Hệ thống pháp luật

Chương 2 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài

Chương 2.

KỶ NIỆM NHỮNG NGÀY LỄ LỚN TRONG NƯỚC

Điều 4. Các ngày lễ lớn

Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:

1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).

2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).

3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).

4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).

5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).

6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).

7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Điều 5. Ngày Tết Nguyên đán

1. Chủ tịch nước chúc Tết trên Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam vào thời khắc giao thừa.

2. Trước Tết Nguyên đán từ 5 đến 7 ngày, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao gặp mặt Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội.

Điều 6. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

1. Năm lẻ 5, năm khác:

a) Tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là đoàn thể Trung ương) và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ (sau đây gọi là Đài Tưởng niệm). Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;

b) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.

2. Năm tròn:

a) Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia:

Tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm;

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, thành phố Hà Nội, Đoàn ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm;

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Bí thư) đọc diễn văn kỷ niệm;

b) Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm lẻ 5, năm khác.

Điều 7. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

1. Năm lẻ 5, năm khác:

a) Tại Phú Thọ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ dâng hương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ là Chủ lễ dâng hương;

b) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có di tích, đền thờ Vua Hùng tổ chức dâng hương tưởng niệm;

c) Nghi thức tưởng niệm thực hiện thống nhất trong cả nước theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

d) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.

2. Năm tròn:

a) Tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương cấp quốc gia:

Tại Phú Thọ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương;

Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài

  • Số hiệu: 145/2013/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 29/10/2013
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 783 đến số 784
  • Ngày hiệu lực: 16/12/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH