Điều 2 Nghị định 41-CP năm 1995 hướng dẫn Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất
1. Công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp Nhà nước;
2. Người giữ các chức vụ được bầu, cử hoặc bổ nhiệm trong các cơ quan Nhà nước;
3. Người được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và các thành viên Hội đồng Quản trị trong các doanh nghiệp Nhà nước;
4. Người thuộc các đoàn thể nhân dân và các tổ chức chính trị, xã hội khác theo quy chế của đoàn thể, tổ chức đó; xã viên hợp tác xã;
5. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân.
Nghị định 41-CP năm 1995 hướng dẫn Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất
- Số hiệu: 41-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 06/07/1995
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 19
- Ngày hiệu lực: 06/07/1995
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
- Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo các Điều 2 và 3 của Bộ luật Lao động là người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức (gọi chung là đơn vị) sau đây:
- Điều 2. Đối tượng và phạm vi không áp dụng kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo Điều 4 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
- Điều 3. Kỷ luật lao động theo Khoản 1 Điều 82 của Bộ luật Lao động bao gồm những quy định về:
- Điều 4. Nội quy lao động theo Khoản 1 Điều 83 của Bộ luật Lao động, bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Điều 5. Việc đăng ký nội quy lao động theo Điều 82 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
- Điều 6. Việc áp dụng các hình thức xử lý vi phạm kỷ luật lao động theo Điều 84 của Bộ luật lao động được quy định như sau:
- Điều 7. Nguyên tắc xử lý vi phạm kỷ luật lao động:
- Điều 8. Thời hiệu tối đa là 6 tháng theo Điều 86 của Bộ luật lao động, được áp dụng để xử lý vi phạm kỷ luật lao động trong các trường hợp sau:
- Điều 9. Tái phạm theo Khoản 1 Điều 88 của Bộ luật lao động là trường hợp đương sự chưa được xoá kỷ luật lao động lại phạm cùng lỗi mà trước đó đã phạm.
- Điều 10. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động, kể cả tạm đình chỉ công việc theo Điều 8, Khoản 1 Điều 87 và Khoản 1 Điều 92 của Bộ luật lao động là người sử dụng lao động; người được người sử dụng lao động uỷ quyền thì chỉ được xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách.
- Điều 11. 1. Việc xem xét, xử lý vi phạm kỷ luật lao động theo Điều 87 của Bộ luật lao động được quy định như sau:
- Điều 12. Việc giảm và xoá kỷ luật theo Điều 88 của Bộ luật lao động được quy định như sau:
- Điều 13. Việc xem xét, quyết định bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm vật chất do người lao động làm hư hỏng hoặc làm mất dụng cụ, thiệt bị và các tài sản khác của đơn vị, phải căn cứ vào lỗi và mức độ thiệt hại thực tế. Không phải bồi thường thiệt hại do nguyên nhân bất khả kháng.
- Điều 14. Mức thiệt hại được coi là không nghiêm trọng theo Điều 89 của Bộ luật lao động là mức thiệt hại gây ra dưới 5 triệu đồng.
- Điều 15. Các trường hợp bồi thường theo thời giá thị trường theo Điều 90 của Bộ luật lao động và Điều 14 Nghị định này phải được quy định trong nội quy lao động. Khi quyết định mức bồi thường cần xét đến thực trạng hoàn cảnh gia đình, nhân thân và tài sản của đương sự.
- Điều 16. Thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng hoặc làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản khác của đơn vị theo Điều 91 của Bộ luật lao động áp dụng theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4 Điều 7 và các Điều 8, 10, 11 Nghị định này.
- Điều 17. Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất. Cơ quan lao động địa phương giúp Uỷ ban nhân dân trong việc xem xét giải quyết các khiếu nại này.
- Điều 18. 1. Chậm nhất sau 3 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, những đơn vị chưa có hoặc đã có nội quy lao động phải xây dựng, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và đăng ký tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Điều 19. Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký.
- Điều 20.