Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 298-TTg | Hà Nội, ngày 09 tháng 07 năm 1957 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT SỐ 100-SL/L002 NGÀY 20-05-1957 VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CHÍ.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật số 100-SL/Lt002 ngày 20 tháng 05 năm 1957 và Sắc lệnh số 282-SL ngày 14 tháng 12 năm 1956 về chế độ báo chí;
Chiếu Sắc lệnh số 18-SL ngày 31 tháng 1 năm 1956 đặt thể lệ lưu chiểu văn hóa phẩm,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành:
- Việc cấp giấy phép xuất bản báo chí.
- Việc nộp lưu chiểu trước khi phát hành báo chí.
- Việc áp dụng kỷ thuật.
MỤC I. - THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP
1) Một tờ khai ghi rõ: tên, tôn chỉ, mục đích, trụ sở chính thức, nhà in và chương trình hoạt động của tờ báo.
2) Một bản sơ lược lý lịch, một giấy chứng nhận có chủ quyền công dân và hiện không bị truy tố trước pháp luật của mỗi người: chủ nhiệm, chủ bút (hoặc tổng biên tập, hoặc thư ký tòa soạn) và quản lý của tờ báo, bản sơ lược lý lịch do Ủy ban Hành chính thành phố hoặc tỉnh nơi những người này cư trú cấp Giấy chứng nhận có đủ quyền công dân và không bị truy tố trước pháp luật do tòa án nhân dân thành phố hoặc tòa án nhân dân tỉnh nơi cư trú cấp. Riêng đối với Khu Tự trị Thái mèo và Khu Hồng quảng thì các giấy tờ trên do Ủy ban Hành chính hay Tòa án nhân dân Khu cấp.
3) Một danh sách biên tập viên, công tác viên thường xuyên giúp việc tờ báo.
Sở Báo chí Trung ương sẽ ấn định những mẫu giấy tờ và hướng dẫn việc khai báo.
Điều 3. Đơn cùng các giấy tờ nói trên nộp tại các cơ quan sau đây:
- Ở Hà nội: tại Sở Báo chí Trung ương.
- Ở Hải phòng, Nam định: tại Ủy ban Hành chính thành phố.
- Ở khu Hồng quảng và Khu Tự trị Thái mèo: tại Ủy ban Hành chính Khu.
- Ở các tỉnh: tại Ủy ban Hành chính tỉnh.
Sau khi nhận được đơn xin phép xuất bản báo chí và các giấy tờ khai báo hợp thức, cơ quan nhận đơn sẽ cấp cho người nộp đơn một giấy biên nhận.
Điều 4. Giấy phép cho xuất bản báo do Thủ tướng Phủ cấp.
Báo nào tự ý đính bản một thời gian quá ba tháng mà sau này muốn tục bản thì phải xin phép và khai báo lại.
1) Thay đổi tên báo.
2) Thay đổi nội dung, thể tài căn bản khác với tôn chỉ, mục đích đã ghi trong giấy phép cho xuất bản báo.
3) Thay đổi kỳ hạn phát hành như tờ báo hàng ngày chuyển sang hàng tuần, hàng tháng hoặc ngược lại.
4) Thay đổi một hoặc nhiều người chịu trách nhiệm chính của tờ báo.
Báo ra hàng ngày phải nộp trước ba tiếng đồng hồ; báo không ra hàng ngày trước sáu tiếng đồng hồ; các loại tạp chí, tập san, chuyên san trước mười hai tiếng đồng hồ.
Điều 11. Báo lưu chiểu nộp cho:
- Sở Báo chí Trung ương: năm bản,
- Ủy ban Hành chính và Tòa án nhân dân thành phố hoặc tỉnh nơi nào xuất bản, mỗi cơ quan hai bản.
Ở khu Hồng quảng và Khu tự trị Thái mèo nộp cho Ủy ban Hành chính và Tòa án nhân dân Khu, mỗi cơ quan hai bản.
Riêng các báo chí, tập san, chuyên san của các cơ quan, đoàn thể, các chính đảng chỉ lưu hành trong nội bộ, không lưu hành ngoài công chúng, chỉ phải nộp lưu chiểu mỗi số ba bản cho Sở Báo chí Trung ương.
Đối với các báo chí không xuất bản tại Hà nội, số báo nộp lưu chiểu cho Sở Báo chí Trung ương sẽ gửi qua cơ quan bưu điện cùng một lúc với khi nộp lưu chiểu cho Ủy ban Hành chính và Tòa án nhân dân địa phương.
Báo chí nào vi phạm điều 5, điều 7, hoặc điều 8 Nghị định này, sẽ tùy lỗi nặng hay nhẹ, bị cảnh cáo hoặc trừng phạt theo đoạn 1 điều 13 Sắc lệnh số 282-SL ngày 14 tháng 12 năm 1956.
Báo chí nào vi phạm điều 9, điều 10, điều 11, điều 12, điều 13 hoặc điều 24 Nghị định này sẽ bị trừng phạt theo đoạn 4, điều 13 Sắc lệnh số 282-SL ngày 14 tháng 12 năm 1956.
Báo chí nào in lại toàn bộ hoặc trích đăng những bài báo đã đăng trên những báo chí đã có lệnh tịch thu hay thu hồi, sẽ bị trừng phạt theo đọan 2 điều 13 Sắc lệnh số 282-SL, ngày 14 tháng 12 năm 1956.
Điều 17. Đối với các báo chí xuất bản ở Hà nội thì quyền cảnh cáo ủy cho Sở Báo chí Trung ương.
Đối với các báo chí xuất bản ở các địa phương thì quyền cảnh cáo ủy cho Ủy ban Hành chính địa phương: Ủy ban Hành chính tỉnh, Ủy ban hành chính thành phố, Ủy ban Hành chính Khu Tự trị Thái mèo hoặc Ủy ban Hành chính Khu Hồng quảng, tùy theo nơi xuất bản của tờ báo.
Bài cải chính không được dài quá gấp đôi bài báo đã xúc phạm, nhưng ít nhất cũng được viết dài tới năm mươi dòng trong cột báo.
Số lượng phát hành của số báo đăng bài cải chính không được ít hơn kỳ đã có bài vu khống, xúc phạm tới danh dự.
Đối với báo xuất bản hàng ngày, chậm nhất ba ngày sau khi nhận được phải đăng bài cải chính. Đối với các báo chí khác không xuất bản hàng ngày, nếu nhận được bài cải chính đến một ngày trước khi báo lên khuôn, thì phải đăng ngay trong số báo sắp ra đó.
Những bài cải chính của tổ chức hay cá nhân gửi tới đăng đều không phải trả tiền cho tờ báo.
Những điều quy định ở
Đối với các việc tòa soạn không đăng bài cải chính, đăng chậm, đăng không đúng thể thức quy định ở các điều 20, 21 và 22 trên đây, đương sự có thể khiếu nại tại các cơ quan có thẩm quyền xét định nói ở
Điều 25. Những điều khoản ban hành trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
- 1Sắc lệnh số 282/SL về việc quy định chế độ báo chí do Chủ tịch nước ban hành
- 2Sắc lệnh số 282/SL về chế độ báo chí do Quốc hội ban hành
- 3Luật Báo chí 1989
- 4Thông tư 83-VHTT/VP-1978 về viêc nộp lưu chiểu văn hóa phẩm để hướng dẫn thi hành các luật lệ về lưu chiểu văn hóa phẩm do Bộ Văn hóa thông tin ban hành
- 1Sắc lệnh số 282/SL về việc quy định chế độ báo chí do Chủ tịch nước ban hành
- 2Sắc lệnh số 282/SL về chế độ báo chí do Quốc hội ban hành
- 3Luật Báo chí 1989
- 4Thông tư 83-VHTT/VP-1978 về viêc nộp lưu chiểu văn hóa phẩm để hướng dẫn thi hành các luật lệ về lưu chiểu văn hóa phẩm do Bộ Văn hóa thông tin ban hành
Nghị định 298-TTg năm 1957 hướng dẫn luật chế độ báo chí do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- Số hiệu: 298-TTg
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 09/07/1957
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phan Kế Toại
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 29
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra