Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 390-CP | Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 1979 |
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỂM TRONG ĐIỀU LỆ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN(1)
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14-7-1960.
Căn cứ vào nghị định số 68-CP ngày 8-4-1975 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Tổng cục Bưu điện :
Theo đề nghị của đồng chí Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện.
NGHỊ ĐỊNH :
1. Điều 2, chương I được sửa lại như sau :
Ngành bưu điện là cơ quan thông tin liên lạc của Đảng và chính quyền các cấp, đồng thời là một ngành kinh tế - kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân, hoạt động theo phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa và chế độ hạch toán kinh tế.
Hệ thống tổ chức ngành bưu điện bao gồm :
- Tổng cục Bưu điện.
- Bưu điện tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương (dưới đây gọi tắt là bưu điện tỉnh).
- Bưu điện huyện và tương đương (dưới đây gọi tắt là bưu điện huyện).
- Trạm bưu điện xã và tương đương (dưới đây gọi tắt là trạm bưu điện xã).
2. Điểm 12, điều 3, chương I được sửa lại như sau :
Quản lý toàn bộ tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn, tổ chức, cán bộ của các bưu điện tỉnh, các xí nghiệp, các đơn vị sự nghiệp trong ngành theo chế độ chung của Nhà nước; hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế đối với công tác thông tin bưu điện, phát hành báo chí trong toàn ngành; không ngừng cải tiến hệ thống quản lý bưu điện để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân.
3. Điều 15, chương I được sửa lại như sau :
Bưu điện tỉnh chịu sự chỉ đạo tập trung, quản lý thống nhất của Tổng cục Bưu điện; đồng thời chịu sự lãnh đạo của Ủy ban nhân dân cùng cấp về công tác thông tin liên lạc và các mặt công tác khác của địa phương.
Bưu điện tỉnh là đơn vị kế hoạch của Tổng cục Bưu điện, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, có những nhiệm vụ chính như sau :
- Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch về thông tin bưu điện, phát hành báo chí được Tổng cục Bưu điện duyệt bao gồm cả quy hoạch, kế hoạch về thông tin liên lạc của địa phương;
- Bảo đảm thông tin liên lạc giữa trung ương với địa phương, với các địa phương khác và trong phạm vi địa phương nhằm bảo đảm yêu cầu về thông tin liên lạc của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, đơn vị bộ đội và nhân dân địa phương;
- Trực tiếp quản lý mạng lưới kinh doanh nghiệp vụ, các đơn vị theo sự phân cấp của Tổng cục Bưu điện;
- Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, và nhân dân về việc thi hành điều lệ, chế độ, quy định, quy trình quy phạm, kỹ thuật trong công tác thông tin liên lạc thuộc phạm vi địa phương theo quy định của Tổng cục Bưu điện.
4. Điều 16, chương I được sửa lại như sau :
Bưu điện huyện chịu sự chỉ đạo của bưu điện tỉnh theo phân cấp của Tổng cục Bưu điện; đồng thời chịu sự lãnh đạo của Ủy ban nhân dân cùng cấp về bảo đảm công tác thông tin liên lạc và các mặt công tác khác của địa phương.
Bưu điện huyện có những nhiệm vụ chính như sau :
- Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch về thông tin bưu điện, phát hành báo chí được bưu điện tỉnh giao;
- Trực tiếp chỉ đạo, quản lý nghiệp vụ đối với các trạm bưu điện xã trong địa phương, quản lý thống nhất các bưu điện khu vực trong địa phương;
- Bảo đảm yêu cầu về thông tin liên lạc của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, đơn vị bộ đội và nhân dân địa phương;
- Hướng dẫn các tổ chức, các cơ quan trong huyện về việc chấp hành các chế độ, thể lệ, quy định trong công tác thông tin liên lạc thuộc phạm vi địa phương.
5. Điều 17, chương I được sửa lại như sau :
Trạm bưu điện xã chịu sự lãnh đạo của Ủy ban nhân dân xã và chịu sự quản lý về nghiệp vụ của bưu điện huyện; trạm trưởng và bưu tá hưởng theo chế độ phụ cấp như chế độ phụ cấp đối với cán bộ xã hiện hành do ngành bưu điện trích quỹ kinh doanh đài thọ.
Trạm bưu điện xã có những nhiệm vụ chính như sau :
- Phục vụ nhân dân trong xã về thư từ, báo chí, điện báo, v.v… một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác;
- Phục vụ Ủy ban nhân dân xã, các đoàn thể, cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội về yêu cầu thông tin, liên lạc :
- Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, kỹ thuật theo sự chỉ đạo của bưu điện huyện.
Bưu điện khu vực là tổ chức sản xuất – kinh doanh của bưu điện huyện; do yêu cầu của mỗi địa phương mà Tổng cục Bưu điện quy định việc duy trì, phát triển nhằm bảo đảm yêu cầu về thông tin liên lạc của các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội và nhân dân địa phương.
1. Chuyển Cục bưu chính và phát hành báo chí thành Vụ bưu chính và phát hành báo chí;
2. Chuyển Cục điện chính thành Vụ điện chính;
3. Giải thể Cục vật tư và thành lập Công ty vật tư;
4. Đổi tên Viện kinh tế và quy hoạch bưu điện thành Viện kinh tế bưu điện (nhiệm vụ quy hoạch do Vụ kế hoạch đảm nhiệm);
5. Chuyển Cục quản lý xây dựng cơ bản thành Vụ xây dựng cơ bản.
| T.M. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
Nghị định 390-CP năm 1979 về việc sửa đổi Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng cục Bưu điện do Hội đồng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 390-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 02/11/1979
- Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
- Người ký: Lê Thanh Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 9
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra