Chương 3 Nghị định 114/2014/NĐ-CP về đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ PHÁ DỠ TÀU BIỂN
1. Phù hợp với quy hoạch cơ sở phá dỡ tàu biển đã được phê duyệt.
2. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và nhân lực bảo đảm thực hiện việc phá dỡ tàu biển.
3. Có hồ sơ theo quy định tại
4. Được xác nhận các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó có nội dung liên quan đến hoạt động phá dỡ tàu biển.
Điều 13. Thẩm quyền quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động
1. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định hồ sơ đề nghị đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động và trình Bộ Giao thông vận tải quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động trên cơ sở kết quả thẩm định và kiến nghị của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
Điều 14. Thủ tục quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động
1. Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển nộp trực tiếp đến Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác 02 (hai) bộ hồ sơ đề nghị đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động.
2. Hồ sơ đề nghị đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động gồm các giấy tờ sau:
a) Văn bản đề nghị đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản);
b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
c) Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở phá dỡ tàu biển (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
d) Giấy xác nhận các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
đ) Giấy đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
e) Giấy phép xả thải vào nguồn nước (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
g) Văn bản nghiệm thu về phương án phòng, chống cháy, nổ (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
h) Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
i) Bản vẽ tổng thể về vị trí bố trí trang thiết bị của cơ sở phá dỡ tàu biển (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
k) Bản kê khai danh sách lao động trực tiếp tham gia hoạt động phá dỡ tàu biển (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
l) Danh mục trang thiết bị bảo hộ an toàn lao động (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
m) Giấy chứng nhận hệ thống quản lý môi trường (01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực).
3. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và xử lý như sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc qua hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
c) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định và báo cáo Bộ Giao thông vận tải bằng văn bản về kết quả thẩm định hồ sơ;
d) Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định và kiến nghị của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải ban hành quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động theo Mẫu số 2 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 15. Quyết định dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển
1. Bộ Giao thông vận tải quyết định dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển trong các trường hợp sau đây:
a) Theo đề nghị của doanh nghiệp phá dỡ tàu biển do cơ sở hoạt động không hiệu quả hoặc các lý do chính đáng khác;
b) Cơ sở vi phạm các quy định về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, an toàn lao động, phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Quyết định dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển như sau:
a) Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển nộp trực tiếp đến Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi qua hệ thống bưu chính văn bản đề nghị dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển. Sau 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển, Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải quyết định.
b) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải quyết định dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển và thông báo cho doanh nghiệp phá dỡ tàu biển và các cơ quan liên quan.
3. Cơ sở phá dỡ tàu biển có thể phải dừng hoạt động theo các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Điều 16. Quyết định tạm dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển
1. Trường hợp vì lý do bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường hoặc doanh nghiệp phá dỡ tàu biển không thực hiện đúng kế hoạch phá dỡ tàu biển đã được chấp thuận và các lý do khẩn cấp khác, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định tạm thời dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển theo đề nghị của Cảng vụ hàng hải khu vực.
2. Khi lý do tạm dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển đã được khắc phục, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định hủy bỏ việc tạm dừng theo đề nghị của Cảng vụ hàng hải có liên quan.
3. Ngay sau khi quyết định tạm dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển hoặc hủy bỏ quyết định tạm dừng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam phải báo cáo Bộ Giao thông vận tải; đồng thời, thông báo cho doanh nghiệp phá dỡ tàu biển và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại khu vực.
Nghị định 114/2014/NĐ-CP về đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
- Số hiệu: 114/2014/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 26/11/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1039 đến số 1040
- Ngày hiệu lực: 15/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
- Điều 5. Bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển
- Điều 6. Quy định về việc phá dỡ tàu biển Việt Nam, tàu biển nước ngoài bị chìm đắm tại Việt Nam
- Điều 7. Điều kiện nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ
- Điều 8. Các loại tàu biển đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ
- Điều 9. Trình tự thực hiện việc mua tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng để phá dỡ
- Điều 10. Thẩm quyền phê duyệt chủ trương, quyết định mua tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng để phá dỡ
- Điều 11. Thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ
- Điều 12. Điều kiện đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động
- Điều 13. Thẩm quyền quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động
- Điều 14. Thủ tục quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động
- Điều 15. Quyết định dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển
- Điều 16. Quyết định tạm dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển