Điều 2 Nghị định 123/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật luật sư
1. Cơ sở đào tạo nghề luật sư quy định tại Khoản 3 Điều 12 của Luật luật sư bao gồm Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp và cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam.
2. Liên đoàn luật sư Việt Nam được thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đội ngũ giảng viên là các luật sư có ít nhất 05 năm kinh nghiệm hành nghề, các chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật có uy tín và khả năng sư phạm;
b) Có tổ chức bộ máy phù hợp với quy mô, mô hình và chương trình đào tạo;
c) Có chương trình đào tạo, giáo trình phù hợp với Chương trình khung về đào tạo nghề luật sư do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành;
d) Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, làm việc và học tập cho giảng viên và học viên.
3. Hồ sơ thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư;
b) Đề án thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư. Nội dung cơ bản của Đề án bao gồm sự cần thiết thành lập, địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, quy mô và mô hình đào tạo, tổ chức bộ máy, đội ngũ giảng viên kèm theo danh sách giảng viên dự kiến và trích yếu về kinh nghiệm, kỹ năng của giảng viên, cơ sở vật chất phù hợp với quy mô và mô hình đào tạo, kế hoạch và tiến độ thực hiện Đề án, hiệu quả kinh tế - xã hội của cơ sở đào tạo nghề luật sư;
c) Dự thảo Điều lệ cơ sở đào tạo nghề luật sư.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nghị định 123/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật luật sư
- Số hiệu: 123/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/10/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 707 đến số 708
- Ngày hiệu lực: 28/11/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Cơ sở đào tạo nghề luật sư
- Điều 3. Trợ giúp pháp lý của luật sư
- Điều 4. Nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư
- Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp trong việc quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư
- Điều 6. Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 7. Điều lệ công ty luật
- Điều 8. Đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 9. Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 10. Đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 11. Thay đổi người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 12. Hợp nhất công ty luật
- Điều 13. Sáp nhập công ty luật
- Điều 14. Chuyển đổi công ty luật trách nhiệm hữu hạn và công ty luật hợp danh
- Điều 15. Chuyển đổi văn phòng luật sư thành công ty luật
- Điều 16. Thuê luật sư nước ngoài làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 17. Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 18. Mức trần thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự
- Điều 19. Thù lao và chi phí cho luật sư trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng
- Điều 20. Phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án xây dựng Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật nhiệm kỳ mới của Đoàn luật sư
- Điều 21. Phê chuẩn kết quả Đại hội luật sư
- Điều 22. Chế độ báo cáo, gửi các quy định, quyết định, nghị quyết của Đoàn luật sư
- Điều 23. Giải thể Đoàn luật sư
- Điều 24. Phê duyệt Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam
- Điều 25. Chế độ báo cáo, gửi các quy định, quyết định, nghị quyết của Liên đoàn luật sư Việt Nam
- Điều 26. Tên gọi của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 27. Đơn đề nghị thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
- Điều 28. Đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài
- Điều 29. Ngôn ngữ sử dụng và hợp pháp hóa lãnh sự
- Điều 30. Đăng báo, thông báo về việc thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 31. Phạm vi hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư Việt Nam làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 32. Hợp nhất công ty luật nước ngoài
- Điều 33. Sáp nhập công ty luật nước ngoài
- Điều 34. Chuyển đổi chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 35. Chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam
- Điều 36. Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài
- Điều 37. Thủ tục đăng ký hoạt động của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 38. Tạm ngừng hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
- Điều 39. Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
- Điều 40. Thu hồi Giấy phép thành lập của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
- Điều 41. Thu hồi Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài
- Điều 42. Thông báo về việc luật sư nước ngoài vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam