Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 390-NĐ | Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 1957 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN
Căn cứ nhu cầu đi lại của cán bộ, công nhân, nhân viên trong biên chế chính thức của Tổng cục đường sắt;
Căn cứ đề nghị của ông Chủ nhiệm Tổng cục đường sắt theo tờ trình số 340-LĐCT ngày 07/8/1957;
NGHỊ ĐỊNH:
a) Đã làm việc trong ngành Đường sắt từ một năm trở lên.
Đã làm việc trong ngành Đường sắt từ 6 tháng trở lên đối với các cán bộ, công nhân, nhân viên các cơ quan hoặc xí nghiệp khác chuyển về đường sắt.
b) Mỗi năm được cấp hai phiếu đi tầu (cả đi lẫn về). Phiếu chỉ dùng đi một lần cho bản thân hoặc gia đình cán bộ, công nhân, nhân viên được cấp (cha mẹ đẻ của nhân viên, vợ chồng và con). Hạn định mỗi lần đi không được qúa ba người.
Các anh em công tác ở những miền rừng núi, xa thì được cấp thêm một năm một phiếu đi tầu nhưng cũng hạn định không qúa ba người.
c) Những cán bộ, công nhân, nhân viên khi thuyên chuyển công tác trong phạm vi đường sắt được phép gửi đồ vật dọn nhà không phải trả tiền.
a) Cán bộ từ cấp phó đoàn, phó phòng, Ban chỉ huy đội chỉnh tu, đại tu trở lên đi công tác được cấp phiếu đi tầu định kỳ (thẻ công vụ) trong phạm vi mình phụ trách.
b) Các anh chị em công nhân, nhân viên thuộc các ngành điện vụ, công vụ thường xuyên đi công tác trên mặt đường được cấp phiếu đi tầu trong phạm vi đoạn đường mình công tác.
c) Tất các cán bộ, công nhân, nhân viên khác không nằm trong tiêu chuẩn a và b như trên khi làm việc công đều phải trả tiền vé tầu như hành khách thường.
1. Điều kiện được cấp phiếu đi tầu làm việc tư không phải trả tiền vé.
Điều kiện và chức danh được cấp phiếu đi tầu định kỳ, đi làm việc công không phải trả tiền vé.
2) Các nguyên tắc cấp phát, sử dụng phiếu đi tầu làm việc tư hoặc việc công.
3) Những nguyên tắc kiểm soát, xử lý những trường hợp trái với những quy định trên hoặc gian lận.
Điều 4. Nguyên tắc xử lý những trường hợp không theo đúng thể lệ đã quy định:
1) Trường hợp không tuân theo đúng điều kiện tầu như đã quy định thì áp dụng thể lệ thường như đối với hành khách không có vé hoặc vé không hợp lệ.
2) Trường hợp giả mạo, cố ý gian lận, ăn cắp phiếu đi tầu có thể bị truy tố ra tòa án.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN |
Nghị định 390-NĐ năm 1957 quy định thể lệ đi tầu không phải trả tiền cho cán bộ, công nhân, nhân viên trong biên chế ngành đường sắt đi việc tư và đi việc công do Bộ trưởng Bộ Giao Thông và Bưu Điện ban hành.
- Số hiệu: 390-NĐ
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/12/1957
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông và Bưu điện
- Người ký: Nguyễn Hữu Mai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 54
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra