- 1Thông tư 40/2011/TT-BCT quy định về khai báo hóa chất do Bộ Công thương ban hành
- 2Thông tư 07/2013/TT-BCT quy định việc đăng ký sử dụng hóa chất nguy hiểm để sản xuất sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 3Thông tư 36/2014/TT-BCT về huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2011/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2011 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương và Bộ trưởng Bộ Y tế,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung tên Điều,
“Điều 4. Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện; Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh; Danh mục hóa chất cấm và Danh mục hóa chất độc
1. Ban hành kèm theo Nghị định này các danh mục hóa chất theo quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 19 và Điều 23 của Luật Hóa chất, bao gồm:
b) Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh được sửa đổi, bổ sung (Phụ lục II);
d) Danh mục hóa chất độc phải xây dựng Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc (Phụ lục VI).”
2. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 5. Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Biện pháp; Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và thiết lập khoảng cách an toàn.
1. Ban hành kèm theo Nghị định này:
a) Danh mục hóa chất nguy hiểm tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định tại Điều 38 của Luật Hóa chất và thiết lập khoảng cách an toàn được sửa đổi, bổ sung (Phụ lục IV);
b) Danh mục hóa chất nguy hiểm mà tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (Phụ lục VII).
2. Theo yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực xem xét, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục hóa chất quy định tại khoản 1 Điều này.”
3. Bổ sung
“Điều 6. Danh mục hóa chất phải khai báo
1. Ban hành kèm theo Nghị định này Danh mục hóa chất phải khai báo được sửa đổi, bổ sung (Phụ lục V).”
4. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 7. Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp
1. Điều kiện sản xuất hóa chất
a) Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;
b) Cán bộ chuyên trách quản lý an toàn hóa chất được đào tạo hoặc huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất;
c) Người lao động trực tiếp tiếp xúc với hóa chất của cơ sở sản xuất phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất;
d) Cơ sở vật chất – kỹ thuật trong cơ sở sản xuất hóa chất phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Hóa chất;
đ) Có trang thiết bị phù hợp hoặc hợp đồng liên kết với đơn vị có đủ năng lực được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận để kiểm tra hàm lượng và các thành phần hóa chất;
e) Có Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
g) Có trang thiết bị an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy; có trang thiết bị kiểm soát, thu gom và xử lý chất thải nguy hại hoặc có hợp đồng vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
2. Điều kiện kinh doanh hóa chất
a) Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất;
b) Người trực tiếp tiếp xúc với hóa chất của cơ sở kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất;
c) Cơ sở vật chất – kỹ thuật trong cơ sở kinh doanh hóa chất phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Hóa chất;
d) Có Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
đ) Có trang thiết bị an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy; có trang thiết bị kiểm soát, thu gom và xử lý chất thải nguy hại hoặc có hợp đồng vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.”
5. Bổ sung
“Điều 7a. Đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất phải có trách nhiệm trong việc cử lãnh đạo, người quản lý, người lao động trong cơ sở tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất.
2. Đối tượng được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất gồm: lãnh đạo, người quản lý các bộ phận liên quan trực tiếp đến hoạt động hóa chất; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất.
3. Nội dung đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất trong hoạt động hóa chất phải phù hợp với vị trí công tác và chủng loại hóa chất, gồm:
a) Đối với lãnh đạo, người quản lý các bộ phận liên quan trực tiếp đến hoạt động hóa chất được đào tạo, huấn luyện kiến thức pháp luật về quản lý hoạt động hóa chất; kiến thức pháp luật liên quan đến phòng cháy, chữa cháy; quy định về khoảng cách an toàn; thực hiện Biện pháp, Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;
b) Đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất được đào tạo, huấn luyện các nội dung về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất quy định tại tiêu chuẩn, quy chuẩn và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành;
c) Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định cụ thể chương trình, nội dung đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất trong hoạt động hóa chất cho các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Sau khi được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất, người đạt yêu cầu được cấp Giấy chứng nhận.
5. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hướng dẫn và ủy quyền cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất theo đúng nội dung, chương trình quy định tại khoản 3 Điều này và cấp Giấy chứng nhận đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất cho tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn quản lý.
6. Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, cơ quan cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 5 Điều này có trách nhiệm báo cáo Bộ quản lý ngành, lĩnh vực; trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực gửi Bộ Công thương tình hình hoạt động đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất thuộc phạm vi quản lý.
7. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện kiểm tra hoạt động đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất của cơ quan cấp Giấy chứng nhận thuộc phạm vi quản lý.”
6. Bổ sung
“Điều 7b. Hồ sơ, thủ tục, cơ quan xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 36 Luật Hóa chất.
2. Hồ sơ đề nghị xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, bao gồm:
a) Đơn đề nghị của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất nguy hiểm;
b) Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;
c) Các tài liệu kèm theo (nếu có).
3. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất có trách nhiệm kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất, kinh doanh, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất nguy hiểm trước khi cấp giấy chứng nhận. Thời hạn xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phải nộp phí theo quy định của pháp luật.
5. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tổ chức việc xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;
b) Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc quản lý và thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thuộc phạm vi quản lý;
c) Quy định cụ thể các yêu cầu về nội dung, về tổ chức cấp Giấy xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.”
7. Bổ sung
“Điều 7c. Đăng ký sử dụng hóa chất
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất theo quy định tại Chương V và Điều 63, Điều 64 Luật Hóa chất phải thực hiện việc đăng ký sử dụng hóa chất.
2. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định cụ thể việc đăng ký sử dụng hóa chất trong phạm vi quản lý của mình; thực hiện kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất việc tổ chức, đăng ký sử dụng hóa chất.”
8. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 8. Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành y tế
1. Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất trong lĩnh vực dược
Cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất sử dụng trong lĩnh vực dược phải có người quản lý chuyên môn, cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự theo quy định của Luật Dược và Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược.
2. Điều kiện sản xuất hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế
Cơ sở sản xuất hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế phải có đủ các điều kiện sau:
a) Người trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;
b) Cơ sở vật chất – kỹ thuật trong cơ sở sản xuất phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Hóa chất;
c) Có đủ trang thiết bị kiểm tra chất lượng hoặc hợp đồng liên kết với đơn vị có đủ năng lực kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng hàng hóa;
d) Có biện pháp quản lý về phòng, chống cháy nổ, sự cố hóa chất, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
3. Điều kiện kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế
Cơ sở kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế phải có đủ các điều kiện sau:
a) Người phụ trách về an toàn hóa chất có trình độ trung học trở lên về chuyên ngành hóa chất, trừ trường hợp kinh doanh các chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn thông dụng bao gồm: hương xua muỗi, bình xịt diệt côn trùng, kem xua côn trùng, tấm hóa chất xua muỗi dùng điện, dung dịch xua muỗi dùng điện, màn tẩm hóa chất diệt muỗi và bả diệt gián, ruồi;
b) Cơ sở vật chất – kỹ thuật trong cơ sở kinh doanh phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Hóa chất;
c) Có biện pháp quản lý về phòng chống cháy nổ, sự cố hóa chất, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Điều kiện sản xuất hóa chất sử dụng trong trang thiết bị y tế
Cơ sở sản xuất hóa chất sử dụng trong trang thiết bị y tế phải có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Điều kiện kinh doanh hóa chất sử dụng trong trang thiết bị y tế
Cơ sở kinh doanh hóa chất sử dụng trong trang thiết bị y tế phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật.”
9. Bổ sung tên
“Điều 12. Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh”
10. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 13. Trách nhiệm thực hiện thiết lập khoảng cách an toàn
1. Các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất nguy hiểm thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục IV Nghị định này khi đầu tư mới phải thiết lập khoảng cách an toàn từ khu vực sản xuất, kinh doanh, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất nguy hiểm tới các điểm dân cư, công trình công cộng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, khu dự trữ thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo tồn biển, nguồn nước sinh hoat theo quy định tại Nghị định này và phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về khoảng cách an toàn.
2. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng khu vực cần duy trì khoảng cách an toàn của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất nguy hiểm đang tồn tại có các điều kiện về khoảng cách an toàn chưa đảm bảo theo quy định tại Nghị định này.
Trường hợp các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất nguy hiểm đang tồn tại, nếu chưa thiết lập khoảng cách an toàn thì phải có lộ trình xác định khoảng cách an toàn và báo cáo việc thực hiện lộ trình với Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Việc thiết lập khoảng cách an toàn phải hoàn thành trước ngày 30 tháng 12 năm 2012.”
11. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 18. Thủ tục khai báo hóa chất
1. Đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất
a) Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ khai báo đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo trên địa bàn quản lý;
b) Tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất lập 01 (một) bộ hồ sơ gồm các tài liệu: Bản khai báo hóa chất; Phiếu an toàn hóa chất tiếng Việt theo mẫu do Bộ Công Thương quy định đối với hóa chất là hóa chất nguy hiểm.
Trường hợp hóa chất đã được khai báo trước đó tại Sở Công thương thì tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất nguy hiểm không phải nộp lại Phiếu an toàn hóa chất khi thành phần hóa chất không thay đổi;
c) Tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo có trách nhiệm khai báo hóa chất sản xuất trong một năm bằng văn bản đến Sở Công thương trước ngày 31 tháng 01 hàng năm;
d) Thời hạn xác nhận khai báo hóa chất của Sở Công thương là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
2. Đối với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất
a) Bộ Công thương tiếp nhận hồ sơ khai báo của các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo;
b) Tổ chức, cá nhân khai báo lập 01 (một) bộ hồ sơ gồm các tài liệu: Bản khai báo hóa chất; Hóa đơn mua bán hóa chất; các giấy tờ khác (nếu có). Đối với hóa chất là hóa chất nguy hiểm thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo tại Phụ lục V kèm theo Nghị định này, hồ sơ khai báo phải kèm theo Phiếu an toàn hóa chất tiếng Việt theo mẫu do Bộ Công thương quy định và bản tiếng Anh trong trường hợp cần đối chiếu, so sánh.
Trường hợp hóa chất đã được khai báo trước đó tại Bộ Công thương thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất nguy hiểm không phải nộp lại Phiếu an toàn hóa chất khi thành phần hóa chất không thay đổi. Quy định này không áp dụng đối với tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất nhập khẩu qua mạng điện tử;
c) Trước khi thông quan hóa chất, tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất có trách nhiệm thực hiện việc khai báo hóa chất với Bộ Công thương;
d) Thời hạn xác nhận khai báo hóa chất nhập khẩu của Bộ Công thương là 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Các trường hợp miễn trừ khai báo
Hóa chất được sản xuất, nhập khẩu một lần phục vụ an ninh, quốc phòng, ứng phó các sự cố thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp.
5. Lệ phí khai báo hóa chất
Tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất sản xuất, khai báo hóa chất nhập khẩu phải nộp lệ phí khai báo theo quy định của pháp luật.”
12. Bổ sung
“Điều 18a. Xác nhận Phiếu an toàn hóa chất đối với hóa chất xuất khẩu
Tổ chức, cá nhân trước khi xuất khẩu hóa chất phải ghi đầy đủ thông tin của hóa chất theo yêu cầu trong Phiếu an toàn hóa chất và phải được Bộ Công thương đánh giá, xác nhận vào Phiếu an toàn hóa chất.”
13. Sửa đổi
“2. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và địa phương xây dựng Đề án Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia, Danh mục hóa chất quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.”
14. Sửa đổi
“2. Nghị định này thay thế Nghị định 68/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về an toàn hóa chất.”
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2011.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
| TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Luật Dược 2005
- 2Nghị định 79/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Dược
- 3Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 4Luật Hóa chất 2007
- 5Thông tư 40/2011/TT-BCT quy định về khai báo hóa chất do Bộ Công thương ban hành
- 6Thông tư 07/2013/TT-BCT quy định việc đăng ký sử dụng hóa chất nguy hiểm để sản xuất sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 7Thông tư 36/2014/TT-BCT về huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 8Dự thảo Luật Hóa chất sửa đổi
Nghị định 26/2011/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 108/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hóa chất
- Số hiệu: 26/2011/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 08/04/2011
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 219 đến số 220
- Ngày hiệu lực: 01/06/2011
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực