Hệ thống pháp luật

BỘ CÔNG NGHIỆP
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 431-BCN

Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 1956

NGHỊ ĐỊNH

CHẤN CHỈNH TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CỤC THIẾT KẾ THUỘC BỘ CÔNG NGHIỆP

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Chiếu nghị quyết của Hội đồng Chính phủ tháng 9-1955 thành lập Bộ Công nghiệp.

Chiếu thông tư số 645 ngày 2-3-1956 của Thủ tướng Chính phủ để các Bộ ra nghị định tạm thời quy định nhiệm vụ và tổ chức cho các cơ quan trực thuộc Bộ;

Xét nhu cầu công tác,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.- Nay chấn chỉnh tổ chức và nhiệm vụ Cục Thiết kế.

Điều 2.- Nhiệm vụ của Cục Thiết kế:

1) Căn cứ vào nhiệm vụ thiết kế của Bộ, tiến hành thiết kế sơ bộ , thiết kế kỹ thuật về các bản đồ thi công các nhà máy sản xuất và khu xã hội, phối hợp với Cục Kiến thiết cơ bản giám sát việc xây dựng, lắp máy bảo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật .Thử và hiệu chỉnh máy sau khi xây dựng, hướng dẫn sử dụng.

2) Thiết kế các công trình mở rộng ở các xí nghiệp cũ, với quy mô lớn và phức tạp, có tinh chất làm tăng thêm toàn bộ công suất nhà máy.

Điều 3.- Tổ chức Cục Thiết kế gồm có các phòng:

- Phòng Thiết kế tổng hợp

- Phòng Cơ khí

- Phòng Hội hoạ cơ khí

- Phòng Kiến trúc

- Phòng Trắc địa

- Phòng Hành chính và nhân sự

Điều 4.- Nhiệm vụ chính của các phòng:

1) Phòng Thiết kế tổng hợp

Hướng dẫn thẩm tra và tổng hợp chương trình kế hoạch từng phòng thành toàn bộ kế hoạch của Cục, thẩm và tổng hợp các hồ sơ thiết kế của các phòng chuyên môn thành toàn bộ hồ sơ của Cục. Đặt kế hoạch đều hoà phối hợp, công tác giữa các phòng, theo dõi giúp đỡ việc thực hiện kế hoạch của các phòng và giám sát công trường . Theo dõi việc thiết kế các nhà máy tại các nước bạn, lập dự trù xin cấp kinh phí thiết kế quà quản lý, thanh toán các kinh phí thiết kế.

2) Phòng cơ khí

Căn cứ vào khối lượng phương pháp sản xuất hướng thiết bị mà nghiên cứu thiết bị cụ thể các máy sản xuất, vận tải và tiếp thuỷ thiết kế các máy phát động lực , các máy sinh hóa hướng dẫn chế tạo các dụng cụ, bộ phận máy cần thiết cho việc lập máy.

3) Phòng điện lực

Thiết kế các hệ thống đường giây chuyền tải và phản hồi điện lực cho xí nghiệp và thành phố nghiên cứu thiết bị điện cho các nhà máy thiết kế các nhà máy phát điện lực và theo dõi việc lập máy.

4) Phòng hội hoạ cơ khí

Chi tiết các bản vẽ chế tạo, lắp máy của các phòng chuyên môn và kẻ hoạ, can và in các bản vẽ.

5) Phòng Kiến trúc

Thiết kế thợ mộc và các công trình nhà máy và khu xã hội, thiết kế các hệ thống thông hơi điều hoà không khí , sưởi và theo dõi giám sát việc xây dựng nhà cửa, đường sá và cống rãnh.

6) Phòng Trắc địa

Thăm dò địa chất các địa điểm xây dựng nhà máy, đường dây, khu xã hội, đo đạc và vẽ các bản đồ trắc địa các địa điểm nhà máy và hầm mỏ.

7) Phòng Hành chánh và nhân sự

Phụ trách công việc chính quản trị cơ quan Cục như tiếp xúc công việc, bảo quản tài sản . Dự toán, quyết toán, thanh toán hành chính phí , lo chỗ ăn, ở, làm việc cho cán bộ , phục vụ chuyên gia . Quản lý nhân sự, cơ quan Cục, thi hành các chính sách cán bộ và lao động trong phạm vi Cục.

Điều 5.- Cục Thiết kế do một giám đốc điều khiển có một Phó Giám đốc giúp. Mỗi phòng có một Trưởng phòng điều khiển dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Tuỳ khối lượng công tác có một hay hai Phó phòng giúp.

Điều 6.- Ông Giám đốc Cục Triết kế căn cứ nghị định này quy định nhiệm vụ cụ thể cho các phòng.

Điều 7.- Ông Chánh Văn phòng Bộ, ông Giám đốc Cục Thiết kế thi hành nghị định này.

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP




Lê Thanh Nghị

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị định 431-BCN năm 1956 về việc chấn chỉnh tổ chức và nhiệm vụ Cục Thiết kế thuộc Bộ Công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành

  • Số hiệu: 431-BCN
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 24/11/1956
  • Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp
  • Người ký: Lê Thanh Nghị
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 42
  • Ngày hiệu lực: 09/12/1956
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản