Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 293-CP | Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 1981 |
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ do Quốc hội thông qua ngày 14-7-1960;
Căn cứ điều 27 của Pháp lệnh ngày 14-11-1979 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp chế của Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH:
VỀ BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM
Điều 2. Trong việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em, Bộ Y tế có trách nhiệm:
1. Từng bước thực hiện việc khám sức khoẻ định kỳ cho tất cả trẻ em và lập sổ theo dõi sức khoẻ trẻ em.
2. Có kế hoạch tổ chức sản xuất các thứ thuốc cần thiết cho từng lứa tuổi trẻ em; từng bước tăng tỷ lệ giường bệnh dành cho trẻ em, bảo đảm số lượng và chất lượng cán bộ, nhân viên làm việc ở các khoa nhi.
3. Cùng với Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em và Bộ Giáo dục xây dựng, hoàn chỉnh và tổ chức thực hiện tốt các chế độ phòng bệnh, khám bệnh và chữa bệnh cho những người có nhiệm vụ hằng ngày tiếp xúc với trẻ em.
Không được xây dựng các nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường học, sơ cở y tế và văn hoá phục vụ trẻ em gần những nơi có những kho tàng nói trên.
Nếu vì lợi ích chung mà cần phải dùng những cơ sở nói trên vào mục đích khác, thì phải được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương cho phép, và phải bố trí những cơ sở tương xứng để thay thế.
a) Tổ chức việc sáng tác, xuất bản, phát hành các loại sách báo tranh ảnh, xây dựng các loại phim, các tiết mục múa, nhạc, kịch, xiếc v.v... thích hợp với trẻ em;
b) Tổ chức việc sản xuất các dụng cụ thể dục thể thao, các dụng cụ giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em;
c) Củng cố và xây dựng mới các thư viện, câu lạc bộ, nhà văn hoá, rạp hát, cơ sở luyện tập v.v... dành cho trẻ em. (Nếu chưa có điều kiện xây dựng những công trình riêng cho trẻ em, thì phải quy định thích đáng thời gian dành cho trẻ em trong kế hoạch sử dụng các công trình chung).
Khi phát hiện những văn hoá phẩm trên đây, bất cứ công dân nào cũng có quyền tịch thu và nộp cho cơ quan văn hoá sở tại từ cấp huyện, quận hoặc cấp tương đương trở lên.
Khi chiếu những phim và biểu diễn những tiết mục đó, các rạp phải thông báo trước, nhân viên kiểm soát vé và giữ trật tự ở những nơi này không được cho trẻ em vào xem.
Khi chiếu trên vô tuyến truyền hình những phim, những tiết mục sân khấu không nên để trẻ em xem, các đài truyền hình phải thông báo trước.
ĐỐI VỚI TRẺ EM LÀ CON LIỆT SĨ, TRẺ EM MỒ CÔI VÀ TRẺ EM TÀN TẬT
Trẻ em là con liệt sĩ được ưu tiên nhận vào các nhà trẻ, các lớp mẫu giáo và các trường học.
VỀ CHÍNH SÁCH BÁN GIÁ HẠ CÁC MẶT HÀNG DÀNH CHO TRẺ EM
VỀ TRÁCH NHIỆM CHUNG CỦA CHÍNH QUYỀN CÁC CẤP VÀ CÁC ĐƠN VỊ CƠ SỞ
Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước có trách nhiệm giúp Hội đồng Chính phủ, Uỷ ban kế hoạch các cấp có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp xét duyệt và kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đó.
VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM
Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm giúp đỡ các hội cha mẹ học sinh.
Việc xử lý bằng biện pháp hành chính sẽ theo những quy định trong các
Việc xử lý bằng biện pháp hình sự sẽ theo những quy định của luật hình sự.
Nếu không đồng ý với kháng nghị, thì trong thời hạn 7 ngày, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội nói trên phải trả lời và nêu rõ lý do trong trường hợp này. Các đoàn thể đã kháng nghị có quyền khiếu nại lên cấp trên của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội đã vi phạm. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày được khiếu nại, tổ chức cấp trên của cơ quan hoặc tổ chức bị kháng nghị phải thông báo cho đoàn thể đã kháng nghị về cách giải quyết của mình.
Điều 24. Các hình thức phạt hành chính theo Điều 26 của Pháp lệnh ngày 14-11-1979 bao gồm:
- Cảnh cáo.
- Phạt tiền từ 1 đồng đến 50 đồng.
- Phạt lao động công ích từ 1 ngày đến 3 ngày.
Nếu trong khi thừa hành nhiệm vụ, cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước vi phạm Pháp lệnh ngày 14-11-1979 thì ngoài những hình thức phạt hành chính trên đây, còn có thể bị thi hành kỷ luật theo điều lệ về kỷ luật do Hội đồng Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 195/CP ngày 31-12-1964.
Uỷ ban nhân dân huyện, quận hoặc cấp tương đương có quyền áp dụng tất cả các hình thức phạt hành chính quy định ở điểm 24 trên đây.
- 5 ngày đối với quyết định của Uỷ ban nhân dân xã, phường.
- 7 ngày đối với quyết định của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, hoặc cấp tương đương.
Trong thời hạn 7 ngày sau khi nhận được khiếu nại, uỷ ban nhân dân cấp trên phải có quyết định chính thức giải quyết việc khiếu nại. Quyết định xử lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu là quyết định cuối cùng.
Tố Hữu (Đã ký) |
- 1Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 1991
- 2Chỉ thị 298-TTg năm 1996 về kiểm điểm đánh giá 5 năm thi hành luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 374-HĐBT Hướng dẫn Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Chỉ thị 102/CT năm 1989 về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Chỉ thị 38-CT/TW năm 1994 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do Ban Bí thư ban hành
- 1Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ 1960
- 2Pháp lệnh bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1979
- 3Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 1991
- 4Chỉ thị 298-TTg năm 1996 về kiểm điểm đánh giá 5 năm thi hành luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 102/CT năm 1989 về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 6Chỉ thị 38-CT/TW năm 1994 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do Ban Bí thư ban hành
Nghị định 293-CP năm 1981 thi hành Pháp lệnh về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do Hội đồng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 293-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 04/07/1981
- Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
- Người ký: Tố Hữu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 12
- Ngày hiệu lực: 19/07/1981
- Ngày hết hiệu lực: 14/11/1991
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra