Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 32-NĐ | Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 1959 |
SỬA ĐỔI THỂ LỆ CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA CỦA ĐƯỜNG SẮT BAN HÀNH DO NGHỊ ĐỊNH SỐ 252-NĐ NGÀY 19/8/1957
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN
Căn cứ Nghị định số 252-NĐ ngày 19/8/1957 của Bộ Giao thông và Bưu điện về việc chuyên chở hàng hóa bằng đường sắt;
Để đảm bảo nhu cầu vận chuyển của Nhà nước và nhân dân thích ứng với tình hình hiện nay;
Theo đề nghị của ông Tổng cục Trưởng Tổng cục đường sắt;
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ thông qua;
NGHỊ ĐỊNH:
a) Điều 14 mới: kỳ hạn đưa hàng đến ga.
Sau khi ga đồng ý nhận chuyên chở hàng, chủ hàng gửi lẻ hay gửi nguyên toa có thể mang hàng đến ga sớm nhất là 12 tiếng đồng hồ trước giờ quy định xếp xe.
Tùy theo hoàn cảnh từng ga, từng chủ hàng và tính chất từng loại hàng, ông Tổng cục trưởng Tổng cục đường sắt quy định một số ga mà ở những nơi đó chủ hàng được mang hàng đến ga sớm hơn 12 tiếng đồng hồ đã quy định ở trên. Trong những trường hợp này, thời gian mang hàng đến ga sớm nhất không được qúa 48 tiếng đồng hồ trước giờ quy định xếp xe.
b) Khoản a/ mới của điều 27: Khi chủ hàng đảm nhiệm việc xếp, dỡ thì công việc phải làm xong trong thời gian tối đa quy định dưới đây cho một hay nhiều toa xe 4 trục, kể từ lúc toa xe đã dồn đến địa điểm bốc dỡ.
Thời gian này không chỉ quy định cho một toa xe mà quy định chung cho cả số toa xe của một chuyến dồn đến đường xếp dỡ theo yêu cầu của chủ hàng.
Trường hợp toa xe đã đồn đến địa điểm xếp dỡ, nhưng đường sắt chưa báo tin đưa xe đến cho chủ hàng, thì giờ xếp dỡ kể từ giờ báo tin xe đến.
Thời gian xếp dỡ quy định cho một hay nhiều toa xe có hàng mỗi khối nặng:
- Từ 1 tấn đến 10 tấn: xếp 6 giờ, dỡ 4 giờ.
- Từ trên 10T đến 20T: xếp 10 giờ, dỡ 8 giờ.
- Từ trên 20T trở lên: xếp 12 giờ, dỡ 10 giờ.
Khối hàng nói trên là khối hàng không thể phân chia được phải để nguyên mà xếp dỡ.
Đối với một số hàng khác thời gian xếp dỡ quy định cho một hay nhiều toa xe như sau:
- Gỗ súc to và nặng từ 800 kilô trở lên: xếp 6 giờ, dỡ 4 giờ.
- Hàng lỏng xếp vào toa thùng: xếp 6 giờ, dỡ 8 giờ.
- Các loại hàng xếp rời, xếp đóng hoặc một khối nặng từ dưới 1 tấn trở xuống: xếp 4 giờ, dỡ 4 giờ.
- Các loại hàng đã đóng bao, đóng gói để xếp dỡ: xếp 3 giờ, dỡ 3 giờ.
Trường hợp Đường sắt dồn toa xe đến địa điểm xếp đó qúa số lượng yêu cầu của chủ hàng ghi trong hợp đồng, thì thời gian xếp dỡ những toa xe qúa số ấy được tăng gấp đôi.
Trường hợp phải xếp dỡ hàng vượt qúa khả năng thông thường của chủ hàng hoặc chủ hàng có đủ điều kiện về phương tiện xếp dỡ nhanh hơn, ông Tổng cục đường sắt có thể xét định hoặc rút bớt, hoặc tăng thêm thời gian xếp dỡ quy định ở trên để thích hợp với hoàn cảnh. Nhưng thời gian thay đổi phải thông báo cho chủ hàng biết tối thiểu là 4 giờ trước khi xếp dỡ xe.
c) Khoản a/ mới của điều 43.
Đường sắt phải cấp toa xe sạch sẽ cho chủ hàng. Nếu toa xe không sạch, chủ hàng phải quét rửa lấy thì Đường sắt phải trả tiền quét rửa cho chủ hàng.
Chủ hàng trả toa xe cho Đường sắt, những toa xe không sạch hoặc không tẩy uế (trường hợp phải tẩy uế) Đường sắt phải quét rửa lại hoặc tẩy uế, thì chủ hàng phải trả tiền quét rửa hoặc tiền tẩy uế cho đường sắt.
Giá tiền thuê quét rửa toa xe do ông Tổng cục trưởng Tổng cục đường sắt quy định cho từng ga, còn tẩy uế thì căn cứ theo phí tổn thực tế để thanh toán.
d) Điều 71 mới: Cước hàng nguyên toa, cước hàng lẻ.
Khoản a: có 2 giá cước: cước hàng lẻ và cước nguyên toa.
Cước hàng lẻ tính theo trọng lượng thực tế của hàng.
Cước hàng nguyên toa tính theo trọng tải ghi ở thành xe, trừ trường hợp hàng cồng, kềnh nói ở điều 77 và căn cứ theo bảng phân loại hàng hóa của Đường sắt mà quy định.
Khoản b: Một lô hàng nguyên toa gồm có nhiều loại hàng tuy bậc cước khác nhau, nếu có ghi đầy đủ trọng lượng riêng biệt trong cùng một giấy gửi hàng thì tính cước nguyên toa theo trọng lượng thực tế và cấp bậc cước của từng loại hàng cộng gộp lại với nhau.
Trường hợp trọng lượng tính cước của lô hàng nguyên toa chưa đủ trọng tải ghi ở thành xe, thì trọng lượng chênh lệch phải tính cước theo bậc cước của loại hàng có trọng lượng nhiều nhất trong lô.
Trường hợp trong lô hàng nguyên toa có hai hay nhiều loại hàng trọng lượng nhiều nhất ngang nhau mà bậc cước khác nhau, thì trọng lượng chênh lệch nói trên tính cước theo loại hàng bậc cước thấp nhất trong số loại hàng có trọng lượng nhiều nhất ngang nhau.
Trường hợp một lô hàng nguyên toa không nghi trọng lượng riêng biệt của từng loại hàng, mà chỉ ghi tổng trọng lượng vào giấy gửi hàng, thì tiền cước sẽ tính theo trọng lượng ở thành xe với giá cước của loại hàng có cấp bậc cước cao nhất trong lô.
Hàng hóa xếp hỗn hợp vào một lô nguyên toa chỉ được xếp những loại hàng thuộc 3 bậc cước khác nhau. Riêng đối với hàng “thông qua” thì áp dụng Nghị định số 87-NĐ ngày 8/12/1958 của Bộ Giao thông và Bưu điện.
e) Điều 77: Cước chở hàng cồng kềnh, thi hài, linh cửu.
Khoản a: Thi hài, linh cửu bắt buộc phải chở nguyên toa: cước tính 75% trọng tải ghi ở thành xe, theo bậc 3 trong bản phân loại hàng hóa.
Hai cốt đựng trong tiểu có thể chở như hàng lẻ hay chở nguyên toa. Nếu chở nguyên toa thì cước tính như thi hài, linh cửu, nếu chở như hàng lẻ thì tính cước hàng lẻ, nhưng mỗi hài cốt phải trả ít nhất là 300 kilô cước.
Khoản b: Khi chở nguyên toa những đồ đạc dọn nhà, phương tiện vận tải, súc vật, thú rừng nhốt vào cũi, vào lồng và các loại hàng hóa cồng kềnh khác mà trọng lượng thực tế dưới 75% trọng tải ghi ở thành xe, thì tính cước 75% trọng tải ghi ở thành xe. Nếu trọng lượng trên 75% trọng tải ghi ở thành xe thì tính cước theo trọng tải thực tế.
Các loại hàng hóa cồng kềnh xếp hỗn hợp với hàng khác nguyên toa thì không áp dụng cách tính cước quy định ở điều 71.
Các loại hàng hóa cồng kềnh sẽ do ông Tổng cục Tổng cục đường sắt quy định.
g) Đoạn cuối của điều 95, từ câu: “khi được phép trả gộp” đến câu: “ và không giờ ngày hôm sau (trường hợp dưới)” sửa lại như sau:
“Khi được phép trả gộp thì người có hàng phải trả chậm nhất 48 đồng tiếng đồng hồ kể từ khi đã lĩnh hay gửi lô hàng cuối cùng trong ngày. Thời gian này bao gồm cả thời gian nhà ga không làm việc (không kể những ngày lễ, ngày chủ nhật)”.
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN |
- 1Nghị định 161-NĐ năm 1957 ban hành thể lệ tạm thời về chuyên chở khách hàng, hành lý và bao gửi để áp dụng trên tất cả các đường sắt đang khai thác ở miền Bắc Việt Nam do Bộ Giao thông và Bưu điện ban hành
- 2Nghị định 317-NĐ năm 1957 sửa đổi giá cước vận chuyển hàng hóa bằng Đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện ban hành
- 1Nghị định 161-NĐ năm 1957 ban hành thể lệ tạm thời về chuyên chở khách hàng, hành lý và bao gửi để áp dụng trên tất cả các đường sắt đang khai thác ở miền Bắc Việt Nam do Bộ Giao thông và Bưu điện ban hành
- 2Nghị định 252-NĐ năm 1957 về thể lệ vận chuyển hàng hóa trên tất cả các đường sắt đang khai thác ở miền Bắc Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện ban hành
- 3Nghị định 317-NĐ năm 1957 sửa đổi giá cước vận chuyển hàng hóa bằng Đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện ban hành
Nghị định 32-NĐ sửa đổi Nghị định 252-NĐ về thể lệ chuyên chở hàng hóa của Đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao Thông và Bưu Điện ban hành
- Số hiệu: 32-NĐ
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 06/04/1959
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông và Bưu điện
- Người ký: Nguyễn Văn Trân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 15
- Ngày hiệu lực: 20/04/1959
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra