Điều 12 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
Điều 12. Hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước
1. Hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian 01 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ đối với các đối tượng thuộc hộ thiếu đói dịp Tết âm lịch. Hỗ trợ không quá 3 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ cho đối tượng thiếu đói do thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, giáp hạt hoặc lý do bất khả kháng khác từ nguồn lực của địa phương và nguồn dự trữ quốc gia.
2. Hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu:
Đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác mà mất nhà ở và không có khả năng tự bảo đảm các nhu cầu thiết yếu thì được xem xét hỗ trợ từ nguồn lực huy động hoặc nguồn dự trữ quốc gia: lều bạt, nước uống, thực phẩm, chăn màn, xoong nồi, chất đốt, xuồng máy và một số mặt hàng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu trước mắt, tại chỗ.
3. Thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trưởng thôn, bản, phum, sóc, ấp, cụm, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là Trưởng thôn) lập danh sách hộ gia đình và số người trong hộ gia đình thiếu đói, thiếu nhu yếu phẩm thiết yếu cần hỗ trợ theo các Mẫu số 5a và 5b ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trưởng thôn chủ trì hợp với đại diện của các tổ chức có liên quan trong thôn để xem xét các trường hợp hộ gia đình, số người trong hộ gia đình thiếu đói, nhu yếu phẩm thiết yếu trong danh sách và hoàn thiện, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Trưởng thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ;
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính;
e) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp thiếu nguồn lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính;
g) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tổng hợp nhu cầu hỗ trợ của các địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời gửi Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định xuất cấp hàng dự trữ quốc gia;
h) Khi nhận được hỗ trợ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện ngay việc trợ giúp cho đối tượng bảo đảm đúng quy định;
i) Kết thúc mỗi đợt hỗ trợ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả hỗ trợ.
Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- Số hiệu: 20/2021/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/03/2021
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 475 đến số 476
- Ngày hiệu lực: 01/07/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc cơ bản về chính sách trợ giúp xã hội
- Điều 4. Mức chuẩn trợ giúp xã hội
- Điều 5. Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
- Điều 6. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng
- Điều 7. Hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng
- Điều 8. Thủ tục thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng
- Điều 9. Cấp thẻ bảo hiểm y tế
- Điều 10. Trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề
- Điều 11. Hỗ trợ chi phí mai táng
- Điều 12. Hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước
- Điều 13. Hỗ trợ chi phí điều trị người bị thương nặng
- Điều 14. Hỗ trợ chi phí mai táng
- Điều 15. Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở
- Điều 16. Hỗ trợ khẩn cấp đối với trẻ em khi cha, mẹ bị chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc các lý do bất khả kháng khác
- Điều 17. Hỗ trợ tạo việc làm, phát triển sản xuất
- Điều 18. Đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng
- Điều 19. Chế độ đối với đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng
- Điều 20. Chế độ đối với hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng
- Điều 21. Thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng
- Điều 22. Điều kiện, trách nhiệm đối với người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
- Điều 23. Điều kiện, trách nhiệm đối với người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng và người cao tuổi đủ điều kiện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội
- Điều 24. Đối tượng bảo trợ xã hội được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở trợ giúp xã hội)
- Điều 25. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội
- Điều 26. Hỗ trợ giáo dục, đào tạo và tạo việc làm
- Điều 27. Thẩm quyền, hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội
- Điều 28. Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội
- Điều 29. Lập hồ sơ quản lý đối tượng tại cơ sở trợ giúp xã hội
- Điều 30. Thẩm quyền, điều kiện, thủ tục dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội
- Điều 31. Kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên
- Điều 32. Kinh phí thực hiện trợ giúp khẩn cấp
- Điều 33. Quản lý kinh phí trợ giúp xã hội