Điều 5 Nghị định 189-HĐBT Hướng dẫn Pháp lệnh Lãnh sự do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Điều 5. - Trách nhiệm của lãnh sự trong việc giúp đỡ và bảo vệ công dân :
1. Cấp những giấy tờ cần thiết như giấy chứng nhận quốc tịch Việt Nam, các giấy tờ về hộ tịch, hộ chiếu...
2. Hướng dẫn và phổ biến cho công dân Việt Nam về những quyền và lợi ích mà họ được hưởng, cũng như những nghĩa vụ mà họ phải thực hiện ở nước tiếp nhận, đặc biệt trong trường hợp có điều ước quốc tế ký kết giữa nước ta và nước tiếp nhận.
3. Lưu ý các cơ quan địa phương có thẩm quyền trong khu vực lãnh sự dành cho công dân Việt Nam hưởng những quyền và lợi ích theo pháp luật nước đó, theo điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế.
4. Lãnh sự tiếp xúc với các cơ quan địa phương có thẩm quyền trong khu vực lãnh sự thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi công dân Việt Nam khi các quyền và lợi ích của công dân Việt Nam bị vi phạm. Khi cần sự can thiệp của các cơ quan trung ương của nước tiếp nhận hoặc của các cơ quan trong nước, lãnh sự thực hiện quy định của khoản 1 Điều 12 pháp lệnh lãnh sự và
Nghị định 189-HĐBT Hướng dẫn Pháp lệnh Lãnh sự do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 189-HĐBT
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 04/06/1992
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 12
- Ngày hiệu lực: 04/06/1992
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. 1. Việc thành lập cơ quan lãnh sự ở nước ngoài phải đáp ứng yêu cầu về mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế; tăng cường bảo vệ và giúp đỡ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài.
- Điều 2. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm viên chức lãnh sự, bao gồm cả người đứng đầu cơ quan lãnh sự. Biên chế cơ quan lãnh sự phải đáp ứng yêu cầu đối ngoại và đảm bảo hiệu quả hoạt động của cơ quan lãnh sự.
- Điều 3. 1. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ra quyết định miễn nhiệm viên chức lãnh sự trong các trường hợp dưới đây:
- Điều 4. 1. Cơ quan lãnh sự chịu sự quản lý hành chính và nghiệp vụ của Bộ Ngoại giao.
- Điều 5. Trách nhiệm của lãnh sự trong việc giúp đỡ và bảo vệ công dân :
- Điều 6. Trường hợp công dân Việt Nam bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù hay bị hạn chế tự do thân thể dưới bất kỳ hình thức nào, lãnh sự có trách nhiệm :
- Điều 7. 1. Lãnh sự đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú trong khu vực lãnh sự. Nếu hai người cư trú ở hai khu vực lãnh sự hay hai nước khác nhau thì một trong hai cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở hai nơi đều có thẩm quyền đăng ký kết hôn, nhưng đương sự phải nộp giấy xác nhận của cơ quan lãnh sự Việt Nam ở khu vực bên kia là đương sự chưa đăng ký kết hôn tại nơi đó.
- Điều 8. 1. Cơ quan có thẩm quyền công nhận việc nuôi con nuôi giữa các công dân Việt Nam là cơ quan lãnh sự có khu vực lãnh sự nơi cư trú của cha mẹ nuôi và con nuôi. Nếu cha mẹ nuôi và con nuôi cư trú ở hai khu vực lãnh sự hay hai nước khác nhau thì một trong hai cơ quan lãnh sự Việt Nam ở hai nơi đều có thẩm quyền công nhận việc nuôi con nuôi nhưng phải thông báo cho cơ quan lãnh sự khu vực bên kia để ghi chú vào sổ đăng ký thống kê công dân.
- Điều 9. 1. Lãnh sự nhận uỷ thác tư pháp của cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền thông qua Bộ Ngoại giao.
- Điều 10. 1. Lãnh sự thu lệ phí đối với những hoạt động sau đây :
- Điều 11. 1. Khi được tin cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận tiến hành khám xét tàu Việt Nam đang ở khu vực lãnh sự, lãnh sự có trách nhiệm liên hệ kịp thời với cơ quan đó và yêu cầu thông báo về sự việc xảy ra.
- Điều 12. 1. Trường hợp đặc biệt Lãnh sự có quyền tạm hoãn việc khởi hành hoặc yêu cầu tầu phải rời cảng gấp trước thời hạn.
- Điều 13. Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận kháng nghị hàng hải là cơ quan lãnh sự có khu vực lãnh sự nơi tàu Việt Nam cập cảng đầu tiên, sau khi xảy ra sự cố.
- Điều 14. Những quy định từ điều 11 đến điều 13 của Nghị định này cũng được áp dụng phù hợp đối với máy bay và các phương tiện giao thông vận tải khác của Việt Nam.