Hệ thống pháp luật

Điều 3 Nghị định 161/2013/NĐ-CP về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đăng ký tàu biển là việc cơ quan có thẩm quyền về đăng ký tàu biển tại Việt Nam thực hiện ghi, lưu trữ các thông tin về tàu biển vào sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.

Đăng ký tàu biển bao gồm các hình thức sau:

a) Đăng ký tàu biển không thời hạn;

b) Đăng ký tàu biển có thời hạn;

c) Đăng ký lại tàu biển;

d) Đăng ký thay đổi;

đ) Đăng ký tàu biển tạm thời;

e) Đăng ký tàu biển đang đóng;

g) Đăng ký tàu biển loại nhỏ.

2. Đăng ký tàu biển không thời hạn là việc đăng ký tàu biển khi tàu biển đó có đủ các điều kiện quy định tại Điều 16 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005 và quy định tại Nghị định này.

3. Đăng ký tàu biển có thời hạn là việc đăng ký tàu biển trong một thời hạn nhất định theo đề nghị của chủ tàu khi tàu biển đó có đủ các điều kiện quy định tại Điều 16 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005 và quy định tại Nghị định này.

4. Đăng ký lại tàu biển là việc đăng ký tàu biển mà trước đây tàu biển đó đã đăng ký vào số đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam nhưng sau đó đã xóa đăng ký.

5. Đăng ký thay đổi là việc đăng ký tàu biển khi tàu biển đó đã được đăng ký vào sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam nhưng có sự thay đổi về tên tàu, tên chủ tàu, kết cấu và thông số kỹ thuật, công dụng của tàu, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực, tổ chức đăng kiểm tàu biển.

6. Đăng ký tạm thời tàu biển là việc đăng ký tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau đây:

a) Chưa nộp phí, lệ phí theo quy định;

b) Chưa có giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển nhưng đã có cam kết trong hợp đồng mua, bán tàu biển là bên bán sẽ giao giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển cho bên mua trong vòng 30 ngày, kể từ ngày ký biên bản bàn giao tàu. Trong trường hợp này, Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam chỉ có hiệu lực kể từ ngày hai bên mua, bán ký biên bản bàn giao tàu;

c) Thử tàu đóng mới hoặc nhận tàu đóng mới để đưa về nơi đăng ký trên cơ sở hợp đồng đóng tàu;

d) Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.

7. Đăng ký tàu biển đang đóng là việc đăng ký tàu biển đối với tàu đã được đặt sông chính nhưng chưa hoàn thành việc đóng tàu.

8. Đăng ký tàu biển loại nhỏ là việc đăng ký tàu biển có động cơ với công suất máy chính dưới 75 KW hoặc tàu biển không có động cơ nhưng có tổng dung tích dưới 50 GT hoặc có tổng trọng tải dưới 100 tấn hoặc có chiều dài đường nước thiết kế dưới 20 m.

9. Mua, bán tàu biển là quá trình tìm hiểu thị trường, chuẩn bị hồ sơ dự án, quyết định mua, bán, ký kết và thực hiện hợp đồng mua, bán tàu biển.

10. Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định này.

11. Tàu công vụ là tàu biển chuyên dùng để thực hiện các công vụ, không vì mục đích thương mại.

12. Tuổi tàu biển được tính từ ngày đặt sống chính.

Nghị định 161/2013/NĐ-CP về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển

  • Số hiệu: 161/2013/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 12/11/2013
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: 27/11/2013
  • Số công báo: Từ số 823 đến số 824
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH