Chương 1 Nghị định 25/2024/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"
Nghị định này quy định đối tượng, nguyên tắc, tiêu chuẩn, hội đồng xét tặng, hồ sơ, trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.
1.Danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” để tặng cho các cá nhân bao gồm:
a)Bác sĩ, dược sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, lương y, lương dược, cán bộ quản lý y tế quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Thi đua, khen thưởng;
b)Kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền quy định tại các điểm đ, e, g, h và k khoản 1 Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.
2.Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.
Điều 3. Các nguyên tắc, yêu cầu trong xét tặng
1.Thực hiện đúng các nguyên tắc khen thưởng quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 5 Luật Thi đua, khen thưởng trong việc xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.
2.Không sử dụng thành tích đã được xét tặng các danh hiệu vinh dự nhà nước bao gồm “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” để đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.
3.Các thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” phải là thành tích đạt được trong thời gian công tác trong ngành y tế. Chỉ được lấy thành tích khen thưởng theo công trạng làm điều kiện, tiêu chuẩn để đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.
4.Cá nhân được hưởng lương và bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm tại đơn vị nào thì đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” tại đơn vị đó.
5.Không xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” cho cá nhân đã bị hình thức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
6.Chưa xem xét đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” cho cá nhân đang trong thời hiệu thi hành hình thức kỷ luật khiển trách hoặc có liên quan đến các vụ, việc mà cơ quan có thẩm quyền đang trong thời gian xem xét thi hành kỷ luật hoặc đang trong quá trình điều tra, thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc đang có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh, xử lý hoặc có liên quan đến tham nhũng, tiêu cực do các cơ quan truyền thông, báo chí phản ánh đang được xác minh, làm rõ.
Điều 4. Cách tính thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế
1.Khi tính thời gian công tác để xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”, cá nhân công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ được nhân hệ số theo quy định tại khoản 4 Điều 65 Luật Thi đua, khen thưởng.
2.Thời gian công tác của cá nhân làm chuyên môn kỹ thuật y tế tại các chiến trường B, C, K; chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và quân tình nguyện Việt Nam tại Lào và Campuchia hoặc tham gia nghĩa vụ quốc tế được nhân hệ số 1,5 khi tính thời gian công tác để xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.
3.Thời gian công tác trong các lĩnh vực đặc thù của ngành y tế gồm: phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, cấp cứu 115, hồi sức cấp cứu và công tác tại cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trường giáo dưỡng được nhân hệ số 1,5 khi tính thời gian công tác để xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.
4.Cách tính thời gian đối với các cá nhân làm công tác quản lý y tế tại các cơ sở y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất dược phẩm, nghiên cứu y dược (sau đây gọi tắt là cơ sở y tế) vẫn trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế như sau:
a)Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở y tế thì được nhân hệ số tối đa không quá 0,5 đối với mỗi năm giữ chức vụ quản lý khi tính thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật và phải có văn bản phân công tham gia công tác chuyên môn;
b)Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tại các phòng, ban, văn phòng của các cơ sở y tếthì được nhân hệ số tối đa không quá 0,5 đối với mỗi năm giữ chức vụ quản lý khi tính thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật và phải có văn bản kiêm nhiệm công tác chuyên môn;
c)Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, điều dưỡng trưởng khoa và tương đương trở lên tại các khoa, phòng, Trung tâm liên quan trực tiếp công tác chuyên môn thì được nhân hệ số tối đa không quá 0,7 đối với mỗi năm giữ chức vụ quản lý khi tính thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật và có xác nhận của đơn vị.
5.Thời gian cá nhân đi học không gắn với bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ y tế theo hình thức tập trung trên 12 tháng hoặc thời gian xin nghỉ không hưởng lương hoặc nghỉ thai sản, nghỉ ốm, nghỉ phép quá thời hạn theo quy định của pháp luật được tính là thời gian công tác trong ngành y tế nhưng không được tính là thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế.
6.Trường hợp cá nhân có sự chuyển đổi vị trí công tác, gián đoạn thời gian trực tiếp làm chuyên môn thì được cộng dồn các khoảng thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế và phải có xác nhận thời gian làm chuyên môn kỹ thuật y tế tại các cơ sở y tế đã công tác.
7.Trường hợp cá nhân làm công tác giảng dạy lâm sàng, cận lâm sàng, phòng chống dịch, bệnh tại các cơ sở thực hành khám bệnh, chữa bệnh thì phải có xác nhận của cơ sở thực hành khám bệnh, chữa bệnh và được đề nghị xét tặng tại đơn vị đang công tác. Trường hợp cá nhân làm công tác giảng dạy lâm sàng, cận lâm sàng, phòng chống dịch, bệnh tại nhiều cơ sở thực hành khám bệnh, chữa bệnh khác nhau thì được đề nghị xét tặng tại cơ sở có thời gian thực hành lâu nhất.
1.Trong quá trình xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”, nếu cá nhân chuyển đổi vị trí công tác thì xét theo chức danh tại thời điểm cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” tại Hội đồng cấp cơ sở.
2.Cá nhân đã nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội không quá 03 năm, tính từ thời điểm nghỉ hưu mà không hoạt động chuyên môn kỹ thuật y tế được đề nghị xét tặng tại đơn vị đã công tác trước khi nghỉ hưu.
Điều 6. Thời gian xét tặng, công bố danh hiệu và tổ chức trao tặng
1.Thời gian xét tặng, công bố danh hiệu và tổ chức trao tặng được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 65 Luật Thi đua, khen thưởng.
2.Các bộ, ban, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là bộ, tỉnh) tổ chức xét tặng cho cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý và tổ chức Lễ trao tặng cho các “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” được Chủ tịch nước quyết định phong tặng.
Điều 7. Quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân được phong tặng
1.Quyền lợi:
a)Được tặng Huy hiệu và Bằng chứng nhận của Chủ tịch nước;
b)Được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật.
2.Nghĩa vụ:
a)Giữ gìn hiện vật được khen thưởng;
b)Tiếp tục giữ gìn, phát huy phẩm chất, đạo đức, tài năng và là gương sáng cho đồng nghiệp noi theo và nhân dân quý trọng.
Nghị định 25/2024/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"
- Số hiệu: 25/2024/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 27/02/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Lưu Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 409 đến số 410
- Ngày hiệu lực: 15/04/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Các nguyên tắc, yêu cầu trong xét tặng
- Điều 4. Cách tính thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế
- Điều 5. Xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” cho cá nhân chuyển đổi đơn vị công tác, đã nghỉ hưu theo chế độ bảo hiểm xã hội
- Điều 6. Thời gian xét tặng, công bố danh hiệu và tổ chức trao tặng
- Điều 7. Quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân được phong tặng
- Điều 8. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”
- Điều 9. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”
- Điều 10. Nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc, thành phần của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”
- Điều 11. Hội đồng cấp cơ sở
- Điều 12. Hội đồng cấp bộ, tỉnh
- Điều 13. Hội đồng cấp Nhà nước