BỘ GIÁO DỤC | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 200-NĐ | Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 1959 |
QUY ĐỊNH THỂ LỆ TỔ CHỨC KỲ THI TỐT NGHIỆP TRƯỜNG PHỔ THÔNG ÁP DỤNG TỪ NIÊN HỌC 1958-1959
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
Căn cứ Nghị định số 596-NĐ ngày 30-08-1956 ban hành quy chế Trường phổ thông;
Căn cứ Nghị định số 192-NĐ ngày 20-03-1958 quy định thể lệ kỳ thi tốt nghiệp Trường phổ thông;
Theo đề nghị của ông Giám đốc Vụ Giáo dục phổ thông,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. – Nay bãi bỏ Nghị định số 192-NĐ ngày 20-03-1958 nói trên và quy định dưới đây thể lệ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trường phổ thông áp dụng từ niên học 1958-59.
a) Về trình độ văn hóa: thí sinh đã đạt yêu cầu trung bình của chương trình học lớp 10 Trường phổ thông;
b) Về tư tưởng và đạo đức: trong quá trình học tập tại trường, thí sinh có tư tưởng và đạo đức tốt thể hiện chủ yếu trên các mặt: chấp hành nội quy nhà trường, chấp hành chính sách của Đảng và Chính phủ, tinh thần và thái độ đối với lao động.
a) Kết quả các bài thi của thí sinh;
b) Kết quả học tập và giáo dục mà học sinh đã đạt được trong qúa trình học tập ở lớp 10 Trường phổ thông.
Điều 5. - Kỳ thi tốt nghiệp Trường phổ thông tổ chức chung cho những thí sinh dưới đây xin dự thi:
a) Học sinh đang học lớp 10 tại một trường phổ thông cấp 3 quốc lập, dân lập, tư thục;
b) Học sinh đã học lớp 10 trước đây (học sinh cũ) tại một trường cấp 3 quốc lập, dân lập, tư thục nhưng chưa trúng tuyển kỳ thi tốt nghiệp;
c) Thí sinh tự do (học sinh, cán bộ, bộ đội … tự học).
Những thí sinh trúng tuyển kỳ thi tốt nghiệp được Bộ Giáo dục cấp bằng tốt nghiệp Trường phổ thông.
Điều 6. – Chương trình thi là chương trình lớp 10 phổ thông hiện đang áp dụng trong năm mở kỳ thi.
a) Một số môn học mà thí sinh phải làm bài thi viết (áp dụng chung cho tất cả học sinh đang học , học sinh cũ và thí sinh tự do);
b) Một số môn học mà Hội đồng thi lấy điểm tổng kết cả năm của lớp 10 làm điểm bài thi (áp dụng riêng cho học sinh đang học tại trường). Riêng thí sinh là học sinh cũ và thí sinh tự do phải thi vấn đáp về những môn học này.
Về mỗi khóa thi, Bộ Giáo dục sẽ quyết định và công bố trong học kỳ 2 những môn nào mà thí sinh phải thi viết chung và những môn học nào mà Hội đồng thi sẽ lấy điểm tổng kết cả năm của lớp 10 làm điểm bài thi.
Điều 11. – Các bài thi đều cho điểm theo thang điểm 5 bậc.
Thí sinh nào bỏ không thi một bài (vắng mặt) hoặc nộp giấy trắng (không làm bài) hoặc thiếu một điểm tổng kết cả năm dùng làm điểm bài thi sẽ coi là thiếu bài thi và sẽ bị loại.
Điều 12. – Những thí sinh có đủ hai điều kiện dưới đây được trúng tuyển:
- Các bài thi (viết, vấn đáp, điểm tổng kết) đều được điểm từ 3 trở lên;
- Không thiếu một bài thi (viết, vấn đáp, điểm tổng kết) nào.
- Có 1 hay 2 bài thi (viết, vấn đáp, điểm tổng kết) bị điểm 2, các bài thi khác được điểm từ 3 trở lên. - Có 1 bài thi (viết, vấn đáp, điểm tổng kết) bị điểm 1, các bài thi khác được điểm từ 3 trở lên | Thí sinh không thiếu một bài thi hay điểm tổng kết nào |
Điều 14. - Nếu xét nên lấy trúng tuyển thêm, Hội đồng thi sẽ theo những nguyên tắc sau:
1. Tùy theo tình hình kết quả của kỳ thi, Hội đồng sẽ quyết định nên lấy trúng tuyển thêm loại thí sinh có đến mức điểm nhất định nào nhưng không được vượt ra ngoài loại thí sinh được xét lấy trúng tuyển thêm quy định trong điều 13 trên đây;
2. Hội đồng chỉ quyết định lấy thêm một số thí sinh được trúng tuyển sau khi đã xét kỹ thí sinh về cả hai mặt: kết quả học tập và hạnh kiểm.
Quyết định của Hội đồng thi về việc lấy trúng tuyển thêm phải ghi rõ vào biên bản.
Những thí sinh được khen ít nhất phải đủ mấy tiêu chuẩn sau:
a) Về bài thi (viết, vấn đáp, điểm tổng kết): ít nhất có một nửa số bài thi được điểm 5, các bài thi khác được điểm từ 4 trở lên;
Nếu số bài thi là 7, số bài thi được điểm 5 sẽ là 3;
Nếu số bài thi là 9, số bài thi được điểm 5 sẽ là 4; v.v…
b) Về hạnh kiểm: điểm tổng kết cả năm là 5.
Việc khen của Hội đồng thì sẽ ghi vào học bạ và bằng tốt nghiệp của thí sinh được khen.
Việc cấm thi và hủy bỏ kết quả trúng tuyển kỳ thi của thí sinh gian lậu do Bộ Giáo dục quyết định.
Hội đồng thi có quyền quyết định mọi công việc của kỳ thi trong phạm vi những nguyên tắc đã quy định trong thể lệ kỳ thi.
Điều 25. - Mỗi Hội đồng thi gồm có:
- Đại diện của Ủy ban Hành chính thành phố hay tỉnh.
- Một số giáo viên của trường cấp 3 nơi mở Hội đồng thi và nếu xét cần thiết, một số giáo viên cấp 3 điều động ở nơi khác đến.
Vụ Giáo dục phổ thông, Khu, Sở hay Ty Giáo dục có thể cử cán bộ tham gia Hội đồng thi.
Điều 27. – Những thí sinh đủ điều kiện sau đây được dự thi:
a) Về tuổi: đủ 17 tuổi tính đến 31-12 năm dự thi;
b) Về học:
1. Học sinh đã học một trường quốc lập, dân lập tư thục có học bạ đầy đủ chứng minh đã học hết cấp 3 (kể cả cấp 3 thuộc hệ thống Trường phổ thông 9 năm cũ) hoặc tương đương với cấp 3 Trường phổ thông.
2. Học sinh chưa tốt nghiệp Trường phổ thông đã được nhận vào học trong một trường Đại học qua kỳ thi nhập học nhưng sau bị loại vì học lực kém.
3. Thí sinh tự do:
- Đã thi hỏng kỳ thi tốt nghiệp Trường phổ thông hay Trung học đệ nhị cấp từ niên học 1954-1955 trở về sau;
- Có giấy chứng nhận hợp lệ quy định ở điều 34, dưới đây chứng thực học sinh đã học đầy đủ chương trình các lớp cấp 3 trong thời gian ít nhất là 3 niên học.
Điều 28. – Những học sinh sau đây không được phép dự kỳ thi tốt nghiệp ngay cuối năm đang học:
- Học sinh đang học lớp 10 đã nghỉ trong cả 2 học kỳ, mỗi học kỳ từ 1 tháng liên tục trở lên, hay đã nghỉ trong cả năm học từ 2 tháng liên tục trở lên mà không được Hội đồng nhà trường xét chiếu cố về hạnh kiểm, về sự học tập tiến bộ cuối năm và cho dự thi;
- Học sinh đang học lớp 10 bị đuổi vì phạm kỷ luật ;
- Học sinh có điểm tổng kết hạnh kiểm cả năm là 2 (điểm 5 bậc) mà Hội đồng nhà trường sau khi xét, quyết định không cho dự thi.
Đối với học sinh cũ và thí sinh tự do, về từng khóa thi, Sở hay Ty Giáo dục, sau khi lấy ý kiến của Ủy ban Hành chính thành phố hay tỉnh, có thể quyết định không cho phép một thí sinh được dự thi nếu Ủy ban Hành chính thị xã, xã hay khu phố nơi thí sinh ở chứng nhận có hạnh kiểm rất xấu.
Điều 29. – Về từng khóa thi, mỗi thí sinh chỉ được xin dự thi tại một Hội đồng thi nhất định.
Nếu có lý do chính đáng (học sinh đã thay đổi chỗ ở, đã đi nhận công tác v.v…) học sinh cũ có thể xin dự thi tại một Hội đồng thi gần nhất nơi học sinh hiện đang ở.
Điều 33. - Mỗi thí sinh xin dự thi phải nộp những giấy tờ sau đây:
1. Tờ ghi tên xin dự thi làm theo mẫu đính kèm Nghị định này do thí sinh viết và ký tên.
Riêng tờ ghi tên xin dự thi của học sinh cũ và thí sinh tự do phải có thêm chứng nhận về địa chỉ và hạnh kiểm của Thủ trưởng đơn vị quân đội, cơ quan, xí nghiệp (nếu thí sinh là bộ đội, cán đội, công nhân viên của Chính phủ) hay của Ủy ban Hành chính thị xã, xã, khu phố (nếu là thí sinh thường).
2.Giấy khai sinh hay bản sao có thị thực của Ủy ban Hành chính thị xã, xã hay khu phố.
3. Bản chính học bạ (nếu thí sinh là học sinh đang học hay học sinh cũ) hay giấy chứng nhận hợp lệ theo học đủ chương trình các lớp cấp 3 Trường phổ thông (nếu là thí sinh tự do).
a) Nếu thí sinh là bộ đội, cán bộ, công nhân viên của Chính phủ:
Thí sinh có giấy chứng nhận đã theo học chương trình các lớp cấp 3 phổ thông trong những niên học nào do chính Thủ trưởng đơn vị bộ đội từ cấp Trung đoàn trở lên, Thủ trưởng cơ quan từ cấp tỉnh trở lên, Thủ trưởng xí nghiệp, cấp và giới thiệu thí sinh đi thi.
b) Nếu là thí sinh thường:
Về từng niên học: thí sinh được Sở hay Ty Giáo dục công nhận thí sinh đã khai báo hợp lệ việc tự học của mình theo chương trình của mỗi lớp ở cấp 3 phổ thông. Riêng giấy khai tự học về niên học của lớp 10 phải có dán ảnh.
Điều 35. - Trước thời hạn do Bộ Giáo dục ấn định:
- Học sinh đang học và học sinh cũ xin thi tại Hội đồng thi nào phải gửi hồ sơ đến Trường cấp 3 phụ trách việc tiếp nhận hồ sơ của thí sinh thi tại Hội đồng thi ấy;
- Thí sinh tự do xin thi tại Hội đồng thi thuộc Sở hay Ty Giáo dục nào phải gửi hồ sơ đến Sở hay Ty Giáo dục ấy.
- Học sinh cũ và học sinh đang học tại trường phải mang theo thẻ học sinh. Thẻ của học sinh trường quốc lập, dân lập hay tư thục phải có đủ chữ ký của Hiệu trưởng, dấu của trường và chữ ký của học sinh;
- Thí sinh tự do phải có chứng minh thư chính thức do cơ quan công an cấp hay giấy chứng nhận về căn cước của Ủy ban hành chính thị xã, xã hay khu phố nơi thí sinh hiện đang ở cấp.
Sau khi duyệt y kết quả kỳ thi của tất cả các Hội đồng thi tốt nghiệp, Bộ Giáo dục sẽ cấp bằng tốt nghiệp cho những thí sinh trúng tuyển.
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC |
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Mẫu tờ ghi tên |
TỜ GHI TÊN XIN DỰ KỲ THI TỐT NGHIỆP TRƯỜNG PHỔ THÔNG(1)
(tự tay thí sinh viết và ký tên)
Họ và tên thí sinh: (2)………………………………………………………………
Ngày sinh: ngày ……………. tháng……………….năm19…………………….
Nơi sinh: (2)………………………………………………………...………………
Chỗ ở hiện nay của thí sinh: (3)………………………………………………….
¶
Thí sinh thuộc loại: (4)
a) Học sinh cũ lớp 10 Trường phổ thông cấp 3 (quốc lập, dân lập, tư thục) …………………… niên học 19…. – 19 …..
b) Thí sinh tự do học: (ghi rõ là học sinh, cán bộ hay bộ đội tự học) …………...
¶
Hội đồng xin dự thi: Hội đồng tại trường………………………………………..
Khóa thi ngày ……………………. tháng …………………… năm 19………...
Ngoại ngữ xin chọn để thi: (5)…………………………………………………...
¶
Họ và tên cha: ………………………. Nghề nghiệp cha:…………………….
Họ và tên mẹ: ……………………….. Nghề nghiệp mẹ:……………………….
Chổ ở hiện thời của cha mẹ: (3)……………………………………………….
¶
Hồ sơ đính kèm: 1. Giấy khai sinh
2. Bản chính học bạ (hay giấy chứng nhận học lực)
3. v.v…
Tôi cam đoan lời khai đây là đúng.
……………. Ngày ……….. tháng ………… năm 19 ……
(Thí sinh ký tên)
………………………………………………………………………………………
Nhận thực về địa chỉ và hạnh kiểm (6)
(Của Ủy ban Hành chính địa phương hay Thủ trưởng đơn vị quân đội, cơ quan, xí nghiệp )
a) Về địa chỉ: nhận thực lời khai về địa chỉ ghi trên là đúng.
b) Về hạnh kiểm: (Ủy ban Hành chính cần ghi rõ nhận xét chủ yếu về mấy điểm sau:
1. Việc thí sinh chấp hành chính sách của Đảng và Chính phủ.
2. Tinh thần và thái độ của thí sinh tham gia mọi công tác ở địa phương).
……………. Ngày ……….. tháng ………… năm 19 ……
(Chức vụ, họ và tên, chữ ký, dấu)
………………………………………………………………………………………
Hướng dẫn cách làm tờ tên xin dự thi:
(1) Học sinh cũ gửi tờ ghi tên đến trường cũ của mình. Thí sinh tự do gửi cho Sở hay Ty giáo dục (hay cho Trường cấp 3 do Sở hay Ty ấn định). Nếu có lý do chính đáng để xin thi tại trường khác thì học sinh cũ gửi tờ ghi tên đến trường này.
(2) Ghi theo đúng giấy khai sinh. Thí dụ: giấy khai sinh ghi Nguyễn thị Minh thì không được ghi trong đơn là Nguyễn thị Lê Minh; ghi đúng tên thôn hay xã cũ như trong giấy khai sinh dù thôn hay xã đã đổi tên mới.
(3) Ghi rõ số nhà, tên phố nếu ở thành phố hay thị trấn; nếu ở nông thôn thì ghi rõ tên thôn, xã, huyện tỉnh hiện thời.
(4) Gạch bỏ dòng a hoặc b không cần thiết.
(5) Ghi rõ chọn: Trung văn, Pháp văn hay Anh văn.
(6) Sau khi ghi nhận xét, Ủy ban Hành chính có thể trả lại tờ ghi tên cho thí sinh, hoặc phụ trách gửi thẳng tờ ghi tên đến trường chịu trách nhiệm nhận hồ sơ thi của thí sinh.
- 1Nghị định 192-NĐ năm 1958 quy định thể lệ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trường phổ thông áp dụng từ niên học 1957-1958 do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ban hành
- 2Nghị định 322-NĐ năm 1957 Quy định thể lệ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trường Phổ thông 10 năm do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ban hành.
- 3Nghị định 125-NĐ năm 1956 quy định thể lệ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trường Phổ thông 9 năm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
Nghị định 200-NĐ năm 1959 quy định thể lệ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trường phổ thông áp dụng từ niên học 1958-1959 do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ban hành.
- Số hiệu: 200-NĐ
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 13/04/1959
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục
- Người ký: Nguyễn Văn Huyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 16
- Ngày hiệu lực: 28/04/1959
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định