Chương 4 Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
Điều 19. Trách nhiệm của các bộ, ngành
1. Bộ Công Thương
Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các bộ, ngành có liên quan thực hiện:
a) Quản lý, theo dõi tổng quy mô phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ trên phạm vi cả nước;
b) Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định tại Nghị định này;
c) Định kỳ hằng năm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện theo quy định tại Nghị định này và báo cáo Chính phủ xem xét, sửa đổi quy định để bảo đảm phù hợp với thực tiễn phát triển điện mặt trời mái nhà;
d) Căn cứ quy định của pháp luật về điện lực, chỉ đạo đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố giá điện năng thị trường bình quân năm trước liền kề trong tháng 01 hàng năm;
đ) Trên cơ sở khả năng đáp ứng về kỹ thuật, công nghệ, khả năng đáp ứng của hệ thống lưới truyền tải điện, căn cứ nhu cầu phát triển các loại hình nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh quy hoạch điện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Quản lý nhà nước về phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ tại địa phương. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan tại địa phương phải tuân thủ đúng thời gian, trình tự phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Khuyến khích xây dựng hệ thống dịch vụ công trực tuyến liên thông đối với thủ tục đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ quy định tại Nghị định này.
2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra việc tuân thủ các quy định về an toàn, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường trong quá trình đăng ký phát triển, lắp đặt, vận hành điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Xử lý nghiêm các vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
3. Giao Sở Công Thương phối hợp với đơn vị điện lực địa phương, rà soát và công khai:
a) Tổng công suất điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ đấu nối với hệ thống điện quốc gia được phân bổ theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia;
b) Tổng công suất đã được cấp giấy chứng nhận phát triển;
c) Tổng công suất chưa phát triển.
4. Thời điểm công khai các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều này thực hiện ngay sau khi có sự thay đổi về công suất phát triển.
5. Trong thời gian không quá 45 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng và ban hành quy trình rút gọn việc thực hiện theo trình tự, thủ tục của pháp luật để bảo đảm thuận tiện, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện đăng ký phát triển, đầu tư xây dựng, lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ, bao gồm mẫu văn bản của Sở Công Thương xác nhận công suất thuộc quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch được phân bổ tại địa phương và thời gian xử lý; phân cấp quản lý nhà nước cho các cơ quan cấp dưới để hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện phát triển, đầu tư xây dựng, lắp đặt, nghiệm thu, vận hành theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, phòng cháy và chữa cháy, môi trường, điện lực.
6. Tổ chức kiểm tra việc giải quyết hồ sơ thủ tục cho tổ chức, cá nhân phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ tại địa phương.
7. Tổ chức tuyên truyền cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Cân đối bố trí ngân sách địa phương để khuyến khích phát triển điện mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
8. Báo cáo Bộ Công Thương về tình hình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ trên địa bàn trước ngày 15 tháng 12 hàng năm. Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 21. Trách nhiệm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
1. Thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương trong việc tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đã được phê duyệt.
2. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra và kiến nghị xử lý hoạt động phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ không đúng quy định của pháp luật, gây ảnh hưởng đến vận hành hệ thống điện quốc gia.
3. Tổ chức đánh giá các nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ trong trường hợp phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia để bảo đảm vận hành an toàn lưới điện thuộc phạm vi quản lý.
4. Tổ chức theo dõi điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong vận hành đối với lưới điện thuộc phạm vi quản lý. Chịu trách nhiệm tổ chức theo dõi vận hành công tơ điện tử và hệ thống kết nối với hệ thống thu thập dữ liệu từ xa của điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia.
5. Chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi, hướng dẫn và hậu kiểm các đơn vị điện lực địa phương thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định này.
Điều 22. Trách nhiệm của các đơn vị điện lực địa phương
1. Thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương trong việc tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ theo phạm vi quản lý.
2. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra và kiến nghị xử lý hoạt động phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ không đúng quy định của pháp luật, gây ảnh hưởng đến vận hành hệ thống điện quốc gia.
3. Theo dõi điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong vận hành lưới điện khu vực có điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ trong phạm vi quản lý của đơn vị. Chịu trách nhiệm theo dõi vận hành công tơ điện tử, thiết bị chống phát ngược điện và hệ thống kết nối với hệ thống thu thập dữ liệu từ xa của điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia. Trường hợp có bất thường trong sử dụng điện của khách hàng, đề nghị thông báo đến Sở Công Thương để kiểm tra, xử lý theo quy định.
4. Tổ chức đánh giá các nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ trong trường hợp phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia để bảo đảm vận hành an toàn lưới điện thuộc phạm vi quản lý.
5. Hỗ trợ, tư vấn các tổ chức, cá nhân để kiểm tra ban đầu khi đấu nối, trong quá trình lắp đặt và quá trình vận hành điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia.
6. Xây dựng phương án, giải pháp để thực hiện giám sát, điều khiển theo hình thức chuyển đổi số đối với nguồn điện mặt trời mái nhà khi phụ tải không sử dụng trong ngày thứ 7, Chủ nhật hoặc ngày nghỉ lễ nhằm đảm bảo an toàn trong vận hành hệ thống điện.
7. Theo dõi, giám sát hệ thống thiết bị chống phát ngược của tổ chức, cá nhân đấu nối với hệ thống điện quốc gia. Không thực hiện lắp đặt công tơ điện hai chiều cho các đối tượng thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
8. Chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi, hướng dẫn và hậu kiểm tổ chức, cá nhân thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định này thuộc phạm vi lưới điện quản lý.
Điều 23. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
1. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này, phối hợp với đơn vị điện lực để bảo đảm vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia. Gửi thông tin đến Sở Công Thương sau khi hoàn thành xây dựng, lắp đặt và đưa vào vận hành điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
2. Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định của pháp luật về chất lượng điện năng, kết nối chia sẻ thông tin theo quy định của pháp luật về điện lực. Tổ chức, cá nhân lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ và bán điện dư lên hệ thống điện quốc gia chịu trách nhiệm đầu tư, lắp đặt, cài đặt công tơ đo đếm, thiết bị truyền dữ liệu từ xa tại điểm giao nhận điện và kết nối tương thích với hệ thống thu thập dữ liệu từ xa của đơn vị điện lực; trang bị các thiết bị, phương tiện kết nối với hệ thống giám sát điều khiển, bảo đảm thiết bị vận hành an toàn, ổn định, chịu trách nhiệm về an toàn an ninh thông tin theo quy định của pháp luật.
3. Thu gom, tháo dỡ và chịu trách nhiệm xử lý toàn bộ vật tư, thiết bị, chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng, vận hành hoặc khi kết thúc vận hành điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ theo đúng quy định của pháp luật về môi trường.
4. Chịu trách nhiệm về việc đầu tư, lắp đặt, vận hành điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật về điện lực, đầu tư, xây dựng, thuế; quy định về an toàn điện, an toàn phòng chống cháy, nổ trong xây dựng, bảo vệ môi trường, an toàn trong vận hành phát điện và sử dụng điện; quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật hiện hành về chất lượng điện năng và chất lượng sản phẩm, thiết bị của điện mặt trời mái nhà theo tiêu chuẩn kỹ thuật; quy định về mua bán điện, hợp đồng và các quy định pháp luật khác có liên quan.
5. Tổ chức, cá nhân phát triển điện mặt trời mái nhà tư sản xuất, tự tiêu thụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định này lắp đặt hệ thống thiết bị chống phát ngược điện đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm bảo đảm vận hành ổn định của thiết bị chống phát ngược điện.
6. Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phối hợp với đơn vị điện lực địa phương thực hiện tuân thủ quy mô công suất được phân bổ tại địa phương theo quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch trước khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
7. Tổ chức, cá nhân phát triển điện mặt trời tự sản xuất, tự tiêu thụ quy định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định này lắp đặt hệ thống thiết bị chống phát ngược điện vào hệ thống điện quốc gia trong trường hợp công suất lắp đặt không phù hợp với quy mô công suất phát triển được phân bổ tại địa phương theo quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch.
8. Tổ chức, cá nhân khi lắp đặt hệ thống lưu trữ điện phải bảo đảm an toàn điện, bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.
1. Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Phối hợp với đơn vị quản lý điện lực đánh giá việc các nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ trong trường hợp phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia để bảo đảm vận hành an toàn hệ thống điện.
3. Quản lý, theo dõi, kiểm tra hoạt động phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ trong khu vực quản lý theo đúng quy định của pháp luật.
4. Hỗ trợ, tư vấn các tổ chức, cá nhân để kiểm tra ban đầu khi đấu nối, trong quá trình lắp đặt và quá trình vận hành điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có liên kết với hệ thống điện quốc gia.
5. Theo dõi, giám sát hệ thống thiết bị chống phát ngược của tổ chức, cá nhân đấu nối với lưới điện thuộc phạm vi quản lý. Không thực hiện lắp đặt công tơ điện hai chiều cho các đối tượng thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
6. Chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi, hướng dẫn và hậu kiểm tổ chức, cá nhân thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định này thuộc phạm vi lưới điện quản lý.
Điều 25. Điều khoản chuyển tiếp
1. Tổ chức, cá nhân đang thực hiện bán điện cho đơn vị điện lực tại các dự án, hệ thống điện mặt trời mái nhà đã lắp đặt, vận hành phát điện trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 không được đăng ký lắp đặt thêm điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ tại cùng địa điểm sử dụng điện.
2. Tổ chức, cá nhân đã phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ trong kỳ quy hoạch phát triển điện lực quốc gia kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 thực hiện như sau:
a) Hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ, cơ quan công sở đã lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia gửi thông tin liên quan đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận phát triển để ghi nhận về quy mô, địa điểm. Trường hợp bán điện dư vào hệ thống điện quốc gia phải thực hiện theo quy định tại Nghị định này;
b) Tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này đã lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia gửi thông tin liên quan đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận phát triển để ghi nhận về quy mô, địa điểm và không được bán điện dư. Trường hợp bán điện dư phải thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 22 tháng 10 năm 2024.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
- Số hiệu: 135/2024/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 22/10/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Hồng Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/10/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Nguyên tắc phát triển
- Điều 5. Các hành vi trái quy định trong quá trình phát triển, vận hành điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
- Điều 6. Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ không đấu nối với hệ thống điện quốc gia
- Điều 7. Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia
- Điều 8. Chính sách khuyến khích
- Điều 9. Cơ quan có thẩm quyền cấp và điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký phát triển
- Điều 10. Hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia
- Điều 11. Hình thức nộp hồ sơ
- Điều 12. Trình tự cấp giấy chứng nhận đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
- Điều 13. Điều chỉnh, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký phát triển
- Điều 14. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký phát triển
- Điều 17. Nghiệm thu đầu tư xây dựng, lắp đặt
- Điều 18. Thực hiện mua bán điện đối với điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ bán điện dư
- Điều 19. Trách nhiệm của các bộ, ngành
- Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 21. Trách nhiệm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
- Điều 22. Trách nhiệm của các đơn vị điện lực địa phương
- Điều 23. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
- Điều 24. Trách nhiệm của đơn vị quản lý, chủ đầu tư khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
- Điều 25. Điều khoản chuyển tiếp
- Điều 26. Hiệu lực thi hành