Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 389-HĐBT | Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 1990 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Để quản lý thống nhất việc cho người nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài lưu trú tại Việt Nam thuê nhà, thuê lao động của nước ta;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Các Bộ Nội vụ, Quốc phòng, Xây dựng, Tài chính, Lao động - Thương binh và xã hội có trách nhiệm xây dựng các quy định quản lý cụ thể có liên quan và hướng dẫn thi hành Quy chế này.
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
QUY CHẾ
CHO THUÊ NHÀ, THUÊ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, NGƯỜI GỐC VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI LƯU TRÚ TẠI VIỆT NAM.
(Ban hành kèm theo Nghị định số 389-HĐBT ngày 10-11-1990 của Hội đồng Bộ trưởng)
Những người không có quốc tịch Việt Nam thì không được cho thuê nhà tại Việt Nam.
Bộ Xây dựng cần lập quy hoạch, kế hoạch xây nhà tại một số thành phố và trung tâm kinh tế lớn để cho thuê. Trước mắt, Bộ Xây dựng bàn với các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương dành một số nhà của Nhà nước do Bộ hoặc địa phương quản lý để đáp ứng nhu cầu thuê nhà của người nước ngoài lưu trú tại Việt Nam, ngoài nhà của tư nhân hoặc cơ quan, đoàn thể nói trong Quy chế này.
Các tổ chức nước ngoài và cá nhân người nước ngoài lưu trú tại Việt Nam phải làm đầy đủ các thủ tục với cơ quan quản lý để tuyển dụng người Việt Nam làm đại diện hoặc làm công cho mình.
B- CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THUÊ NHÀ
1- Căn nhà hoặc phòng cho người nước ngoài thuê:
- Phải nằm ngoài khu vực cần bảo vệ quốc phòng do Bộ Quốc phòng quy định và ngoài khu vực cần bảo vệ an ninh do Bộ Nội vụ quy định.
- Phải bảo đảm an toàn về mặt cấu trúc.
- Phải thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của người cho thuê.
- Các công ty, xí nghiệp quốc doanh chuyên doanh nhà đất.
- Người có quốc tịch Việt Nam, chấp hành đầy đủ nghĩa vụ công dân theo pháp luật, không phạm tội hình sự nghiêm trọng, nếu phạm tội khác thì đã được xoá án.
- Cán bộ, công nhân viên tại chức và sĩ quan, hạ sĩ quan tại ngũ không trực tiếp làm công tác cơ mật.
- Những người được các cơ quan, đoàn thể cấp nhà hoặc đang sử dụng nhà không thuộc quyền sở hữu của mình thì không được cho thuê lại, trừ trường hợp có sự thoả thuận bằng văn bản của chủ sở hữu căn nhà đó.
- Các cơ quan Nhà nước, đoàn thể quần chúng, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội không được cho thuê trụ sở mà Nhà nước giao cho cơ quan, đơn vị sử dụng.
- Phải có giấy phép đặt Văn phòng đại diện do Bộ Thương nghiệp Việt Nam cấp hoặc giấy phép tạm trú tại Việt Nam do Bộ Nội vụ Việt Nam cấp.
- Phải cam kết sử dụng đúng mục đích, thực hiện đúng những quy định về hợp đồng thuê nhà.
4- Thủ tục và trình tự cho thuê nhà:
Để giảm tối đa các thủ tục gây phiền hà cho người nước ngoài có yêu cầu thuê nhà, đồng thời bảo đảm sự quản lý cần thiết của các cơ quan chức năng, nay quy định người có nhà cho thuê (kể cả các tổ chức quốc doanh) làm đầu mối giao địch, lo các thủ tục với các cơ quan chức năng giúp cho người thuê nhà. Thủ tục và trình tự như sau:
a) Người có nhà cho thuê phải lập hồ sơ gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, gồm:
- Đơn xin phép theo mẫu thống nhất do Bộ Nội vụ quy định.
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường, xã nơi cư trú.
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc quyền sử dụng hợp pháp căn nhà hoặc phòng cho thuê. Nếu nhà thuộc sở hữu tập thể thì phải có giấy xác nhận, đồng ý của cơ quan sở hữu nhà.
Uỷ ban nhân dân tỉnh giao trách nhiệm cho các cơ quan chức năng thẩm tra, xem xét nếu đủ tiêu chuẩn và điều kiện thì cấp giấy phép cho thuê nhà theo mẫu thống nhất do Bộ Xây dựng quy định. Thời gian xem xét, cấp giấy phép là 60 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.
b) Người thuê nhà phải có các văn bản sau đây để gửi cho Uỷ ban nhân dân tỉnh:
- Đơn xin thuê nhà nói rõ yêu cầu căn nhà hoặc phòng cần thuê, mục đích và thời gian sử dụng và những cam kết cần thiết.
- Bản sao (chụp) giấy phép đặt Văn phòng đại diện hoặc tạm trú tại Việt Nam.
c) Hợp đồng thuê nhà:
- Làm theo mẫu thống nhất do Bộ Xây dựng quy định, bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, cả hai bản đều có giá trị như nhau.
- Phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân tỉnh thì hợp đồng thuê nhà mới hợp lệ.
Phải đưa tới cơ quan công chứng Nhà nước để làm chứng thư.
d) Người có nhà cho thuê, sau khi có giấy phép cho thuê nhà và ký hợp đồng thuê nhà với người nước ngoài phải đăng ký ngay với các cơ quan:
- Tài chính hoặc thuế vụ tại địa phương để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo pháp luật.
- Ngân hàng ngoại thương nơi gần nhất để thực hiện Quy chế quản lý ngoại hối của Nhà nước.
C- CÔNG DÂN VIỆT NAM LÀM ĐẠI DIỆN HOẶC LÀM CÔNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
1- Người có thể được làm đại diện hoặc làm công cho người nước ngoài.
- Người có quốc tịch Việt Nam, chấp hành đầy đủ nghĩa vụ công dân theo pháp luật, không phạm tội hình sự nghiêm trọng, nếu phạm tội khác thì đã được xoá án.
- Cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan, đoàn thể đang tại chức và sĩ quan, hạ sĩ quan trong các lực lượng vũ trang đang tại ngũ không được làm đại diện, làm công cho người nước ngoài. Trường hợp do cơ quan, đoàn thể và đơn vị giới thiệu làm đại diện hoặc làm công cho người nước ngoài, thì không kiêm nhiệm công việc của cơ quan, đoàn thể và đơn vị lực lượng vũ trang.
- Những người trước là cán bộ, công nhân viên, sĩ quan, hạ sĩ quan trực tiếp làm công tác cơ mật đã nghỉ hữu, giải ngũ phải được cơ quan, đơn vị cũ đồng ý.
2- Thủ tục giải quyết việc làm đại diện hoặc làm công cho người nước ngoài:
Người đủ tiêu chuẩn làm đại diện hoặc làm công cho người nước ngoài phải làm đơn gửi cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố, đặc khu. Đơn làm theo mẫu thống nhất do Bộ Nội vụ quy định, kèm theo lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường, xã nơi cư trú và các bản sao văn bằng, chứng chỉ cần thiết.
Cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố, đặc khu chịu trách nhiệm xem xét, quản lý người làm đại diện hoặc làm công cho người nước ngoài.
Trình tự xem xét, cấp giấy phép và đăng ký với các cơ quan tài chính, ngân hàng tại địa phương thực hiện theo quy định tại điểm 4, mục B Quy chế này.
Thủ tục ký hợp đồng lao động thực hiện theo chương III Quy chế lao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 233-HĐBT ngày 22 tháng 6 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng.
Những cơ quan, tổ chức và cá nhân cho thuê nhà, nhận làm công đối với người nước ngoài mà không có giấy phép kinh doanh, không đăng ký với các cơ quan quản lý liên quan tại địa phương, không thực hiện đúng nội dung hoạt động ghi trên giấy phép và hợp đồng thuê mướn thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý:
- Phạt hành chính: cảnh cáo, phạt tiền, trưng thu, tịch thu tang vật, đình chỉ kinh doanh có thời hạn, thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc huỷ hợp đồng thuê mướn.
- Truy tố trước toà án.
Người nước ngoài thuê nhà và thuê người làm công mà không theo đúng các quy định trong Quy chế này cũng sẽ bị xem xét, xử phạt tiền, và tuỳ mức độ, có thể bị thu hồi giấy phép đặt Văn phòng Đại diện hoặc giấy phép tạm trú.
- 1Luật Nhà ở 2005
- 2Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 1981
- 3Nghị định 233-HĐBT ban hành Quy chế lao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Thông tư liên tịch 03/TT-LB năm 1991 hướng dẫn Quy chế cho thuê nhà, thuê lao động đối với người nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài lưu trú tại Việt Nam do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng ban hành
- 5Bộ luật Dân sự 1995
Nghị định 389-HĐBT ban hành Quy chế cho thuê nhà và thuê lao động đối với người nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài lưu trú tại Việt Nam do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 389-HĐBT
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 10/11/1990
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 23
- Ngày hiệu lực: 10/11/1990
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra