Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

*******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số : 186-CP

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 1964

NGHỊ ĐỊNH

BAN HÀNH BẢNG ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG HỢP PHÁP CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ điều 73 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa;
Để thống nhất đơn vị đo lường trong toàn quốc nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của sản xuất, lưu thông, phân phối và khoa học, kỹ thuật;
Căn cứ nghị quyết của Hội nghị thường vụ của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp ngày 19 tháng 8 năm 1964;
Theo đề nghị của ông Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. – Nay ban hành, kèm theo nghị định này, “Bảng đơn vị đo lường hợp pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”.

Điều 2. – Trong mọi hoạt động hàng ngày, các cơ quan, xí nghiệp, trường học, các tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, các đơn vị vũ trang, những công dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chỉ được dùng những đơn vị đo lường hợp pháp nói ở điều 1 trên đây, trừ những trường hợp ngoại lệ quy định ở điều 5 dưới đây.

Điều 3. – Các chuẩn gốc của đơn vị đo lường hợp pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa để tại Viện đo lường và tiêu chuẩn thuộc Ủy ban Khoa học Nhà nước.

Điều 4. – Ở trên các dụng cụ đo lường phải ghi, khắc ký hiệu theo đơn vị đo lường hợp pháp.

Không được sản xuất, bán và sử dụng những dụng cụ đo lường không hợp pháp.

Ủy ban Khoa học Nhà nước có nhiệm vụ xây dựng và chỉ đạo hệ thống cơ quan quản lý đo lường ở trong nước để đảm bảo tính đúng đắn và tính chính xác của các phương tiện đo lường theo các quy định của nghị định này.

Điều 5. – Trong giao dịch với nước ngoài, có thể dùng những đơn vị đo lường khác đơn vị đo lường hợp pháp của Nhà nước. Ở trên các sản phẩm xuất khẩu có thể ghi, khắc những đơn vị đo lường theo yêu cầu của thị trường thế giới.

Điều 6. – Căn cứ vào các đơn vị đo lường hợp pháp này, Ủy ban Khoa học Nhà nước phải họp các ngành có liên quan nghiên cứu và đề nghị Chính phủ ban hành những đơn vị đo lường cần thiết chưa được quy định trong bảng đơn vị đo lường hợp pháp này.

Điều 7. – Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1967. Các quy định cũ về đơn vị đo lường trái với nghị định này đều bãi bỏ.

Từ nay, các ngành, các cấp phải phổ biến, tuyên truyền, giải thích cho cán bộ và nhân dân hiểu rõ nội dung, tầm quan trọng của bảng đơn vị đo lường hợp pháp này, đồng thời hướng dẫn cách sử dụng đúng đắn và chính xác các đơn vị đo lường mới.

Các ngành có liên quan phải chuẩn bị mọi điều kiện về thiết bị, tài liệu, cán bộ để thi hành tốt nghị định này.

Điều 8. – Ông Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước có trách nhiệm quy định chi tiết và giải thích các điều khoản của nghị định này.

Điều 9. – Các ông Bộ trưởng các Bộ, thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, các ông Chủ tịch Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.

TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ




Phạm Văn Đồng


BẢNG ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG HỢP PHÁP CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
(Ban hành kèm theo Nghị định số 186-CP ngày 26-12-1964 của Hội đồng Chính phủ )

A. CÁC ĐƠN VỊ

Đại lượng

ĐƠN VỊ

ĐỊNH NGHĨA ĐƠN VỊ

Quan hệ với đơn vị cơ bản hoặc đơn vị mình

CHÚ THÍCH

Tên

Ký hiệu

1

2

3

4

5

6

I. ĐƠN VỊ CƠ

1

Độ dài

mét

m

Mét là độ dài bằng 1650763,73 lần bước sóng của bức xạ trong chân không ứng với sự chuyển giữa các mức 2p10 và 5d5 của nguyên tử krypton 86

Đơn vị cơ bản

- Định nghĩa mới này không làm thay đổi độ dài của mét theo định nghĩa cũ (qua chuẩn gốc quốc tế của mét bằng platin-iridi), nhưng nó có một số ưu điểm mà định nghĩa cũ không có.

2

Diện tích

mét vuông

m2

Mét vuông là diện tích một hình vuông có cạnh 1 mét.

1m2 = 1m.1m

= 1m2

- A và hécta dùng trong đo đạc ruộng đất.

a

a

A là diện tích bằng 100 mét vuông

1a = 102m2

hécta

ha

Hécta là diện tích bằng 100 a.

1ha = 104m2

3

Thể tích

mét khối

m3

Mét khối là thể tích một khối lập phương có cạnh 1 mét.

1m3 = 1m.1m.1m

= 1m3

- Dùng để đo dung tích.

Dung tích

lít

l

Lít là dung tích bằng một đêximét khối.

1l = 1dm3

= 10-3m3

4

Góc phẳng, góc quay

rađian

rad

Radian là góc phẳng chắn trên một đường tròn có tâm đặt ở đỉnh của góc một cung dài bằng bán kính.

1 rad = =

= 1mo (=1)

radian còn có thể gọi là góc vuông (ký hiệu: gv)

độ

o

Độ là góc phẳng bằng rađian

1o = rad

phút

Phút là góc phẳng bằng độ.

1’ =

Giây

Giây là góc phẳng bằng phút.

1’’ = = .10-3rad

Vòng

vg

Vòng là góc quay bằng 2rađian.

1vg = 2rad

- Đơn vị này chỉ dùng cho góc quay.

5

Góc khối

Stêra-đian

sr

Stêrađian là góc khối chắn trên một mặt cầu có tâm đặt ở đỉnh của góc một mặt diện tích bằng diện tích một hình vuông có cạnh bằng bán kính.

1 sr = =

= 1mo (=1)

4stêrađian còn có thể gọi là spát (ký hiệu: spat).

6

Thời gian

giây

s

Giây là thời gian bằng 1/31 556 925,9747 của năm trôpic tính cho năm 1900, tháng giêng, ngày 0 lúc 12 giờ theo thời gian lịch thiên văn.

Đơn vị cơ bản

- Định nghĩa mới này không làm thay đổi trị của giây theo định nghĩa cũ (qua ngày mặt trời trung bình) nhưng nó có một số ưu điểm mà định nghĩa cũ không có.

- Còn có thể ký hiệu là gy khi cần chiếu cố đến trình độ của một loại độc giả nào đó, nhưng trong các ký hiệu kép của những đơn vị dẫn xuất, chỉ được phép dùng ký hiệu s cho giây.

phút

ph

Phút là thời gian bằng 60 giây.

1ph = 60s

- Còn có thể ký hiệu là mn hay min.

giờ

h

Giờ là thời gian bằng 60 phút

1h = 60ph

- Còn có thể ký hiệu là giờ, hoặc g khi không sợ lầm lẫn với ký hiệu của gam hoặc gia tốc trọng trường.

ngày

ngày

Ngày là thời gian bằng 24 giờ

1ngày = 24h

- Còn có thể gọi là ngày đêm và còn có thể ký hiệu là Ngân hàng Nhà nước khi không sợ lầm lẫn với ký hiệu gì khác.

7

Tần số

héc

Hz

Héc là tần số của một quá trình tuần hoàn có chu kỳ 1 giây.

1Hz = 1s-1

Vòng trên giây

vg/s

Vòng trên giây là tần số của một chuyển động quay đều, thực hiện 1 vòng trong thời gian 1 giây.

1vg/s = 1Hz

- Dùng để đo tần số các chuyển động quay.

Vòng trên phút

Vg/ph

Vòng trên phút là tần số của một chuyển động quay đều, thực hiện 1 vòng trong thời gian 1 phút.

1vg/ph = 1/60Hz

- như trên -

Vòng trên giờ

Vg/h

Vòng trên giờ là tần số của một chuyển động quay đều, thực hiện 1 vòng trong thời gian 1 giờ.

1vg/h = 1/3 600Hz

- Dùng để đo tần số các chuyển động quay.

8

vận tốc (tốc độ)

mét trên giây

m/s

Mét trên giây là vận tốc của một vật chuyển động đều đi được đoạn đường 1 mét trong thời gian 1 giây.

1m/s = 1m s-1

9

Gia tốc

mét trên giây bình phương

m/s2

Mét trên giây bình phương là gia tốc của một vật có vận tốc thay đổi đều 1 mét trên giây trong thời gian 1 giây.

1m/s2 = 1m s-2

10

vận tốc góc (tốc độ góc)

rađian trên giây

rad/s

Rađian trên giây là vận tốc góc của một vật quay đều quanh một trục cố định một góc rađian trong thời gian 1 giây.

1rad/s = 1mos-1

(= 1s-1)

11

Gia tốc góc

rađian trên giây bình phương

rad/s2

Rađian trên giây bình phương là gia tốc góc của một vật có vận tốc góc thay đổi đều 1 rađian trên giây trong thời gian 1 giây.

1rad/s2 = 1mos-2

(= 1s-2)

12

Khối lượng

Kilôgam

Kg

Kilôgam là khối lượng của chuẩn gốc quốc tế của kilôgam

Đơn vị cơ bản

1/

00 kg gọi là gam (ký hiệu: g).

- Dùng gam để lập ước và bội của đơn vị khối lượng chứ không dùng kilôgam

tạ

tạ

Tạ là khối lượng bằng 100 kilôgam.

tấn

t

Tấn là khối lượng bằng 1000 kilôgam.

- Tấn còn gọi là mêgagam (ký hiệu: Mg)

13

Khối lượng riêng

kilôgam trên mét khối

Kg/m3

Kilôgam trên mét khối là khối lượng riêng của một vật đồng tính có khối lượng 1kg và thể tích 1 mét khối.

1kg/m3 = 1m-3kg

14

Lực

niutơn

N

Niutơn là lực gây ra cho một vật có khối lượng 1 kilôgam gia tốc 1 mét trên giây bình phương.

1N = 1m kg s-2

- Trọng lượng cũng là lực và cũng đo bằng niutơn.

15

Áp suất

Niutơn trên mét vuông

N/m2

Niutơn trên mét vuông là áp suất gây trên diện tích phẳng 1 mét vuông bởi một hệ lực vuông góc với diện phân bố đều, mà tổng là 1 niutơn.

1N/m2 = 1m-1kg s-2

bar

bar

Bar là áp suất bằng 100 000 niutơn trên mét vuông.

1bar = 105N/m3

- Các đơn vị niutơn trên mét vuông, bar, ước và bội của chúng cũng là đơn vị để đo ứng suất cơ học

átmốt-phe kỹ thuật (hoặc átmốt-phe)

at

Átmốtphe kỹ thuật (hoặc átmốtphe) là áp suất bằng 9,81.104 niutơn trên mét vuông

1 at = 9,81.104N/m2

- Còn có thể gọi: 1/10 átmốtphe là mét cột nước (ký hiệu: mH2O). 1/1000 átmốtphe là centimét cột nước (ký hiệu: cm H2O). 1/10000 átmốtphe là milimét cột nước (ký hiệu: mm H2O).

tor (hoặc milimét thủy ngân)

tor

Tor (hoặc milimét thủy ngân) là áp suất bằng 133,322 niutơn trên mét vuông.

1tor = 133,322N/m2

1 tor bằng áp suất dưới một cột thủy ngân cao 1mm có khối lượng riêng 13595 kg/m3 ở nhiệt độ 00C trong trọng trường có gia tốc (chuẩn) 9,80665m/s2

16

Độ nhớt động lực

Niutơn giây trên mét vuông

Ns/m2

Niutơn giây trên mét vuông là độ nhớt động lực của một chất đồng tính, đẳng hướng, chảy tầng, khi giữa hai lớp phẳng song song với dòng chảy cách nhau 1 mét có hiệu vận tốc 1 mét trên và trên bề mặt các lớp đó xuất hiện ứng suất tiếp 1 niutơn trên mét vuông.

1Ns/m2 =1m-1kg s-1

- Đại lượng này còn có thể gọi là “hệ số nhớt động lực”.

1/10 Ns/m2 còn gói là poazơ (ký hiệu: P).

17

Độ nhớt động

Mét vuông trên giây

m2/s

Mét vuông trên giây là độ nhớt động của một chất có độ nhớt động lực 1 niutơn giây trên mét vuông và khối lượng riêng 1 kilôgam trên mét khối.

1m2/s =

= 1m2s-1

1.104m2/s còn gọi là stốc (ký hiệu:st).

18

Công, năng lượng

jun

J

Jun là công được tạo nên khi một lực 1 nitơn dời điểm đặt 1 mét theo hướng của lực.

1 J = 1N m

= 1m2kg s-2

- Đơn vị này còn có thể gọi là oát giây, niutơn mét (ký hiệu: Ws, Nm).

19

Công suất

oát

W

Oát là công suất khi một công 1 jun được sản ra trong thời gian 1 giây

1W = 1J/s

= 1m2kg s-3

II. ĐƠN VỊ ĐIỆN VÀ TỪ

1

Cường độ dòng điện

ampe

A

Ampe là cường độ của một dòng điện không đổi theo thời gian, khi đi qua hai dây dẫn thẳng, song song, dài vô hạn, có tiết diện nhỏ không đáng kể, đặt trong chân không cách nhau 1 mét, thì gây trên mỗi mét dài của mỗi dây dẫn một lực bằng 2.10-7 niutơn.

Đơn vị cơ bản

- Ampe này còn có thể gọi là ampe tuyệt đối.

- Ampe theo định nghĩa này bằng 1,00015 “ampe quốc tế”.

2

Hiệu điện thế, điện thế,suất điện động, suất căng điện

vôn

V

Vôn là hiệu điện thế giữa hai điểm của một dây dẫn đồng tính có nhiệt độ đều, khi giữa hai điểm đó có một dòng điện cường độ 1 ampe không đổi theo thời gian tạo nên công suất 1 oát

1V= 1W/A

= 1m2kgs-3A-1

3

Điện trở

ôm

Ôm là điện trở giữa hai điểm của một dây dẫn đồng tính, có nhiệt độ đều khi giữa hai điểm đó một hiệu điện thế 1 vôn tạo nên một dòng điện không đổi theo thời gian có cường độ 1 ampe.

1= 1V/A

= 1m2kgs-3A-2

4

Điện dẫn

simen

S

Simen là điện dẫn của dây dẫn có điện trở 1 ôm

1S = 1A/V

= 1m-2kg-1s3A2

5

Điện lượng, điện tích

culông

C

Culông là điện lượng tải qua tiết diện một vật dẫn trong thời gian 1 giây bởi một dòng điện không đổi theo thời gian có cường độ 1 ampe.

1C = 1A s

= 1s A

- Còn có thể gọi là ampe giây (ký hiệu: As).

6

Thông lượng cảm ứng điện, thông lượng điện dịch

culông

C

Culông là thông lượng cảm ứng điện (thông lượng điện dịch) qua một mặt kín bao quanh điện tích 1 culông.

1C = 1s A

7

Cảm ứng điện (hoặc điện dịch)

Culông trên mét vuông

C/m2

Culông trên mét vuông là cảm ứng điện trong một tụ điện phẳng, có hai bản cực rộng vô tận đặt song song với nhau trong chân không, và mỗi mét vuông của bản cực được nạp đều điện tích 1 culông.

1C/m2 = 1m-2s A

8

Cường độ điện trường

Vôn trên mét

V/m

Vôn trên mét là cường độ điện trường của một điện trường đồng tính mà hiệu điện thế dọc theo mỗi mét đường sức là 1 vôn

1V/m

= 1m-2kg s-3A-1

9

Điện dung

fara

F

Fara là điện dung của một tụ điện khi có điện lượng 1 culông thì hiệu điện thế giữa hai bản cực là 1 vôn.

1F = 1m-2kg-1s4A2

10

Công, năng lượng

jun

J

Xem phần đơn vị cơ.

1J = 1m2 kg s-2

Oát giây

Ws

Oát giây là công bằng 1 jun.

1Ws = 1J

= 1m2 kg s-2

Kilôoát giờ

kWh

Kilôoát giờ là công bằng 3,6.106 jun.

1kWh = 3,6.106J =3,6.106m2 kg s-2

êlectron vôn

eV

Êlectron vôn là công thực hiện khi điện tích bằng điện tích của một êlectron dịch chuyển trong một trường điện từ một đoạn đường mà giữa hai đầu có hiệu điện thế 1 vôn

1eV

= 1,602 07.10-19 J

11

Từ thông

vêbe

Wb

Vêbe là từ thông gây trong một vòng dây dẫn bao quanh nó một suất điện động cảm ứng 1 vôn khi từ thông đó giảm đều xuống zerô trong thời gian 1 giây.

1Wb=1V s

=1m2 kg s-2 A-1

12

Cảm ứng từ

tesla

T

Tesla là cảm ứng từ của một từ thông đều 1 vêbe xuyên vuông góc qua một mặt phẳng diện tích 1 mét vuông.

1T = 1Wb/m2

= 1kg s-2 A-1

- Tesla còn có thể gọi là vêbe trên mét vuông (ký hiệu: Wb/m2) hay vôn giây trên mét vuông (ký hiệu: Vs/m2)

13

Cường độ từ trường

Ampe trên mét

A/m

Ampe trên mét là cường độ từ trường sinh ra trong chân không bởi một dòng điện có cường độ 1 ampe chạy qua một dây dẫn thẳng dài vô hạn, tiết diện tròn, tại các điểm của một đường tròn đồng trục với dây đó và có chu vi 1 mét

1A/m = 1m-1 A

Khi biểu diễn cường độ từ trường gây ra bởi những mạch kín hoặc những xôlênôit thì có thể gọi đơn vị ampe trên mét là ampe vòng trên mét (ký hiệu: Avg/mất sức lao động).

14

Hệ số tự cảm hệ số hỗ cảm (hoặc tự cảm, hỗ cảm)

henry

H

Henry là hệ số tự cảm của một mạch kín khi dòng điện 1 ampe chạy qua thì sinh ra trong chân không từ thông 1 vêbe qua mạch đó.

1H = 1Wb/A

= 1m2g s-2 A-2

15

Suất * từ động, hiệu từ thế, suất căng từ

ampe

A

Ampe là suất từ động theo một đường kín móc vòng một mạch có dòng điện 1 ampe chạy qua.

1A = 1A

- Khi biểu diễn suất từ động (hiệu từ thế, suất căng từ) gây ra bởi những xôlênôit thì có thể gọi đơn vị ampe là ampe vòng (ký hiệu: Avg).

16

Công suất, công suất tác dụng

oát

W

Xem phần đơn vị cơ.

1W = 1J/s

= 1m2 kg s-3

17

Công suât biểu kiến

Vôn ampe

VA

Vôn ampe là công suất biểu kiến trong một đoạn mạch đặt dưới hiệu điện thế hiệu dụng 1 vôn và có dòng độ hiệu dụng 1 ampe chạy qua.

1VA = 1V.1A

= 1m2 kg s-2

18

Công suất kháng

var

Var

Var là công suất kháng trong một đoạn mạch thuần tự cảm (hoặc thuần điện dung) đặt dưới hiệu điện thế hiệu dụng 1 vôn và có dòng điện cường độ hiệu dụng 1 ampe chạy qua.

1VAr = 1V.1A

= 1m2 kg s-3

III. ĐƠN VỊ NHIỆT

1

Nhiệt độ nhiệt động lực

độ Kenvin

oK

Độ Kenvin là đơn vị nhiệt độ theo nhiệt giai nhiệt động lực, trên đó nhiệt độ điểm ba của nước là 273,16 độ Kenvin (chính xác).

Đơn vị cơ bản

- Khi biểu thị kết quả đo thực tế về nhiệt độ có thể dùng độ Xenxiut theo nhiệt giai thực dụng quốc tế năm 1948. Điểm zêrô của thang Xenxiut ứng với nhiệt độ 273,15 độ Kenvin

2

Nhiệt lượng các thế nhiệt động lực

jun

J

Xem phần đơn vị cơ.

1J = 1m2 kg s-2

calo

cal

Calo là nhiệt lượng bằng 4,186 8jun

1cal = 4, 186 8J

- Trong kỹ thuật làm lạnh, được phép dùng đơn vị frigo (ký hiệu: frigo) 1frigo = - 1kilôcalo

3

nhiệt lượng riêng (của một sự dịch pha, của một phản ứng hóa học), thế nhiệt động lực riêng

Jun trên kilôgam

J/kg

Jun trên kilôgam là nhiệt lượng riêng của một hệ có khối lượng 1 kilôgam thu hay nhả nhiệt lượng 1 jun khi dịch pha hay hoàn thành một phản ứng hóa học.

Jun trên kilôgam cũng là thế nhiệt động lực riêng của một hệ có khối lượng 1 kilôgam và có hiệu thế nhiệt động lực 1 jun

1 J/kg

= 1m2 kg s-2/kg

= 1m2 s-2

Kilôcalo trên kilôgam

Kcal/kg

Kilôcalo trên kilôgam là nhiệt lượng riêng bằng 4,186 8.103jun trên kilôgam.

1 kcal/kg

= 4,186 8.103J/kg

4

Nhiệt dung, entrôpi

Jun trên độ

j/độ

Jun trên độ là nhiệt dung của một hệ cần nhiệt lượng 1 jun để tăng nhiệt độ thêm 1 độ

Jun trên độ cũng là biến thiên entrôpi của một hệ trong một quá trình thuận nghịch đẳng nhiệt ở nhiệt độ T độ Kenvin mà nhiệt lượng trao đổi với nguồn là T jun.

1 J/độ

= 1m2 kg s-2 độ -1

Calo trên độ

Cal/độ

Calo trên độ là nhiệt dung bằng 4,1868 jun trên độ.

1 cal/độ

= 4,1868 J/độ

Kilôcalo trên độ

Kcal/độ

Kilôcalo trên độ là nhiệt dung bằng 4,1868.103 jun trên độ.

1 kcal/độ

= 4,1868.103 J/độ

5

Nhiệt dung riêng, entrôpi riêng

Jun trên kilogam độ

j/kg độ

Jun trên kilogam độ là nhiệt dung riêng của một hệ có khối lượng 1 kilôgam và nhiệt dung 1 jun trên độ. Jun trên kilogam độ cũng là entrôpi riêng của một hệ có khối lượng 1 kilogam và entrôpi 1 jun trên độ

1J/kg độ

= 1m2 s-2 độ-1

Kilôcalo trên kilôgam độ

Kcal/kg độ

Kilôcalo trên kilôgam độ là nhiệt dung riêng bằng 4,1868.103 jun trên kilôgam độ.

1kcal/kg độ =4,1868.103J/kg độ

6

Građiên nhiệt độ

độ trên mét

độ/m

Độ trên mét là građiên, nhiệt độ tại một điểm bất kỳ của một môi trường mà các mặt đẳng nhiệt là những mặt phẳng song song và giữa hai mặt đẳng nhiệt bất kỳ cách nhau 1mét hiệu nhiệt độ bằng 1 độ

1 độ/m = 1m-1 độ

7

Thông lượng nhiệt

oát

W

Oát là thông lượng nhiệt tải nhiệt lượng 1 jun trong thời gian 1 giây.

1W = 1J/s

= 1m2 kg s-3

8

Mật độ mặt thông lượng nhiệt

Oát trên mét vuông

W/m2

Oát trên mét vuông là mật độ mặt thông lượng nhiệt khi có thông lượng nhiệt 1 oát truyền qua mỗi mét vuông của mặt.

1W/m2

1m2 kg s-3/m2

9

Hệ số trao đổi nhiệt (hệ số tỏa nhiệt), hệ số truyền nhiệt

Oát trên mét vuông độ

W/m2 độ

Oát trên mét độ là hệ số trao đổi nhiệt giữa hai môi trường có hiệu nhiệt độ 1 độ và nhiệt độ mặt thông lượng nhiệt trên mặt tiếp xúc là 1 oát trên mét vuông.

1W/m độ

= 1kg s-3 độ-1

10

Hệ số dẫn nhiệt

Oát trên mét độ

W/m độ

Oát trên mét độ là hệ số dẫn nhiệt của một chất trong đó khi građiên nhiệt độ là 1 độ trên mét thì có thông lượng nhiệt 1 oát truyền qua mỗi mét vuông của mặt vuông góc với phương truyền nhiệt.

1W/m độ

= 1m2 kg s-3/m độ

= 1m kg s-3 độ-1

11

Hệ số biến đổi nhiệt độ

Mét vuông trên giây

m2/s

Mét vuông trên giây là hệ số biến đổi nhiệt độ của một môi trường mà các mặt đẳng nhiệt ở một thời điểm bất kỳ là những mặt phẳng song song và cứ trong thời gian 1 giây, nhiệt độ tại một điểm bất kỳ thay đổi 1 độ khi trên mỗi mét chiều dài theo phương vuông góc với các mặt đẳng nhiệt, građiên nhiệt độ thay đổi 1 độ trên mét.

1m2/s = 1m2 s-1

Mét vuông trên giờ

m2/h

Mét vuông trên giờ là hệ số biến đổi nhiệt độ bằng 2.7778.10-4 mét vuông trên giây.

1m2/h

= 2,7778.10-4 m2/s

Chú thích chung:

1. Trong những đơn vị dẫn xuất về nhiệt dùng trong vật lý phân tử có thể thay thế kilôgam, gam bằng kilômol hay mol, ký hiệu là “kmol” và “mol”

2. Calo và các đơn vị dẫn xuất từ calo chỉ nên xem như là những đơn vị cho phép dùng tạm thời. Mỗi khi có thể, nên ưu tiên dùng jun và các đơn vị dẫn xuất từ jun.

* hoặc sức

IV. ĐƠN VỊ QUANG

1

Cường độ sáng

candela

cd

Candela là cường độ sáng đo theo phương vuông góc với nó, của một diện nhỏ có diện tích 1/600 000 mét vuông, bức xạ như một vật bức xạ toàn phần ở nhiệt độ đông đặc của platin dưới áp suất 101 325 niutơn trên mét vuông

Đơn vị cơ bản

- Candela theo định nghĩa này bằng 0,995 nến quốc tế (đã được định nghĩa năm 1921).

2

Quang thông

lumen

lm

Lumen là quang thông do một nguồn sáng điểm cường độ 1 candela phát đều trong góc khối sterađian.

1 lm = 1 cd sr

= 1cd mo

= 1 mo cd

(= 1 cd)

3

Lượng sáng

Canđela giây

Cds

Canđela giây là lượng sáng của một nguồn có cường độ sáng 1 canđela phát ra trong thời gian 1 giây.

1cds = 1 scd

4

Quang năng

Lumen giây

lms

Lumen giây là quang năng của quang thông 1 lumen tính trong thời gian 1 giây.

1 lms = 1mo cd s

= 1mo s cd

(= 1 s cd)

5

Độ trưng

Lumen trên mét vuông

lm/m2

Lumen trên mét vuông là độ trưng của một nguồn hình cầu có diện tích mặt ngoài 1 mét vuông phát ra một quang thông cầu 1 lumen phân bố đều theo mọi phương.

1lm/m2 =1m-2mocd

(=1m-2cd)

6

Độ chói

Canđela trên mét vuông hoặc nit

cd/m2 hoặc nit (hoặc nt)

Canđela trên mét vuông hoặc nit là độ chói của một nguồn phẳng 1 mét vuông có cường độ sáng 1 cađela, đo theo phương vuông góc với nguồn.

1cd/m2 = 1m-2cd

7

Độ rọi

lux

lx

Lux là độ rọi của một mặt diện tích 1 mét vuông có quang thông đều 1 lume chiếu vuông góc.

1lx = 1lm/m2

= 1m-2mo cd

(= 1m-2 cd)

8

Lượng rọi

Lux giây

lxs

Lux giây là lượng rọi ứng với độ rọi 1 lux trong thời gian 1 giây

1lxs = 1m2mocd s

= 1m-2mos cd

(= 1m-2s cd)

9

Độ tụ của các hệ quang học

điốp

dp

Điốp là độ tụ của một hệ quang học có tiêu cự 1 mét trong một môi trường mà chiết suất bằng 1

1dp = 1m-1

- Các hệ hội tụ có độ tụ dương, các hệ phân kỳ có độ tụ âm

V. ĐƠN VỊ ÂM

1

Áp suất âm thanh

Niutơn trên mét vuông

N/m2

Xem phần “đơn vị cơ”.

1N/m2 = m-1 kg s-2

- Tất cả đơn vị áp suất đều có thể dùng làm đơn vị áp suất âm thanh.

2

vận tốc thể tích

Mét khối trên giây

m3/s

Mét khối trên giây là vận tốc thể tích tuần hoàn trong một trường âm thanh đồng tính tại một tiết diện của ống dẫn âm có diện tích 1 mét vuông, trên đó vận tốc của các hạt bằng 1 mét trên giây.

1m3/s = 1m3 s-1

3

Sức cản âm học

Niutơn giây trên mét mũ năm

Ns/m5

Niutơn giây trên mét mũ năm là sức cản âm học, trong đó áp suất âm thanh sin tính 1 niutơn, trên mét vuông tại một tiết diện bất kỳ gây ra vận tốc thể tích có trị căn quân phương 1 mét khối trên giây tại tiết diện đó.

1Ns/m5

= 1m kg s-2s/m5

= 1m-4kg s-1

4

Sức cản cơ học

Niutơn giây trên mét

Ns/m

Niutơn giây trên mét là sức cản cơ học của một hệ cơ học dao động khi tại chỗ đặt lực, lực tuần hoàn 1 niutơn gây vận tốc dao động 1 mét trên giây.

1Ns/m

= 1m kg s-2/m

= 1kg s-1

5

Cường độ âm thanh

Oát trên mét vuông

W/m2

Oát trên mét vuông là cường độ âm thâm trong một sóng âm thanh phẳng khi nó truyền năng lượng âm thanh 1 jun qua một mặt 1 mét vuông trong thời gian 1 giây.

1W/m2

= 1m2 kg s-3/m3

6

Mật độ năng lượng âm thanh

Jun trên mét khối

J/m3

Jun trên mét khối là mật độ năng lượng âm thanh trong một trường âm thanh có năng lượng 1 jun phân bố đều trong thể tích 1 mét khối.

1J/m3

= 1m2 kg s-2/m3

= 1m-1kg s-2

7

Mức áp suất âm thanh

đêxiben

dB

Đêxiben là mức áp suất âm thanh của một âm thanh mà 20 lần lôgarit thập phân của tỉ giữa áp suất của âm thanh đó và áp suất 2,10-5 niutơn trên mét vuông lấy làm mức zêrô, là bằng 1.

- Đêxiben còn dùng làm đơn vị để đo các “mức công suất”, sự “tăng công suất” trong kỹ thuật điện thông.

8

Mức to

fôn

fôn

Fôn là mức to của âm thanh chuẩn (tần số 1 000 héc) có mức áp suất âm thanh 1 đêxiben.

9

Quãng tần số

ôcta

Ôcta

Ôcta là quãng giữa hai tần số khi lôgarit cơ số 2 của ti giữa chúng bằng 1

VI. ĐƠN VỊ PHÓNG XẠ

1

Liều lượng bức xạ Rơn-ghen, liều lượng bức xạ gamma

Culông trên kilôgam

C/kg

Culông trên kilôgam là liều lượng bức xạ Rơnghen (hoặc bức xạ gamma) trong không khí khi mà sự phát xạ hạt kèm theo tạo ra trong 1 kilôgam không khí những ion mang điện tích bằng 1 culông theo dấu âm hay dấu dương.

1 C/kg = 1s A/kg

= 1kg-1 s A

Rơnghen

R

Rơnghen là liều lượng bức xạ Rơnghen (hoặc bức xạ gamma) bằng 2,579 76.10-4 culông trên kilogam.

1R

=2,57976.10-4C/kg

2

Suất liều lượng

Culông trên kilôgam giây

C/kgs

Culông trên kilôgam giây là suất liều lượng bức xạ Rơnghen hoặc bực xạ gamma bằng 1 culông trên kilogam trong thời gian 1 giây

1 C/kg s

= 1kg-1 s A/s

= 1kg-1 A

Rơnghen trên giây

R/s

Rơngheni trên giây là suất liều lượng bức xạ Rơnghen (hoặc bức xạ gamma) bằng 2,579 76.10-4 culông trên kilôgam giây.

1R/s

= 2,57976.10-4 C/kg s

3

Liều lượng hấp thụ bức xạ

Jun trên kilôgam

J/kg

Jun trên kilôgam là liều lượng hấp thụ bức xạ bằng 1 jun trên 1 kilôgam vật bị rọi

1J/kg

= 1m2 kg s-2/kg

rad

rd

Rad là liều lượng hấp thụ bức xạ bằng 102 jun trên kilôgam

1rd = 10-2J/kg

4

Độ phóng xạ

Phân rã trên giây

pr/s

1 phân rã trên giây là độ phóng xạ của một nguồn phóng xạ trong đó xảy ra 1 phân rã trong thời gian 1 giây

1pr/s = 1s-1

Curi

Ci

1 curi là độ phóng xạ bằng 3,7.1010 phân rã trên giây.

1Ci = 3,7.1010 pr/s

5

Đương lượng gamma rađi của nguồn

Miligam đương lượng rađi

mgđlRa

Miligam đương lượng rađi là đương lượng gamma rađi của một nguồn phóng xạ mà bức xạ gamma của nó với một cách lọc xác định, trong những điều kiện đo như nhau, tạo nên cùng một suất liều lượng như bức xạ gamma của 1 miligam chuẩn rađi với tấm lọc bằng platin dầy 0,5 milimét.

6

Cường độ bức xạ

Oát trên mét vuông

W/m2

Oát trên mét vuông là cường độ bức xạ đều truyền công suất 1 oát qua điện tích 1mét vuông vuông góc với phương truyền

1 W/m2

= 1kg m2 s-3/m2

= 1kg s-3


B. ƯỚC VÀ BỘI THẬP PHÂN CỦA CÁC ĐƠN VỊ

Tên (hoặc ký hiệu) của các ước và bội thập phân của các đơn vị nói chung được lập nên bằng cách ghép liền trước tên (hoặc ký hiệu) của đơn vị một tên (hoặc ký hiệu) ghi trong bảng sau đây:

Ước hay bội

Ghép

Hệ số cần phải nhân với trị của đơn vị

Tên

Ký hiệu

Ước

-

-

-

-

-

-

-

átô

femtô

picô

nanô

micrô

mili

centi

đêxi

a

f

p

n

m

c

d

10-18 hoặc

10-15 ___

10-12 ___

10-9 ___

10-6 ___

10-3 ___

10-2 ___

10-1 ___

0,000 000 000 000 000 001

0,000 000 000 000 001

0,000 000 000 001

0,000 000 001

0,000 001

0,001

0,01

0,1

Bội

-

-

-

-

-

đêca

hectô

kilô

mêga

giga

têra

da

h

k

M

G

T

101 ___

102 ___

103 ___

106 ___

109 ___

1012 ___

10

100

1 000

1 000 000

1 000 000 000

1 000 000 000 000