HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 186-HĐBT | Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 1982 |
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 186-HĐBT NGÀY 9 - 11 - 1982 VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ PHÁT HÀNH BÁO CHÍ
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng bộ trưởng ngày 4 - 7 - 1981;
Căn cứ nghị định số 35-CP ngày 9-2-1981 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng và chức năng của Bộ trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện.
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1.- Nay ban hành kèm theo nghị định này Điều lệ phát hành báo chí.
Điều 2.- Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Điều lệ này.
Tố Hữu (Đã ký) |
ĐIỀU LỆ PHÁT HÀNH BÁO CHÍ
(Ban hành theo nghị định số 186-HĐBT ngày 9-11-1982 của Hội đồng Bộ trưởng).
Báo chí là công cụ tuyên truyền, giáo dục của Đảng và Nhà nước, là nhu cầu trong sinh hoạt tinh thần của nhân dân. Công tác phát hành báo chí là một công tác cách mạng, công tác vận động chính trị, có vị trí quan trọng trên mặt tư tưởng và văn hoá, góp phần phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, những tư tưởng tiến bộ, những kiến thức khoa học và kỹ thuật. Báo chí cần được phát hành rộng khắp, đúng phương hướng, đúng đối tượng.
Điều lệ này xác định trách nhiệm, mối quan hệ giữa ngành bưu điện với cơ quan xuất bản, với các ngành và các cơ quan khác có liên quan, giữa ngành bưu điện với người đọc nhằm thống nhất quản lý việc phát hành, phục vụ tốt yêu cầu của người đọc.
Điều 4.- Trong công tác phát hành báo chí, ngành bưu điện có nhiệm vụ:
1. Giúp Hội đồng bộ trưởng thống nhất quản lý và tổ chức việc phát hành báo chí trong cả nước bao gồm tất cả các loại báo chí xuất bản trong nước (trừ các báo chí được phép lưu hành nội bộ ); tất cả các loại báo chí nước ngoài nhập khẩu in bằng tiếng Việt Nam và tiếng nước ngoài, phát hành rộng rãi hoặc phát hành trong phạm vi hẹp (bao gồm cả ấn phẩm phụ của báo chí xuất bản không định kỳ). Tổ chức hệ thống quản lý phát hành báo chí, cải tiến phương thức phát hành để đáp ứng yêu cầu phát triển báo chí và phục vụ người đọc.
2. Nghiên cứu trình Hội đồng bộ trưởng quy định, sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách về phát hành báo chí.
3. Phối hợp với các ngành hữu quan xây dựng chỉ tiêu thời gian báo chí từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm số lượng phát hành của từng loại báo chí theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước.
4. Tổ chức nhận đặt mua, bán lẻ và chuyển phát báo đến người đọc, tăng cường cơ sở vật chất và các phương tiện cần thiết cho công tác phát hành báo chí.
5. Tuyên truyền, quảng cáo cho công tác phát hành báo chí và thông qua công tác phát hành thu thập dư luận của người đọc đối với công tác phát hành, bảo đảm quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động trong việc mua, đọc báo chí.
6. Thanh toán kịp thời, đầy đủ tiền mua báo chí với các cơ quan xuất bản theo các quy định của Nhà nước và hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Điều 5.- Cơ quan xuất bản có nhiệm vụ:
1. Bảo đảm báo chí xuất bản đúng giờ, đúng kỳ hạn.
2. Phối hợp với ngành bưu điện tuyên truyền và vận động cán bộ, nhân dân mua, đọc báo chí.
3. Kiểm tra việc phát hành của ngành bưu điện nhất là về chỉ tiêu thời gian.
4. Thực hiện đúng thể thức xuất bản đã được thông báo với ngành bưu điện và đã được in trong mục lục báo chí hàng năm.
5. Ngoài số lượng báo chí giữ lại để làm công tác nghiệp vụ, hoặc biếu, trao đổi, không được tự tổ chức phát hành hoặc giao cho bất kỳ tổ chức hay tư nhân nào khác phát hành, dù là phát hành một phần hay toàn bộ số lượng in ra hoặc nhập khẩu.
Những thay đổi nói trên, nếu là lâu dài, thì phải thực hiện từ số xuất bản đầu năm hoặc giữa năm, và phải thông báo cho ngành bưu điện biết chậm nhất là hai tháng trước ngày bắt đầu có sự thay đổi để in vào mục lục báo chí hàng năm. Trường hợp sự thay đổi chỉ có tính chất nhất thời (số đặc biệt, đột xuất) thì phải thông báo cho ngành bưu điện biết trước ít nhất 15 ngày.
1. Đối với các báo hàng ngày phát hành vào buổi sáng, thời điểm bắt đầu giao muộn nhất không quá hai giờ sáng và giao liên tục, chậm nhất là đến sáu giờ sáng phải giao xong. Đối với báo phát hành vào buổi chiều do hai bên thoả thuận và ghi vào hợp đồng.
2. Đối với các báo hàng tuần và báo xuất bản hai, ba kỳ một tháng, giao xong một ngày trước ngày xuất bản in trên báo chí.
3. Các tạp chí, tập san, giao đúng kỳ hạn xuất bản in trên tạp chí, tập san...
Trường hợp vì lý do chính đáng, bắt buộc phải ra chậm hơn thời gian đã quy định, cơ quan xuất bản phải thông báo cho ngành bưu điện và người đọc biết. Trên từng số báo, tạp chí, tập san, cơ quan xuất bản cho in số xuất bản, kỳ hạn xuất bản, chỉ số, giá bán, ngày in và đóng xong (tức là ngày xuất xưởng giao cho bưu điện).
Việc vận chuyển báo chí từ nơi in đến trụ sở cơ quan phát hành do cơ quan xuất bản đảm nhiệm. Trường hợp đặc biệt cần giao và nhận ngay tại nơi in, thì hai bên sẽ thoả thuận về phương thức giao nhận, chi phí tăng thêm, v.v...
Phí phát hành do các cơ quan xuất bản trả cho ngành bưu điện được xác định trên nguyên tắc đủ bù đắp chi phí cần thiết và hợp lý cho công tác phát hành.
QUAN HỆ GIỮA NGÀNH BƯU ĐIỆN VÀ NGƯỜI ĐỌC
Thủ tục nhận đặt mua do Tổng cục Bưu điện quy định.
Báo chí của tổ chức, cơ quan hay cá nhân trong tổ chức, cơ quan đặt mua, được phát cho nhân viên thường trực, nhân viên văn thư, nhân viên liên lạc, nhân viên phát hành của tổ chức cơ quan, hoặc bỏ vào hộp thư riêng của tổ chức, cơ quan. Các tổ chức, cơ quan cần bố trí việc nhận báo chí với bưu điện và chịu trách nhiệm về sự chậm trễ, mất mát xảy ra trong phạm vi tổ chức, cơ quan mình sau khi đã nhận đầy đủ với bưu điện.
- Kỷ luật hành chính,
- Bồi thường thiệt hại về mặt vật chất,
- Truy tố trước toà án.
- 1Thông tư 31-TT/PH-1971 quy định việc nhận đặt mua báo chí xuất bản trong nước do Tổng cục Bưu điện ban hành
- 2Luật Báo chí 1989
- 3Nghị quyết số 384-HĐBT về việc tăng cường quản lý công tác báo chí, xuất bản do Hội đồng nhà nước ban hành do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Nghị định 133-HĐBT năm 1992 Hướng dẫn Luật Báo chí do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Chỉ thị 30/1997/CT-BC về nâng cao chất lượng và mở rộng phát hành báo Văn Hóa do Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin ban hành
- 6Thông tư liên tịch 97/1997/TTLT-VHTT-BNG hướng dẫn quy chế hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài do Bộ Văn hoá thông tin - Bộ Ngoại giao ban hành
- 7Nghị định 51/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Báo chí, Luật Báo chí sửa đổi
- 1Thông tư 31-TT/PH-1971 quy định việc nhận đặt mua báo chí xuất bản trong nước do Tổng cục Bưu điện ban hành
- 2Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 1981
- 3Luật Báo chí 1989
- 4Nghị quyết số 384-HĐBT về việc tăng cường quản lý công tác báo chí, xuất bản do Hội đồng nhà nước ban hành do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Nghị định 133-HĐBT năm 1992 Hướng dẫn Luật Báo chí do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 6Chỉ thị 30/1997/CT-BC về nâng cao chất lượng và mở rộng phát hành báo Văn Hóa do Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin ban hành
- 7Nghị định 35-CP năm 1981 Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ trưởng và chức năng của Bộ trưởng trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư liên tịch 97/1997/TTLT-VHTT-BNG hướng dẫn quy chế hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài do Bộ Văn hoá thông tin - Bộ Ngoại giao ban hành
- 9Nghị định 51/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Báo chí, Luật Báo chí sửa đổi
Nghị định 186-HĐBT năm 1982 về Điều lệ phát hành báo chí do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 186-HĐBT
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 09/11/1982
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Tố Hữu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 22
- Ngày hiệu lực: 09/11/1982
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định