Điều 3 Nghị định 165/2018/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. “Pháp luật chuyên ngành” là pháp luật về ngân sách nhà nước; thuế; phí và lệ phí; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; quản lý nợ công; hải quan; dự trữ nhà nước; tài sản công; kế toán; giá; chứng khoán; kiểm toán độc lập; kinh doanh bảo hiểm và pháp luật tài chính khác.
3. “Chứng từ điện tử trong hoạt động tài chính” (gọi tắt là “chứng từ điện tử”) là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử khi thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; bao gồm chứng từ, báo cáo, hợp đồng, thỏa thuận, thông tin giao dịch, thông tin thực hiện thủ tục hành chính và các loại thông tin, dữ liệu khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
4. “Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi tạo chứng từ điện tử” là cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo hoặc gửi một chứng từ điện tử trước khi chứng từ điện tử đó được lưu giữ nhưng không bao hàm người trung gian chuyển chứng từ điện tử. Việc xác định cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi tạo chứng từ điện tử theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật giao dịch điện tử.
5. “Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính” (sau đây gọi tắt là “chủ quản hệ thống thông tin”) là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý trực tiếp đối với hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
6. “Cơ quan tài chính” là một trong các cơ quan sau:
a) Bộ Tài chính và các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc bộ có chức năng quản lý nhà nước trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính;
b) Cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính thuộc Ủy ban nhân dân các cấp (cơ quan tài chính địa phương).
7. “Dịch vụ người trung gian trong giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính” là dịch vụ đại diện (một phần hoặc toàn bộ) cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc gửi; nhận; lưu trữ; hỗ trợ khởi tạo, xử lý chứng từ điện tử; xác nhận việc thực hiện giao dịch điện tử của các bên tham gia giao dịch điện tử.
8. “Hủy hiệu lực của chứng từ điện tử” là biện pháp làm cho chứng từ điện tử không còn giá trị sử dụng trên hệ thống thông tin.
9. “Tiêu hủy chứng từ điện tử” là biện pháp làm cho chứng từ điện tử không còn tồn tại trên hệ thống thông tin, không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin đã được chứa trong chứng từ điện tử.
10. “Niêm phong chứng từ điện tử” là biện pháp bảo đảm toàn vẹn của thông tin chứa trên chứng từ điện tử, không thể sửa đổi, sao chép, di chuyển trái phép, hủy hiệu lực hay tiêu hủy từ thời điểm bắt đầu đến khi kết thúc quá trình niêm phong.
11. “Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính” (gọi tắt là “hệ thống thông tin”) là hệ thống thông tin theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật giao dịch điện tử được cung cấp, sử dụng để thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
12. “Xác thực” là việc xác minh trên hệ thống thông tin nhằm bảo đảm người đang thực hiện giao dịch điện tử là người được thực hiện giao dịch này hoặc thực hiện việc kiểm tra chữ ký số trên chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật về chứng thực chữ ký số.
13. “Mã xác thực” là chuỗi ký tự (chữ số, chữ cái, dấu, ký tự đặc biệt) được hệ thống thông tin tạo ra hoặc ghi nhận để gắn với người thực hiện giao dịch điện tử tại mỗi lần thực hiện giao dịch nhằm phục vụ việc xác thực.
14. “Xác thực bằng sinh trắc học” là việc xác thực được thực hiện bằng cách sử dụng các đặc điểm sinh học của con người có tỷ lệ trùng nhau rất thấp (theo sự công nhận của khoa học kỹ thuật tại thời điểm áp dụng biện pháp này).
15. “Mã định danh của chứng từ điện tử” là mã vạch hoặc chuỗi số, chữ cái gắn với chứng từ điện tử để xác định duy nhất chứng từ điện tử trên hệ thống thông tin, phục vụ cho việc truy vấn thông tin về chứng từ điện tử.
Nghị định 165/2018/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
- Số hiệu: 165/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 24/12/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 5 đến số 6
- Ngày hiệu lực: 10/02/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
- Điều 5. Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử
- Điều 6. Chuyển từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử
- Điều 7. Chuyển từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy
- Điều 8. Sửa đổi chứng từ điện tử
- Điều 9. Lưu trữ chứng từ điện tử
- Điều 10. Hủy hiệu lực của chứng từ điện tử
- Điều 11. Tiêu hủy chứng từ điện tử
- Điều 12. Niêm phong chứng từ điện tử
- Điều 13. Quy định đối với hệ thống thông tin
- Điều 14. Bảo đảm an toàn trong giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
- Điều 15. Sử dụng dịch vụ người trung gian trong giao dịch điện tử
- Điều 16. Xác minh thông tin về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
- Điều 17. Trách nhiệm của chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
- Điều 18. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc sử dụng kết quả của giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
- Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 20. Trách nhiệm của cơ quan tài chính địa phương
- Điều 21. Xử lý chuyển tiếp
- Điều 22. Điều khoản thi hành