Điều 6 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ và các nghị quyết, dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình Chính phủ có ý kiến về các dự án luật, pháp lệnh do các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
3. Trình Chính phủ quyết định các biện pháp để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
4. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác theo phân công.
5. Ban hành thông tư và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.
6. Ban hành thông tư liên tịch với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để quy định việc phối hợp giữa Bộ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
7. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
8. Kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; nếu phát hiện những quy định do các cơ quan đó ban hành có dấu hiệu trái với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý thì kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Số hiệu: 123/2016/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 01/09/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 949 đến số 950
- Ngày hiệu lực: 15/10/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Vị trí và chức năng của Bộ
- Điều 3. Bộ trưởng
- Điều 4. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
- Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ
- Điều 6. Về pháp luật
- Điều 7. Về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
- Điều 8. Về hợp tác quốc tế
- Điều 9. Về cải cách hành chính
- Điều 10. Về quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực
- Điều 11. Về doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân khác
- Điều 12. Về hội, tổ chức phi Chính phủ
- Điều 13. Về tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 14. Về cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 15. Về kiểm tra, thanh tra
- Điều 16. Về quản lý tài chính, tài sản
- Điều 17. Cơ cấu tổ chức của Bộ
- Điều 18. Vụ thuộc Bộ
- Điều 19. Văn phòng thuộc Bộ
- Điều 20. Thanh tra thuộc Bộ
- Điều 21. Cục thuộc Bộ
- Điều 22. Tổng cục thuộc Bộ
- Điều 23. Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ
- Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng đối với Bộ
- Điều 25. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng trong mối quan hệ với các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 26. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng trong mối quan hệ với chính quyền địa phương
- Điều 27. Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Điều 28. Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân
- Điều 29. Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với các tổ chức chính trị - xã hội