Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2000/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2000 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 10 tháng 5 năm 1997;
Căn cứ Pháp lệnh Du lịch ngày 08 tháng 02 năm 1999;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại và Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài (theo quy định của Luật Thương mại) và của doanh nghiệp du lịch nước ngoài (theo quy định của Pháp lệnh Du lịch) tại Việt Nam.
Sau đây "Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài và của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam" được gọi tắt là "Văn phòng đại diện"; "Chi nhánh của thương nhân nước ngoài và của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam" được gọi tắt là "Chi nhánh".
Điều 2. Văn phòng đại diện, Chi nhánh
1. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài, được thành lập theo pháp luật Việt Nam để tìm kiếm, thúc đẩy các cơ hội hoạt động thương mại, du lịch, nhưng không được kinh doanh sinh lợi trực tiếp.
Một thương nhân nước ngoài hoặc một doanh nghiệp du lịch nước ngoài được thành lập tại Việt Nam một hoặc nhiều Văn phòng đại diện; không được thành lập Chi nhánh của Văn phòng đại diện tại Việt Nam.
2. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài, được thành lập theo pháp luật Việt Nam để hoạt động thương mại, du lịch tại Việt Nam nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp.
Một thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài được thành lập một Chi nhánh tại Việt Nam để kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc "Danh mục hàng hoá, dịch vụ Chi nhánh thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài được phép kinh doanh tại Việt Nam" được ban hành kèm theo Nghị định này; không được thành lập Văn phòng đại diện của Chi nhánh tại Việt Nam.
3. Trưởng Văn phòng đại diện, Giám đốc Chi nhánh có thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam.
4. Văn phòng đại diện, Chi nhánh và người làm việc tại Văn phòng đại diện, Chi nhánh được Nhà nước Việt Nam bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp và có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật Việt Nam; không được hưởng quy chế ưu đãi miễn trừ dành cho Cơ quan Đại diện ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự nước ngoài, Cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế liên Chính phủ tại Việt Nam.
1. Thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài có Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về mọi hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam.
2. Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải tuân thủ pháp luật Việt Nam trong mọi hoạt động của mình và trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Bộ Thương mại có trách nhiệm cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực thương mại.
2. Tổng cục Du lịch có trách nhiệm cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
3. Bộ Thương mại có trách nhiệm cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực thương mại và du lịch, sau khi được sự nhất trí của Tổng cục Du lịch.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là ủy ban nhân dân cấp tỉnh), nơi thương nhân nước ngoài đề nghị thành lập Văn phòng đại diện, có trách nhiệm cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện hoạt động trong lĩnh vực thương mại.
5. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nơi thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực thương mại và du lịch đề nghị thành lập Văn phòng đại diện, có trách nhiệm cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện hoạt động trong lĩnh vực thương mại và du lịch sau khi được sự nhất trí của Tổng cục Du lịch.
VIỆC CẤP, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, CHI NHÁNH
Điều 5. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh
1. Thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật nước ngoài.
2. Thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật nước ngoài;
b) Đã hoạt động không dưới 5 năm, kể từ khi đăng ký kinh doanh;
c) Kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc "Danh mục hàng hoá, dịch vụ Chi nhánh thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài được phép kinh doanh tại Việt Nam" được ban hành kèm theo Nghị định này và được xem xét, bổ sung theo từng thời kỳ.
Điều 6. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh gồm:
1. Đơn của thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh (theo mẫu do Bộ Thương mại thống nhất với Tổng cục Du lịch quy định).
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài xác nhận và bản dịch ra tiếng Việt Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài được cơ quan Công chứng ở trong nước hoặc Cơ quan Đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận.
Điều 7. Cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh
1. Thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh đến Cơ quan cấp Giấy phép quy định tại
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép cấp cho thương nhân nước ngoài Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh và gửi bản sao Giấy phép tới các cơ quan có liên quan theo quy định sau:
a) Trường hợp Bộ Thương mại cấp Giấy phép, bản sao Giấy phép được gửi đến Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại và Du lịch, cơ quan thuế, cơ quan thống kê cấp tỉnh, nơi Chi nhánh đặt trụ sở; nếu là Giấy phép thành lập Chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực thương mại và du lịch thì bản sao Giấy phép còn được gửi đến Tổng cục Du lịch.
b) Trường hợp Tổng cục Du lịch cấp Giấy phép, bản sao Giấy phép được gửi đến Sở Du lịch hoặc Sở Thương mại và Du lịch, cơ quan thuế, cơ quan thống kê cấp tỉnh, nơi Văn phòng đại diện, Chi nhánh đặt trụ sở.
c) Trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép, bản sao Giấy phép được gửi tới Bộ Thương mại, cơ quan thuế, cơ quan thống kê cấp tỉnh, nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở; nếu là Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện hoạt động trong lĩnh vực thương mại và du lịch thì bản sao Giấy phép còn được gửi đến Tổng cục Du lịch.
3. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép phải có văn bản thông báo để thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
4. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh được ghi cụ thể trong Giấy phép.
Điều 8. Thông báo hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh
Trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép, Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải chính thức đi vào hoạt động và phải có văn bản thông báo cho Cơ quan cấp Giấy phép về địa điểm đặt trụ sở, số người Việt Nam, số người nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
Điều 9. Thay đổi nội dung Giấy phép
Khi có nhu cầu thay đổi một, một số hoặc tất cả các nội dung sau đây trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh, thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài phải có văn bản đề nghị cơ quan cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung Giấy phép:
1. Thay đổi tên gọi, quốc tịch của thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài hoặc tên gọi của Văn phòng đại diện, Chi nhánh;
2. Tăng số người từ nước ngoài vào làm việc tại Văn phòng đại diện, Chi nhánh;
3. Thay đổi nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
4. Thay đổi địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
Trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài, cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm cấp cho thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài Giấy phép mới đã được sửa đổi, bổ sung và gửi bản sao Giấy phép này cho các cơ quan được gửi bản sao Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh quy định tại
Trường hợp thay đổi địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện hoạt động trong lĩnh vực thương mại hoặc thương mại và du lịch từ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, thương nhân nước ngoài phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện mới theo quy định tại
Điều 10. Lệ phí cấp, sửa đổi, bổ sung Giấy phép
1. Thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài phải nộp lệ phí cấp, sửa đổi, bổ sung Giấy phép.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại và Tổng cục Du lịch quy định cụ thể mức lệ phí, việc quản lý và sử dụng lệ phí quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 11. Chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh
1. Văn phòng đại diện, Chi nhánh chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:
a) Theo đề nghị của thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài;
b) Khi thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài chấm dứt hoạt động;
c) Khi có quyết định về việc thu hồi, huỷ bỏ Giấy phép của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại các điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài phải gửi văn bản thông báo việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh đến Cơ quan cấp Giấy phép trong thời hạn không quá 30 ngày, trước ngày chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh và phải nộp lại Giấy phép cho cơ quan cấp Giấy phép.
Trong thời hạn 7 ngày, cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm thông báo việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh cho các cơ quan được gửi bản sao Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh quy định tại
3. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm gửi cho thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài quyết định về việc thu hồi, hủy bỏ Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh ít nhất 30 ngày, trước ngày Văn phòng đại diện, Chi nhánh bị buộc chấm dứt hoạt động và gửi bản sao quyết định này tới các cơ quan được gửi bản sao Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh quy định tại
Trước khi Văn phòng đại diện, Chi nhánh chấm dứt hoạt động tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài và Văn phòng đại diện, Chi nhánh có nghĩa vụ thanh toán xong các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với Nhà nước, tổ chức và cá nhân có liên quan tại Việt Nam.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm theo dõi, giám sát và đôn đốc việc thực hiện quy định này đối với Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại địa phương.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, CHI NHÁNH
Điều 13. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh
1. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện.
a) Xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch tại Việt Nam;
b) Tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại, du lịch tại Việt Nam;
c) Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết của thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài mà mình làm đại diện.
2. Nội dung hoạt động của Chi nhánh.
Nội dung hoạt động của Chi nhánh được quy định cụ thể tại Giấy phép thành lập Chi nhánh phù hợp với nội dung hoạt động của thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài, trong khuôn khổ "Danh mục hàng hoá, dịch vụ Chi nhánh thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài được phép kinh doanh tại Việt Nam" được ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 14. Quyền, nghĩa vụ của Văn phòng đại diện và người làm việc tại Văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện, người làm việc tại Văn phòng đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Luật Thương mại, Pháp lệnh Du lịch và các quy định cụ thể sau đây:
1. Văn phòng đại diện được hoạt động theo các nội dung cụ thể ghi trong Giấy phép thành lập.
3. Người làm việc tại Văn phòng đại diện phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Văn phòng đại diện phải báo cáo định kỳ mỗi năm một lần về các hoạt động của Văn phòng đại diện trong năm trước với cơ quan cấp Giấy phép trước ngày làm việc cuối cùng của tháng 01 năm tiếp theo.
Trong trường hợp cần thiết, theo yêu cầu bằng văn bản của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam, Văn phòng đại diện có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề liên quan đến hoạt động của mình.
Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của Chi nhánh và người làm việc tại Chi nhánh.
Chi nhánh, người làm việc tại Chi nhánh thực hiện các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Luật Thương mại, Pháp lệnh Du lịch và các quy định cụ thể sau đây:
1. Chi nhánh được hoạt động theo các nội dung ghi trong Giấy phép.
2. Người làm việc tại Chi nhánh phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Chi nhánh phải thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam và chỉ được áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác khi được Bộ Tài chính chấp thuận.
Năm tài chính của Chi nhánh được tính từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 12 hàng năm.
4. Định kỳ mỗi năm một lần, trước ngày làm việc cuối cùng của tháng 3 năm tiếp theo, Chi nhánh phải gửi báo cáo về các hoạt động của Chi nhánh trong năm trước và báo cáo tài chính có xác nhận của cơ quan kiểm toán Việt Nam hoặc cơ quan kiểm toán độc lập được phép hoạt động tại Việt Nam đến cơ quan cấp giấy phép.
Trong trường hợp cần thiết, theo yêu cầu bằng văn bản của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam, Chi nhánh có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề liên quan đến hoạt động của mình.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, CHI NHÁNH
Điều 16. Trách nhiệm của Bộ Thương mại
1. Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Du lịch soạn thảo trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về Văn phòng đại diện, Chi nhánh;
2. Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh theo quy định tại
3. Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực thương mại trên phạm vi cả nước.
4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan thanh tra, kiểm tra Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực thương mại khi thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của các Bộ, ngành, địa phương.
5. Xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
Điều 17. Trách nhiệm của Tổng cục Du lịch
1. Phối hợp với Bộ Thương mại soạn thảo trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
2. Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép theo quy định tại
3. Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên phạm vi cả nước.
4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan thanh tra, kiểm tra Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực du lịch khi thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của các Bộ, ngành, địa phương.
5. Phối hợp với Bộ Thương mại thanh tra, kiểm tra Chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực thương mại và du lịch.
6. Xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
Điều 18. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Phối hợp với Bộ Thương mại, Tổng cục Du lịch, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng đại diện, Chi nhánh đặt trụ sở giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh thuộc lĩnh vực mình quản lý.
2. Tham gia với Bộ Thương mại, Tổng cục Du lịch, ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh thuộc lĩnh vực mình quản lý.
Điều 19. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Thực hiện theo thẩm quyền việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại địa phương.
2. Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện hoạt động trong lĩnh vực thương mại, thương mại và du lịch theo quy định tại
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại địa phương;
4. Phối hợp với Bộ Thương mại, Tổng cục Du lịch thanh tra, kiểm tra hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại địa phương;
5. Xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
1. Văn phòng đại diện, Chi nhánh vi phạm các quy định của Nghị định này thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Người làm việc tại Văn phòng đại diện, Chi nhánh vi phạm các quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 21. Xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức
Cán bộ, công chức khi thi hành công vụ nếu vi phạm các quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2000 và thay thế Nghị định số 82-CP ngày 02 tháng 8 năm 1994 ban hành Quy chế đặt và hoạt động của Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam.
2. Văn phòng đại diện đã được thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục hoạt động theo quy định tại Nghị định này.
Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các Văn phòng đại diện đã được thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực phải gửi văn bản thông báo cho cơ quan cấp Giấy phép, quy định tại
3. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc tiếp tục hoạt động của các Chi nhánh thương nhân nước ngoài đã được thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà kinh doanh hàng hoá, dịch vụ du lịch không thuộc "Danh mục hàng hoá, dịch vụ thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh tại Việt Nam" ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Tổng cục Du lịch hướng dẫn thi hành Nghị định này.
5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
DANH MỤC HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ CHI NHÁNH THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC PHÉP KINH DOANH TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 45/2000/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2000 của Chính phủ)
I. HÀNG HOÁ MUA TẠI VIỆT NAM ĐỂ XUẤT KHẨU:
1. Hàng thủ công mỹ nghệ;
2. Nông sản chế biến và nông sản (trừ gạo, cà phê);
3. Rau quả và rau quả chế biến;
4. Hàng công nghiệp tiêu dùng;
5. Thịt gia súc, gia cầm và thực phẩm chế biến.
II. HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU ĐỂ BÁN Ở THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Chi nhánh thương nhân nước ngoài khi có ngoại tệ thu được từ xuất khẩu các loại hàng hoá quy định tại mục I của bản Danh mục này được nhập khẩu các loại hàng hoá dưới đây để bán tại thị trường Việt Nam với điều kiện phải có giấy phép của Bộ Thương mại và kim ngạch nhập khẩu không vượt quá kim ngạch xuất khẩu:
1. Máy móc, thiết bị phục vụ cho việc khai khoáng, chế biến nông sản, thuỷ sản;
2. Nguyên liệu để sản xuất thuốc chữa bệnh cho người và để sản xuất thuốc thú y;
3. Nguyên liệu để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu.
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 2Nghị định 82-CP năm 1994 ban hành Quy chế Đặt và hoạt động của Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam
- 3Luật Thương mại 1997
- 4Pháp lệnh Du lịch năm 1999
- 5Thông tư liên tịch 20/2000/TTLT-BTM-TCDL hướng dẫn Nghị định 45/2000/NĐ-CP về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài và của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Thương mại và Tổng cục Du lịch ban hành
- 6Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Nghị định 45/2000/NĐ-CP quy định về văn phòng đại diện chi nhánh của thương nhân nước ngoài và của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam
- Số hiệu: 45/2000/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 06/09/2000
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 37
- Ngày hiệu lực: 01/10/2000
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra