Hệ thống pháp luật

Điều 2 Nghị định 39-CP về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt

Điều 2.- Các thuật ngữ dùng trong Nghị định này được hiểu như sau:

1. Công trình giao thông đường sắt bao gồm: nền đường, kiến trúc tầng trên đường, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, khu ga, hệ thống thông tin tín hiệu và các công trình thiết bị phụ trợ khác;

2. Khu ga là tổ hợp công trình bao gồm: nhà ga, quảng trường ga, ke ga, đường ga, kho bãi hàng và các trang thiết bị khác;

3. Phương tiện giao thông đường sắt bao gồm: đầu máy, toa xe và các thiết bị chuyên dùng hoạt động trên đường sắt;

4. Nhân viên đường sắt là những người làm trong ngành đường sắt bao gồm: người quản lý, điều khiển, chế tạo, sửa chữa, sử dụng các phương tiện, thiết bị, công trình giao thông đường sắt và người xây dựng công trình giao thông đường sắt;

5. Đường ngang là nơi đường sắt và đường bộ giao nhau trên cùng một mặt bằng;

6. Cầu chung là cầu có mặt bằng dùng chung cho cả phương tiện giao thông đường sắt và phương tiện giao thông đường bộ;

7. Khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt là khoảng không gian dọc theo đường sắt đủ để tàu chạy qua không bị va quệt.

Nghị định 39-CP về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt

  • Số hiệu: 39-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 05/07/1996
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Võ Văn Kiệt
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 20
  • Ngày hiệu lực: 01/09/1996
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH