HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48-HĐBT | Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 1983 |
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 48-HĐBT NGÀY 16-5-1983 BAN HÀNH ĐIỀU LỆ ĐĂNG KÝ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Căn cứ luật nghĩa vụ quân sự ngày 30-12-1981;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ quốc phòng,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1. - Nay ban hành điều lệ đăng ký nghĩa vụ quân sự kèm theo nghị định này.
Điều 2. - Bãi bỏ những quy định trước đây về việc đăng ký nghĩa vụ quân sự trái với điều lệ này.
Tố Hữu (Đã ký) |
ĐIỀU LỆ
ĐĂNG KÝ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
(Ban hành kèm theo nghị định số 48-HĐBT ngày 16-5-1983 của Hội đồng bộ trưởng)
1. Người sẵn sàng nhập ngũ;
2. Quân nhân dự bị hạng 1;
3. Quân nhân dự bị hạng 2;
4. Sĩ quan dự bị.
Điều 3. - Đăng ký vào diện sẵn sàng nhập ngũ những người sau đây:
1. Công dân nam giới đủ 17 tuổi trong năm
2. Công dân nam giới từ 18 tuổi đến hết 27 tuổi chưa qua phục vụ tại ngũ trong quân đội nhân dân Việt Nam;
3. Những người trốn tránh đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đã bị xử lý theo điểm 1, điều 69 của Luật nghĩa vụ quân sự từ 18 tuổi đến hết 35 tuổi.
Điều 4. - Đăng ký vào diện quân nhân dự bị hạng 1 những người sau đây:
1. Hạ sĩ quan và binh sĩ suất ngũ đã phục vụ tại ngũ đủ thời hạn hoặc trên hạn định;
2. Hạ sĩ quan và binh sĩ suất ngũ trước thời hạn nhưng đã phục vụ tại ngũ từ 1 năm trở lên và đã qua chương trình huấn luyện chính quy;
3. Hạ sĩ quan và binh sĩ suất ngũ đã trải qua chiến đấu (không kể thời gian phục vụ tại ngũ);
4. Quân nhân chuyên nghiệp xuất ngũ;
5. Công dân nam giới thôi phục vụ trong lực lượng công an nhân dân hoặc nam công nhân, viên chức quốc phòng thôi phục vụ trong quân đội mà có chuyên môn kỹ thuật giống như chuyên nghiệp quân sự do Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định;
6. Công dân nam giới chưa qua phục vụ tại ngũ từ 28 đến 50 tuổi mà có chuyên môn kỹ thuật giống như chuyên nghiệp quân sự;
7. Công dân nam giới là quân nhân dự bị hạng 2, đã được huấn luyện đủ chương trình chính quy với tổng thời gian huấn luyện là 12 tháng.
Điều 5. - Đăng ký vào diện quân nhân dự bị hạng 2 những người sau đây :
1. Hạ sĩ quan và binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn mà đã phục vụ tại ngũ dưới 1 năm.
2. Công dân nam giới thôi phục vụ trong lực lượng công an nhân dân hoặc nam công nhân, viên chức quốc phòng thôi phục vụ trong quân đội mà không có chuyên môn kỹ thuật giống như chuyên nghiệp quân sự;
3. Công dân nam giới hết 27 tuổi mà chưa được phục vụ tại ngũ vì lý do nói ở điểm 2, 3, 4, 5, điều 29 của Luật nghĩa vụ quân sự và lý do khác;
4. Phụ nữ từ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có chuyên môn kỹ thuật theo bảng danh mục ngành nghề kỹ thuật cần cho quân đội ban hành kèm theo quyết định số 183-HĐBT ngày 2-11-1982 của Hội đồng Bộ trưởng (kể cả người đã qua phục vụ trong quân đội hoặc trong lực lượng công an nhân dân).
Điều 6. - Căn cứ vào lứa tuổi, quân nhân dự bị ở mỗi hạng được chia thành 3 nhóm:
1. Nam giới:
Nhóm A gồm những người đến hết 35 tuổi.
Nhóm B gồm những người từ 36 tuổi đến hết 45 tuổi.
Nhóm C gồm những người từ 46 tuổi đến hết 50 tuổi.
2. Phụ nữ:
Nhóm A gồm những người đến hết 30 tuổi.
Nhóm B gồm những người từ 31 tuổi đến hết 35 tuổi.
Nhóm C gồm những người từ 36 tuổi đến hết 40 tuổi.
2. Việc đăng ký vào ngạch dự bị cho sĩ quan công an thôi phục vụ trong lực lượng công an nhân dân sẽ có quy định riêng.
Điều 8. - Những người sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
1. Người đang bị tước quyền phục vụ trong các lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Người đang bị giam giữ...
Điều 9. - Những người sau đây được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự:
1. Công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong quân đội
2. Người được miễn làm nghĩa vụ quân sự theo điều 30 của Luật nghĩa vụ quân sự.
1. Nếu là công nhân, viên chức của nhà nước hoặc tổ chức xã hội thì được cơ sở nơi làm việc, học tập trả nguyên lương và phụ cấp thường xuyên (nếu có), tiền tàu xe và phụ cấp đi đường theo chế độ hiện hành đối với công nhân, viên chức đi công tác.
2. Nếu là học sinh các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học (không kể công nhân, viên chức Nhà nước đi học) thì được nhà trường cấp học bổng như khi đang học và tiền tàu xe lượt đi, lượt về.
3. Nếu là thành viên tổ chức kinh tế tập thể và người lao động khác thì được ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) cấp tiền tàu xe lượt đi, lượt về và đài thọ về ăn trong những ngày chờ đăng ký hoặc kiểm tra sức khoẻ ở cấp huyện bằng ngân sách địa phương.
QUY TẮC ĐĂNG KÝ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
MỤC 1: ĐĂNG KÝ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ LẦN ĐẦU
1. Danh sách công dân thuộc diện đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu.
2. Danh sách công dân đề nghị được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự theo điều 9 của Điều lệ này.
Việc đăng ký nghĩa vụ quân sự ở xã phải làm xong trước khi đăng ký ở huyện.
2. Khi người sẵn sàng nhập ngũ được gọi vào phục vụ tại ngũ, ban chỉ quân sự huyện phải bàn giao phiếu quân nhân, thẻ quân nhân, giấy khám sức khoẻ và giấy giới thiệu sinh hoạt đảng hoặc đoàn (nếu có) của người đó cho đơn vị quân đội.
3. Việc trao thẻ quân nhân cho chiến sĩ mới do người chỉ huy đơn vị quân đội thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ quốc phòng.
MỤC 2: ĐĂNG KÝ VÀO NGẠCH DỰ BỊ
1. Ghi chép đầy đủ những nội dung mà đơn vị phải ghi trong phiếu quân nhân và thẻ quân nhân.
2. Bàn giao chu đáo phiếu quân nhân và giấy khám sức khoẻ của những quân nhân xuất ngũ cho ban chỉ huy quân sự huyện nơi họ về cư trú.
2. Công dân thôi phục vụ trong lực lượng công an nhân dân và công nhân, viên chức quốc phòng thôi phục vụ trong quân đội nói ở điểm 5, điều 4 và điểm 2, điểm 4, điều 5 của Điều lệ này, khi về đến nơi cư trú, phải mang những hồ sơ cần thiết theo quy định của Bộ trưởng Bộ quốc phòng đến ban chỉ huy quân sự huyện, xã để đăng ký. Thời hạn đăng ký như quy định đối với quân nhân xuất ngũ nói ở điểm 1, điều 18 của Điều lệ này.
1. Công dân nam giới phải xuất trình giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự và nếu đã qua đào tạo ở trường chuyên nghiệp (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng hoặc đại học) thì phải xuất trình bằng tốt nghiệp.
2. Phụ nữ phải xuất trình bằng tốt nghiệp chuyên môn.
MỤC 4: ĐĂNG KÝ DI CHUYỂN VÀ ĐĂNG KÝ VẮNG MẶT DÀI HẠN
Sau đó, trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày đăng ký chuyển đi ở ban chỉ huy quân sự huyện, phải đến ban chỉ huy quân sự xã nơi cư trú mới xuất trình giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc thẻ quân nhân để đăng ký vào sổ đăng ký nghĩa vụ quân sự.
2. Ban chỉ huy quân sự huyện phải thông báo danh sách người sẵn sàng nhập ngũ và quân nhân dự bị chuyển nơi cư trú từ nơi này sang xã khác trong phạm vi huyện đang cư trú cho ban chỉ huy quân sự xã nơi người đó cư trú trước khi chuyển đi để xoá tên trong sổ đăng ký nghĩa vụ quân sự.
a) Xuất tình giấy tờ vì lý do thay đổi nơi cư trú.
b) Xin xác nhận đã đăng ký chuyển đi trong giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc thẻ quân nhân.
c) Nhận phiếu đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc phiếu quân nhân để nộp cho ban chỉ huy quân sự huyện nơi cư trú mới.
2. Ban chỉ huy quân sự huyện phải thông báo danh sách người sẵn sàng nhập ngũ và quân nhân dự bị di chuyển nơi cư trú sang huyện khác cho ban chỉ huy quân sự xã, nơi người đó cư trú trước khi chuyển đi để xoá tên trong sổ đăng ký người sẵn sàng nhập ngũ hoặc sổ đăng ký quân nhân dự bị của cơ sở (gọi tắt là sổ đăng ký nghĩa vụ quân sự).
1. Trong thời hạn 10 ngày, phải đến ban chỉ huy quân sự huyện nơi cư trú mới để đăng ký chuyển đến:
a) Người sẵn sàng nhập ngũ nộp phiếu đăng ký nghĩa vụ quân sự và giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự do ban chỉ huy quân sự nơi cư trú cũ cấp, và nhận giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự mới.
b) Quân nhân dự bị nộp phiếu quân nhân và xin xác nhận đã đăng ký chuyển đến trong thẻ quân nhân.
2. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày đăng ký chuyển đến ở ban chỉ huy quân sự huyện, phải đến ban chỉ huy quân sự xã nơi cư trú mới xuất trình giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc thẻ quân nhân để đăng ký vào sổ đăng ký nghĩa vụ quân sự.
a) Xuất trình giấy tờ về việc được cử ra nước ngoài công tác hoặc học tập;
b) Gửi lại giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc thẻ quân nhân;
c) Xin xác nhận đăng ký vắng mặt dài hạn.
Khi về nước, trước khi đi nhận công tác, người sẵn sàng nhập ngũ và quân nhân dự bị phải đến ban chỉ huy quân sự huyện nơi gửi lại giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc thẻ quân nhân trước lúc ra nước ngoài, để đăng ký nghĩa vụ quân sự lại.
2. Ban chỉ huy quân sự huyện phải thông báo danh sách người sẵn sàng nhập ngũ và quân nhân dự bị được cử ra nước ngoài công tác học tập từ một năm trở lên cho ban chỉ huy quân sự xã nơi người đó cử trú trước khi ra nước ngoài, để xoá tên trong sổ đăng ký nghĩa vụ quân sự.
2. Thủ trưởng cơ sở phải báo cáo danh sách người nói ở điểm 1, điều 28 của điều lệ này cho ban chỉ huy quân sự huyện nơi người đó cư trú, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người đó được cử ra nước ngoài hoặc ở nước ngoài về đến cơ sở.
MỤC 5: ĐĂNG KÝ GIẢI NGẠCH DỰ BỊ
Quân nhân dự bị không còn đủ sức khoẻ phục vụ ở ngạch dự bị do cơ quan y tế huyện xác định theo bảng tiêu chuẩn sức khoẻ của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
ĐĂNG KÝ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ RIÊNG (GỌI TẮT LÀ ĐĂNG KÝ RIÊNG)
Những người đăng ký riêng phải là quân nhân dự bị (ở đây bao gồm cả sĩ quan dự bị) đang đảm nhiệm chức vụ hoặc nghề nghiệp trọng yếu trong các tổ chức Nhà nước, tổ chức xã hội được xác định trong bảng danh mục các chức vụ và nghề nghiệp những người thuộc diện làm nghĩa vụ quân sự được miễn gọi nhập ngũ khi có lệnh động viên ban hành kèm theo nghị định số 82-HĐBT ngày 6-5-1982 của Hội đồng Bộ trưởng.
2. Người được đăng ký riêng phải mang quyết định bổ nhiệm chức vụ, giấy giới thiệu của cơ sở và thẻ quân nhân đến ban chỉ huy quân sự huyện nơi đang cư trú để chuyển sang đăng ký riêng.
3. Hàng năm, vào 5 ngày đầu tháng 1, người đăng ký riêng phải mang giấy giới thiệu của cơ sở và thẻ quân nhân đến ban chỉ huy quân sự huyện nơi đang cư trú để xin xác nhận vẫn thuộc diện được miễn gọi nhập ngũ khi có lệnh động viên trong thẻ quân nhân.
NHIỆM VỤ CỦA CƠ QUAN TRONG VIỆC ĐĂNG KÝ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
Chỉ huy trưởng quân sự huyện, xã hội trưởng có trách nhiệm trực tiếp tổ chức việc đăng ký nghĩa vụ quân sự trong địa bàn mình phụ trách.
Điều 38.- Cơ quan công an có trách nhiệm:
1. Kiểm tra việc đăng ký nghĩa vụ quân sự của người sẵn sàng nhập ngũ và quân nhân dự bị khi cấp giấy di chuyển hộ khẩu hoặc đăng ký hộ khẩu; chỉ cấp giấy di chuyển hoặc đăng ký hộ khẩu cho người sẵn sàng nhập ngũ và quân nhân dự bị khi họ đã làm đủ thủ tục đăng ký nói ở điều 23, điều 24, hoặc điều 25 của Điều lệ này.
2. Truy nã người trốn tránh đăng ký nghĩa vị quân sự và phối hợp với cơ quan quân sự địa phương kiểm tra việc đăng ký nghĩa vụ quân sự của công dân.
3. Tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc thẻ quân nhân, khi người sẵn sàng nhập ngũ hoặc quân nhân dự bị bị giữ hoặc bị tạm giam để điều tra; và trả lại những giấy tờ đó, nếu họ được trả lại tự do.
4. Thông báo về việc người sẵn sàng nhập ngũ hoặc quân nhân dự bị bị tạm giam hoặc được trả lại tự do cho ban chỉ huy quân sự huyện nơi người đó đang cư trú, trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi họ bị tạm giam hoặc được trả lại tự do.
5. Thông báo về việc người sẵn sàng nhập ngũ hoặc quân nhân dự bị được thay đổi họ tên hoặc chết cho ban chỉ huy quân sự huyện nơi người đó đang cư trú, trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi họ được thay đổi họ tên hoặc chết.
Điều 39.- Cơ quan ngoại giao có trách nhiệm:
Kiểm tra việc đăng ký vắng mặt dài hạn của người sắn sàng nhập ngũ và quân nhân dự bị khi họ được cử ra nước ngoài công tác hoặc học tập từ một năm trở lên.
Chỉ cấp hộ chiếu khi những người đó đã có giấy chứng nhận đăng ký vắng mặt dài hạn của ban chỉ huy quân sự huyện nơi đang cư trú.
Điều 42.- Chỉ huy trưởng quân sự huyện:
1. Có quyền cánh cáo đối với người sẵn sàng nhập ngũ hoặc quân nhân dự bị không chấp hành đúng quy tắc về đăng ký nghĩa vụ quân sự mà không có lỹ do chính đáng hoặc làm mất giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự, thẻ quân nhân hoặc lệnh động viên.
2. Thông báo việc đã xử lý cho thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp hoặc đơn vị cơ sở khác nơi người vi phạm làm việc hoặc học tập, nếu họ là công nhân, viên chức của Nhà nước hoặc tổ chức xã hội; cho chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã nơi người vi phạm đang cư trú, nếu họ không phải là công nhân, viên chức Nhà nước hoặc tổ chức xã hội.
3. Kiến nghị Uỷ ban nhân dân huyện xử phạt biện pháp hành chính hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền truy tố những trường hợp vi phạm nghiệm trọng.
Nghị định 48-HĐBT năm 1983 Điều lệ đăng ký nghĩa vụ quân sự do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 48-HĐBT
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 16/05/1983
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Tố Hữu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 10
- Ngày hiệu lực: 31/05/1983
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực