối trái quy định việc thực hiện quyết định thanh tra;
đ. Không thực hiện hoặc kéo dài, trì hoãn thực hiện các yêu cầu, kết luận, quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ hoặc người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra;
e. Gây khó khăn cho hoạt động thanh tra, kiểm tra.
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 15. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành về khoa học và công nghệ
1. Thanh tra viên chuyên ngành về khoa học và công nghệ có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các
2. Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c. Tước quyền sử dụng Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ;
d. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ;
đ. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các
3. Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c. Tước quyền sử dụng Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ;
d. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ;
đ. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ;
d. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c. Tước quyền sử dụng Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ;
d. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ;
đ. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
Điều 17. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 31 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ quy định tại
1. Hải quan, cơ quan Thuế có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Điều 34 và Điều 36 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình quản lý được quy định tại Nghị định này.
2. Các cơ quan thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ quy định tại
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 7 năm 2009.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 16/2000/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ.
Điều 20. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Luật Chuyển giao công nghệ 2006
- 2Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- 3Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008
- 4Thông tư 04/2010/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 49/2009/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Nghị định 49/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ
- Số hiệu: 49/2009/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 21/05/2009
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 277 đến số 278
- Ngày hiệu lực: 31/07/2009
- Ngày hết hiệu lực: 15/08/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra