Chương 2 Nghị định 32/2014/NĐ-CP về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc
QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG CAO TỐC
Điều 5. Nội dung quản lý nhà nước về khai thác công trình đường cao tốc
a) Tổ chức giao thông trên đường cao tốc;
b) Điều hành giao thông trên đường cao tốc;
c) Thông tin trên đường cao tốc;
d) Tuần tra, tuần đường, tuần kiểm trên đường cao tốc;
đ) Công bố đưa vào khai thác và tạm dừng khai thác đường cao tốc;
e) Trạm thu phí trên đường cao tốc.
2. Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc.
3. Đảm bảo an toàn giao thông trên đường cao tốc, xử lý sự cố, cứu nạn, cứu hộ trên đường cao tốc.
1. Tổ chức giao thông trên đường cao tốc tuân theo phương án tổ chức giao thông được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc thực hiện theo quy định tại Điều 26 và Khoản 1 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ.
2. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm:
a) Phê duyệt phương án, điều chỉnh phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý;
1. Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực chịu trách nhiệm giám sát, điều hành hoạt động của các Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến và điều hành giao thông khu vực thuộc phạm vi quản lý.
3. Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực là đơn vị sự nghiệp có thu. Kinh phí hoạt động của Trung tâm được bố trí từ Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương, trích từ nguồn thu phí của các tuyến cao tốc trong phạm vi quản lý và các nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật.
1. Đơn vị khai thác, bảo trì chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý, khai thác các Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
2. Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến chịu sự giám sát, điều hành của Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực; đồng thời chịu trách nhiệm gửi thông tin giao thông từ các Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến tới Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực để quản lý, điều hành.
1. Thông tin trên đường cao tốc gồm thông tin cố định và thông tin thay đổi:
a) Thông tin cố định được cung cấp bằng hệ thống báo hiệu đường bộ trên đường cao tốc;
2. Đơn vị khai thác, bảo trì chịu trách nhiệm cung cấp thông tin theo phương án tổ chức giao thông đã được phê duyệt.
3. Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực chỉ đạo đơn vị khai thác, bảo trì cung cấp thông tin giao thông trên cơ sở phương án tổ chức giao thông đặc biệt được Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khi có tình huống khó khăn đột xuất xảy ra.
Điều 10. Tuần tra, tuần đường và tuần kiểm trên đường cao tốc
Điều 11. Công bố đưa vào khai thác và tạm dừng khai thác đường cao tốc
1. Công trình đường cao tốc chỉ được đưa vào khai thác sử dụng khi bảo đảm yêu cầu thiết kế, bảo đảm chất lượng và đạt các tiêu chuẩn theo quy định và có phương án tổ chức giao thông được phê duyệt.
2. Tạm dừng khai thác đường cao tốc là trường hợp tạm không sử dụng một chiều hoặc cả hai chiều của tuyến đường cao tốc. Tạm dừng khai thác đường cao tốc được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Một hoặc nhiều công trình trên đường cao tốc gặp sự cố không thể hoạt động bình thường, ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên đường cao tốc;
b) Xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng bắt buộc phải tạm dừng khai thác;
c) Phục vụ yêu cầu quốc phòng, an ninh.
3. Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố đưa vào khai thác và tạm dừng khai thác các tuyến đường cao tốc trong phạm vi quản lý.
Trạm thu phí trên đường cao tốc thực hiện việc thu phí phương tiện giao thông trên đường cao tốc, áp dụng công nghệ thu phí tiên tiến, hiện đại, được xây dựng theo quy hoạch hoặc dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Hoạt động của trạm thu phí phải đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt, tránh ùn tắc giao thông tại khu vực trạm thu phí.
Điều 13. Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc
1. Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trường hợp quy hoạch phát triển giao thông được cấp có thẩm quyền phê duyệt của ngành, của địa phương có sự thay đổi, việc bổ sung nút giao với đường cao tốc phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định và phải xây dựng nút giao khác mức liên thông. Kinh phí xây dựng nút giao khác mức liên thông và các kinh phí khác có liên quan do chủ đầu tư của tuyến kết nối chịu trách nhiệm.
Điều 14. Bảo đảm an toàn giao thông trên đường cao tốc
1. Mọi hoạt động quản lý, bảo trì công trình đường cao tốc làm hạn chế điều kiện sử dụng bình thường của đường cao tốc phải được thông báo trên các phương tiện thông tin đến người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
2. Đơn vị khai thác, bảo trì phải bố trí đầy đủ nhân lực, thiết bị để cảnh báo nguy cơ gây mất an toàn giao thông, bảo vệ phạm vi cảnh báo theo quy định hiện hành về an toàn giao thông.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường cao tốc trong phạm vi quản lý.
5. Nhà đầu tư, đơn vị khai thác, bảo trì chủ động phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an và các lực lượng chức năng khác tại khu vực trong công tác tổ chức giao thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc và xử lý, giải quyết tai nạn, sự cố.
1. Nguyên tắc xử lý thông tin trên đường cao tốc:
a) Thông tin về tai nạn, sự cố phương tiện, sự cố công trình trên đường cao tốc được cung cấp từ các nguồn hệ thống thu thập thông tin trên đường cao tốc; tuần tra, tuần đường, tuần kiểm đường cao tốc; thông tin từ người dân và người tham gia giao thông qua hệ thống điện thoại khẩn cấp trên đường cao tốc.
b) Khi nhận được thông tin về tai nạn, sự cố phương tiện, sự cố công trình xảy ra trên đường cao tốc, đơn vị khai thác, bảo trì điều động ngay lực lượng tuần đường, lực lượng ứng cứu giao thông và thông báo cho cơ quan công an; các đội cứu hộ, cứu nạn và các lực lượng liên quan khẩn trương có mặt tại hiện trường thực hiện nhiệm vụ theo chức năng.
2. Mọi tổ chức, cá nhân khi phát hiện tai nạn, sự cố phương tiện, sự cố công trình xảy ra trên đường cao tốc có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến hoặc cơ quan công an qua số điện thoại khẩn cấp trên đường cao tốc.
Điều 16. Cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc
Khi xảy ra tai nạn, sự cố giao thông, tổ chức, cá nhân có liên quan ngoài việc thực hiện theo quy định của Điều 38 Luật Giao thông đường bộ cần có trách nhiệm thực hiện các quy định sau:
1. Đơn vị khai thác, bảo trì tuyến đường cao tốc có tai nạn, sự cố phải điều động lực lượng đến ngay hiện trường giải quyết bước đầu, bảo vệ hiện trường, sơ cứu về người (nếu có), hướng dẫn điều tiết giao thông tạm thời; bố trí lực lượng tham gia giải quyết tai nạn, sự cố theo chỉ huy của lực lượng công an; tổ chức thực hiện các thủ tục đòi bồi thường thiệt hại tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc theo quy định.
2. Đội cứu nạn có mặt ngay tại hiện trường chậm nhất 30 phút kể từ khi nhận được thông tin để sơ cứu, cấp cứu ban đầu người bị nạn; vận chuyển người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất.
5. Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực chịu trách nhiệm:
a) Chỉ đạo Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến và giám sát việc cung cấp các thông tin trong quá trình thực hiện cứu hộ, cứu nạn;
b) Chỉ đạo các đơn vị khai thác, bảo trì tuyến đường cao tốc khác trong khu vực tham gia hỗ trợ giải quyết tai nạn, sự cố khi cần thiết;
c) Điều phối giao thông trên hệ thống đường cao tốc khu vực theo phương án tổ chức giao thông đặc biệt đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
7. Chi phí cứu nạn, cứu hộ trên đường cao tốc
a) Bộ Giao thông vận tải quy định về định mức, chi phí cứu hộ trên đường cao tốc;
b) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định về định mức, chi phí cho công tác cứu nạn trên đường cao tốc;
Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc
1. Người điều khiển phương tiện, người có liên quan trực tiếp đến tai nạn và người có mặt nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời đến cơ quan chức năng qua số điện thoại khẩn cấp theo quy định tại Điều 38 Luật Giao thông đường bộ. Người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản công trình đường cao tốc đối với trường hợp sự cố, tai nạn do mình gây ra theo quy định.
2. Đơn vị khai thác, bảo trì chịu trách nhiệm thực hiện việc xác định giá trị thiệt hại; dọn dẹp hiện trường sau khi lực lượng công an và các lực lượng chức năng khác lập xong biên bản hiện trường và cho phép giải phóng hiện trường; tiến hành sửa chữa, phục hồi công trình đường cao tốc bị hư hại do tai nạn, sự cố gây ra.
Nghị định 32/2014/NĐ-CP về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Cơ chế quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc
- Điều 5. Nội dung quản lý nhà nước về khai thác công trình đường cao tốc
- Điều 6. Tổ chức giao thông trên đường cao tốc
- Điều 7. Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực
- Điều 8. Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến
- Điều 9. Thông tin trên đường cao tốc
- Điều 10. Tuần tra, tuần đường và tuần kiểm trên đường cao tốc
- Điều 11. Công bố đưa vào khai thác và tạm dừng khai thác đường cao tốc
- Điều 12. Trạm thu phí trên đường cao tốc
- Điều 13. Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc
- Điều 14. Bảo đảm an toàn giao thông trên đường cao tốc
- Điều 15. Xử lý thông tin và trách nhiệm phát hiện, báo tin khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc
- Điều 16. Cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc
- Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc