Mục 2 Chương 2 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động
Điều 10. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
1. Người khiếu nại có quyền sau đây:
a) Tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho người khác khiếu nại;
b) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
c) Được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại; trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật;
d) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp nội dung thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu và giao cho người giải quyết khiếu nại để giải quyết khiếu nại; trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật;
đ) Yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định, hành vi bị khiếu nại;
e) Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó;
g) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại do việc thi hành quyết định, hành vi bị khiếu nại;
h) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
i) Rút khiếu nại theo quy định tại
k) Khiếu nại lần hai;
l) Khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án
a) Người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong trường hợp sau đây:
- Có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
- Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại
- Đã hết thời hạn quy định tại
b) Người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính trong trường hợp sau đây:
- Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại
- Đã hết thời hạn quy định tại
3. Người khiếu nại có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện khiếu nại theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này;
b) Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
4. Người khiếu nại thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại
1. Người bị khiếu nại có quyền sau đây:
a) Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định, hành vi bị khiếu nại;
b) Được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại lần hai thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người khiếu nại theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp nội dung thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu và giao cho người giải quyết khiếu nại lần hai để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người khiếu nại theo quy định của pháp luật;
d) Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
đ) Khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính trong trường hợp không đồng ý với nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại
2. Người bị khiếu nại có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện việc giải quyết khiếu nại lần đầu theo thẩm quyền quy định tại
b) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
c) Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;
d) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai yêu cầu;
đ) Giải trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định, hành vi bị khiếu nại khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai yêu cầu;
e) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
3. Người bị khiếu nại thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần đầu
1. Người giải quyết khiếu nại lần đầu có quyền sau đây:
a) Yêu cầu người khiếu nại, những người có liên quan đến việc khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu làm cơ sở để giải quyết khiếu nại;
b) Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy định tại
2. Người giải quyết khiếu nại lần đầu có nghĩa vụ sau đây:
a) Tiếp nhận khiếu nại và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại
b) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại;
c) Tổ chức đối thoại với người khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết khiếu nại của mình;
e) Cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại khi người khiếu nại yêu cầu;
g) Cung cấp hồ sơ giải quyết khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại lần hai hoặc Tòa án yêu cầu.
3. Người giải quyết khiếu nại lần đầu thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần hai
1. Người giải quyết khiếu nại lần hai có quyền sau đây:
a) Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu làm cơ sở để giải quyết khiếu nại;
b) Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy định tại
c) Trưng cầu giám định làm căn cứ giải quyết khiếu nại.
2. Người giải quyết khiếu nại lần hai có nghĩa vụ sau đây:
a) Tiếp nhận, thụ lý, lập hồ sơ vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết;
b) Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại;
c) Tổ chức đối thoại giữa người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Ra quyết định và công bố quyết định giải quyết khiếu nại;
đ) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại khi người khiếu nại, người bị khiếu nại yêu cầu;
e) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai khi Tòa án yêu cầu.
3. Người giải quyết khiếu nại lần hai thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Luật sư, trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý có quyền sau đây:
a) Tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại theo đề nghị của người khiếu nại;
b) Thực hiện quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại khi đã nhận ủy quyền;
c) Xác minh, thu thập chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại theo yêu cầu của người khiếu nại và cung cấp chứng cứ cho người giải quyết khiếu nại;
d) Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật.
2. Luật sư, trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý có nghĩa vụ sau đây:
a) Xuất trình thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý và quyết định phân công trợ giúp pháp lý, giấy yêu cầu giúp đỡ về pháp luật hoặc giấy ủy quyền của người khiếu nại;
b) Thực hiện đúng nội dung, phạm vi mà người khiếu nại đã ủy quyền.
3. Luật sư, trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động
- Số hiệu: 24/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 27/02/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 435 đến số 436
- Ngày hiệu lực: 15/04/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động, giáo dục nghề nghiệp, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 5. Trình tự khiếu nại
- Điều 6. Hình thức khiếu nại
- Điều 7. Thời hiệu khiếu nại
- Điều 8. Rút khiếu nại
- Điều 9. Khiếu nại không được thụ lý giải quyết theo Nghị định này
- Điều 10. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
- Điều 11. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại
- Điều 12. Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 13. Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 14. Quyền, nghĩa vụ của luật sư, trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý cho người khiếu nại
- Điều 15. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 16. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về giáo dục nghề nghiệp
- Điều 17. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Điều 18. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về việc làm
- Điều 19. Thụ lý giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 20. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 21. Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại lần đầu
- Điều 22. Tổ chức đối thoại lần đầu
- Điều 23. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 24. Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 25. Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 26. Áp dụng biện pháp khẩn cấp
- Điều 27. Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 28. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 29. Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại lần hai
- Điều 30. Tổ chức đối thoại lần hai
- Điều 31. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 32. Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 33. Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 34. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
- Điều 35. Người có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
- Điều 36. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
- Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
- Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo và người giải quyết tố cáo
- Điều 39. Thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 40. Thẩm quyền của Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước
- Điều 41. Thẩm quyền của Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 42. Thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 43. Thẩm quyền giải quyết tố cáo về giáo dục nghề nghiệp, việc làm
- Điều 44. Phân định thẩm quyền giải quyết tố cáo