Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 48-CP

Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 1967

NGHỊ ĐỊNH

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI VÀ BỔ SUNG NGHỊ ĐỊNH SỐ 28-CP NGÀY 04-02-1964 VỀ TỔ CHỨC BAN THI ĐUA CÁC CẤP

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

Để tăng cường công tác lãnh đạo và tổ chức phong trào thi đu chống Mỹ, cứu nước nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước và đánh thắng giặc Mỹ xâm lược;
Căn cứ vào Nghị định số 28-CP ngày 04-02-1964 của Hội đồng Chính phủ về tổ chức ban thi đua các cấp;
Theo đề nghị của Ban thi đua trung ương;
Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp hội nghịthường vụ của Hội đồng Chính phủ ngày 29-03-1967 về việc kiện toàn ban thi đua các cấp và bổ sung thêm cán bộ giúp việc ban thi đua.

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. – Nay quy định lại nhiệm vụ của Ban thi đua trung ương như sau:

- Nghiên cứu và trình Hội đồng Chính phủ quyết định các chủ trương, chính sách và chế độ có liên quan đến việc đẩy mạnh phong trào thi đua;

- Chỉ đạo và đôn đốc việc thực hiện những chủ trương, chính sách và chế độ về thi đua của Đảng và Chính phủ, phối hợp các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể trong việc chỉ đạo và vận động thi đua;

- Tổ chức việc tổng kết, phổ biến và áp dụng kinh nghiệm trong phong trào thi đua; cùng với các cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn việc thông tin, tuyên truyền cổ động cho phong trào thi đua;

- Thực hiện các công tác thường xuyên như xét duyệt danh hiệu thi đua, khen thưởng, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ thi đua các cấp, mở các hội nghị và đại hội thi đua, v.v…

Điều 2. – Thành phần của Ban thi đua trung ương được bổ sung thêm các vị sau đây: đại diện Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước, đại diện Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, đại diện Ban tổ chức trung ương, đại diện Ban tuyên giáo trung ương thuộc Trung ương Đảng.

Điều 3. – Ban thi đua trung ương có một văn phòng tương đương với một vụ giúp Ban tiến hành công tác nghiên cứu, theo dõi, kiểm tra và tổng kết phong trào thi đua; giải quyết các công việc hành chính, quảnl ý hồ sơ, tài liệu v.v…

Điều 4. – Thành lập ban thi đua tại các Bộ, Tổng cục quản lý các đơn vị cơ sở có hệ thống từ trung ương đến địa phương.

Ban thi đua Bộ, Tổng cục và ban thi đua tỉnh, thành phố, thị xã, huyện, xã có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng, Tổng cục trưởng Ủy ban hành chính lãnh đạo và tổ chức phong trào thi đua trong ngành, trong địa phương, cụ thể là:

- Nghiên cứu áp dụng phương hướng, nhiệm vụ và nội dung thi đua chung vào tình hình thực tế của ngành, của địa phương, nghiên cứu những chủ trương và biện pháp nhằm đẩy mạnh thi đua tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu suất công tác, bảo đảm hoàn thành kế hoạch Nhà nước và các nhiệm vụ khác của Bộ và Tổng cục;

- Chỉ đạo và đôn đốc thực hiện những chủ trương, chính sách, chế độ về thi đua; phối hợp với các đoàn thể trong công tác chỉ đạo và tổ chức thi đua;

- Tổ chức việc tổng kết, phổ biến và áp dụng kinh nghiệm trong phong trào thi đua và cùng với các cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn việc thông tin, tuyên truyền, cổ động cho phong trào thi đua;

- Thực hiện các công tác thường xuyên như xét duyệt và công nhận các danh hiệu thi đua trong phạm vi được ủy quyền; hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ thi đua các cấp, mở các hội nghị và đại hội thi đua.

Điều 5. – Thành phần ban thi đua Bộ, Tổng cục gồm có: Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng, Tổng cục trưởng hoặc Tổng cụcphó làm trưởng ban, thư ký Ban chấp hành công đoàn dọc làm phó trưởng ban (nếu có) giám đốc các cục quản lý và các vụ kỹ thuật, vụ tổ chức cán bộ, phó văn phòng làm ủy viên.

Thường trực Ban do phó văn phòng phụ trách, có một tổ thư ký giúp việc.

Điều 6. – Thành phần của ban thi đua tỉnh, thành phố được bổ sung thêm đại diện của Ủy ban kế hoạch, Ban khoa học kỹ thuật, Ban tuyên giáo và Ban tổ chức của tỉnh hoặc thành ủy.

Ban có phó trưởng ban thường trực chuyên trách trình độ ngang trưởng ty hoặc phó trưởng ty, giám đốc hoặc phó giám đốc sở, có một tổ thư ký giúp việc.

Điều 7. – Thành lập ban thi đua ở các xí nghiệp, công trường, cơ quan. Thành phần ban thi đua xí nghiệp, công trường gồm giám đốc hoặc phó giám đốc xí nghiệp, trưởng ban hoặc phó ban chỉ huy công trường làm trưởng ban thư ký công đoàn làm phó trưởng ban, đại diện các đoàn thể quần chúng, đại diện các phòng kế hoạch, kỹ thuật, tổ chức cán bộ làm ủy viên. Thành phố ban thi đua cơ quan gồm thủ thưởng cơ quan và đại diện các đoàn thể.

Điều 8. – Các Bộ, Tổng cục và Ủy ban hành chính địa phương, tùy theo tình hình và khối lượng công tác của ngành, của địa phương mình, trong phạm vi tổng số biên chế Nhà nước đã quy định mà sắp xếp lại tổ chức, điều chỉnh biên chế, bổ sung số cán bộ cần thiết cho ban thi đua. Cán bộ thi đua phải là người có trình độ chính trị khá, có nhiệt tình và năng lực công tác thi đua.

Điều 9. – Những điều quy định trước đây trái với nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 10. – Các ông Bộ trưởng, các ông thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ và cac ông Chủ tịch Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.

T.M. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Thanh Nghị

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị định 48-CP năm 1967 sửa đổi Nghị định 28-CP về tổ chức ban thi đua các cấp do Hội đồng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 48-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 13/04/1967
  • Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
  • Người ký: Lê Thanh Nghị
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 5
  • Ngày hiệu lực: 28/04/1967
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản