Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 304-NĐ | Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 1957 |
BAN HÀNH THỂ LỆ QUẢN LÝ ĐƯỜNG NGANG
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN
Để bảo đảm giao thông an toàn ở những đường ngang;
Căn cứ đề nghị của ông Chủ nhiệm Tổng cục Đường sắt, và ông Giám đốc Nha Giao thông;
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. – Nay ban hành thể lệ quản lý đường ngang.
- Trong lòng đường sắt có ray hố bánh bắt song hành với ray chính.
- Hai bên ngoài ray chính và giữa hai ray hố bánh có rải đá hoặc lát ván ngang bằng với mặt ray.
Điều 6. – Các đường ngang chia làm hai loại:
- Loại A gồm những đường ngang không cần phải có những thể lệ đặc biệt để đảm bảo an ninh qua lại.
- Loại B gồm những đường ngang không cần phải có những thể lệ đặc biệt để đảm bảo an ninh qua lại.
Những quy cách về thiết bị và quy tắc phân loại đường ngang do ông Chủ nhiệm Tổng cục, Đường sắt đề nghị được ông Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện duyệt để thi hành.
Điều 8. – a) Ở những đường ngang loại B, có bố trí người gác cả ngày lẫn đêm.
b) Những thiết bị để bảo đảm an ninh gồm có:
- Về đường bộ, ở hai bên đường ngang có thiết bị chặn đường, đặt ngang đường bộ và có biển tín hiệu mầu đỏ đặt giữa đường bộ bắt xe cộ dừng lại, ban đêm có thắp đèn tín hiệu màu đỏ thay cho cột tín hiệu màu đỏ.
- Về đường sắt, ở hai bên đường ngang có cột tín hiệu màu đỏ hoặc biển tín hiệu màu đỏ bắt xe lửa đứng lại, ban đêm có thắp đèn tín hiệu màu đỏ thay cho cột tín hiệu màu đỏ.
c) Thể lệ áp dụng để đảm bảo an ninh như sau:
- Khi để cho người và xe cộ đi qua đường ngang, tín hiệu đường sắt phải có tác dụng bắt xe lửa đứng lại ở ngoài đường ngang.
- Khi để cho xe lửa đi qua đường ngang, thiết bị chặn đường và tín hiệu đường bộ phải có tác dụng bắt xe cộ đứng lại ở ngoài thiết bị chặn đường.
- Tuyệt đối không được để tín hiệu đường bộ và tín hiệu đường sắt cùng một lúc có tác dụng cho hai loại xe cùng qua đường ngang.
a) Khi nhịp cầu quay chưa trở lại và chưa được ổn định ở vị trí bảo đảm giao thông trên cầu, thiết bị chặn đường ở hai đầu cầu và tín hiệu đường bộ, đường sắt phải có tác dụng bắt buộc dùng xe lửa, các xe khác và nhân dân sử dụng đường bộ phải đứng lại ở ngoài phạm vi cầu chung.
b) Việc mở nhịp cầu quay cho giao thông đường thủy chỉ có thể làm vào những giờ đã ấn định trong một quy định của Tổng cục Đường sắt, niêm yết hai bên đầu cầu.
- Trong bất cứ trường hợp nào, giao thông đường sắt trên cầu phải được lập lại 20 phút trước giờ xe lửa qua, theo bản giờ tàu hiện hành.
- Những tàu thủy, ca-nô và thuyền muốn xin mở dịp cầu quay phải bỏ neo để đứng lại cách cầu 100mét kéo còi hoặc ra hiệu xin mở cầu và chỉ được tiến lên để qua cầu khi người phụ trách mở cầu ra hiệu lệnh cho qua cầu.
- Những hoa tiêu tàu thủy, ca-nô phải tuyệt đối tuân theo hiệu lệnh của người phụ trách mở cầu.
Điều 14. – Tùy theo trường hợp nặng nhẹ, người vi phạm sẽ bị:
- Phê bình, cảnh cáo
- Bồi thường thiệt hại nếu đã gây thiệt hại cho nhân dân hoặc cho Nhà nước
Nếu vi phạm gây ra tai nạn, làm thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, tính mệnh và tài sản của nhân dân, can phạm bị truy tố trước tòa án và trừng trị theo hình luật chung.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN |
Nghị định 304-NĐ năm 1957 về thể lệ quản lý đường ngang do Bộ trưởng Bộ Giao Thông và Bưu Điện ban hành.
- Số hiệu: 304-NĐ
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 02/10/1957
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông và Bưu điện
- Người ký: Nguyễn Hữu Mai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 42
- Ngày hiệu lực: 17/10/1957
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra