CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19-CP | Hà Nội, ngày 26 tháng 2 năm 1997 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân lâm thời tỉnh Nam Định và Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH :
1. Thành lập huyện Mỹ Lộc trên cơ sở 7.897,72 ha diện tích tự nhiên và 74.354 nhân khẩu của thành phố Nam Định, gồn 11 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Mỹ Trung, Mỹ Hưng, Mỹ Hà, Mỹ Thắng, Mỹ Thịnh, Mỹ Tiến, Mỹ Thuận, Mỹ Thành, Mỹ Tân và Lộc Hoà.
Địa giới hành chính huyện Mỹ Lộc: Đông giáp tỉnh Thái Bình; Tây giáp huyện Vụ Bản; Nam giáp thành phố Nam Định và huyện Vụ Bản; Bắc giáp tỉnh Hà Nam.
- Thành phố Nam Định sau khi điều chỉnh địa giới hành chính còn lại 3.887,02 ha diện tích tự nhiên và 232.640 nhân khẩu, gồm 15 phường, 6 xã.
2. Chia huyện Xuân Thuỷ thành hai huyện Xuân Trường và Giao Thuỷ.
- Huyện Xuân Trường có 11.167,74 ha diện tích tự nhiên và 170.469 nhân khẩu, gồm 20 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Xuân Thượng, Xuân Châu, Xuân Hồng, Xuân Thuỷ, Xuân Ngọc, Xuân Hùng, Xuân Tiên, Xuân Kiên, Xuân Ninh, Xuân Hoà, Xuân Vinh, Xuân Thành, Xuân Bắc, Xuân Phương, Xuân Trung, Xuân Đài, Xuân Tân, Xuân Phong, Xuân Phú, Thọ Nghiệp.
Địa giới hành chính huyện Xuân Trường: Đông giáp huyện Giao Thuỷ; Tây giáp huyện Trực Ninh; Nam giáp huyện Hải Hậu; Bắc giáp tỉnh Thái Bình.
- Huyện Giao Thuỷ có 22.797,03 ha diện tích tự nhiên và 198.429 nhân khẩu, gồm 22 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Hoàng Sơn, Giao Nhân, Giao Châu, Giao Hải, Giao Long, Bình Hoà, Giao Hà, Giao Tân, Giao Tiến, Giao Yến, Giao Thịnh, Giao Lâm, Giao Phong, Bạch Long, Giao Thiện, Giao An, Giao Thanh, Giao Hương, Hồng Thuận, Giao Lạc, Giao Xuân và thị trấn Ngô Đồng.
3. Sáp nhập các xã Trực Thắng, Trực Đại, Trực Thái, Trực Cường, Trực Phú, Trực Hùng thuộc huyện Hải Hậu (với 4.556,51 ha diện tích tự nhiên và 53.621 nhân khẩu) vào huyện Nam Ninh và chia huyện Nam Ninh thành hai huyện Nam Trực và Trực Ninh.
- Huyện Nam Trực có 16.203,95 ha diện tích tự nhiên và 201.921 nhân khẩu, gồm 20 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Nam Thắng, Nam Mỹ, Điền Xá, Tân Thịnh, Nam Toàn, Nghĩa An, Hồng Quang, Nam Dương, Nam Giang, Nam Hùng, Nam Hoa, Nam Hồng, Bình Minh, Nam Tiến, Đồng Sơn, Nam Lợi, Nam Cường, Nam Thái, Nam Hải, Nam Thanh.
Địa giới hành chính huyện Nam Trực: Đông giáp tỉnh Thái Bình; Tây giáp tỉnh Hà Nam và huyện Nghĩa Hưng; Nam giáp huyện Trực Ninh; Bắc giáp thành phố Nam Định.
- Huyện Trực Ninh có 14.318,96 ha diện tích tự nhiên và 188.189 nhân khẩu, gồm 21 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Trực Thắng, Trực Đại, Trực Thái, Trực Cường, Trực Phú, Trực Hùng, Trực Nội, Trực Hưng, Trực Khang, Trực Mỹ, Trực Thuận, Trực Thanh, Trực Đạo, Trực Tuấn, Cát Thành, Phương Định, Trung Đông, Trực Chính, Liêm Hải, Việt Hùng và thị trấn Cổ Lễ.
- Huyện Hải Hậu sau khi điều chỉnh địa giới hành chính còn lại 22.641 ha diện tích tự nhiên và 279.230 nhân khẩu, gồm 35 xã, thị trấn.
4. Thành lập thị trấn Thịnh Long thuộc huyện Hải Hậu trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Hải Thịnh.
- Thị trấn Thịnh Long có 1.568 ha diện tịch tự nhiên và 13.730 nhân khẩu.
Địa giới hành chính thị trấn Hải Thịnh: Đông giáp xã Hải Hoà; Tây giáp sông Ninh Cơ và huyện Nghĩa Hưng; Nam giáp biển Đông; Bắc giáp xã Hải Châu.
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
Nghị định 19-CP năm 1997 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Nam Định, huyện Hải Hậu, chia các huyện Xuân Thuỷ, Nam Ninh và thành lập thị trấn Thịnh Long thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
- Số hiệu: 19-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 26/02/1997
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 7
- Ngày hiệu lực: 13/03/1997
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực