Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 111-NĐ | Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 1957 |
BAN HÀNH TRONG TOÀN NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM ĐIỀU LỆ TẠM THỜI VỀ THỜI GIAN LAO ĐỘNG
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN
Chiếu Nghị định số 182-NĐ ngày 29-4-1955 của Bộ Giao thông và Bưu điện, quy định tổ chức đường sắt Việt Nam;
Căn cứ theo thể lệ lao động hiện hành của Nhà nước và đặc điểm sản xuất vận chuyển của ngành đường sắt, sau khi được Bộ Lao động thỏa thuận,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành trong toàn ngành đường sắt Việt Nam điều lệ tạm thời về thời gian lao động.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN |
VỀ THỜI GIAN LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
ĐỊNH NGHĨA VÀ TIÊU CHUẨN VỀ THỜI GIAN LAO ĐỘNG
Trường hợp làm việc theo chế độ đổi ban hay chế độ đi tàu mà ăn cơm tại chỗ, đảm bảo được sản xuất, thì giờ ăn cơm được tính như thời gian làm việc.
Mỗi tháng lấy 202 giờ làm tiêu chuẩn (cách tính: 2.420 giờ: 12 = 202 giờ).
Mỗi ngày đêm lấy 8 giờ làm tiêu chuẩn.
Trong trường hợp cần thiết, những tiêu chuẩn trên có thể quy định cao hơn.
CÁC CHẾ ĐỘ VỀ THỜI GIAN LAO ĐỘNG
- Chế độ làm ngày,
- Chế độ đổi ban,
- Chế độ đi tàu,
- Chế độ làm việc không quy định thời gian tiêu chuẩn.
Nói chung giờ bắt đầu làm việc và giờ nghỉ thi hành theo thì giờ Nhà nước đã quy định cho từng mùa. Trường hợp đặc biệt đối với một số đơn vị sản xuất riêng biệt, Tổng cục đường sắt căn cứ vào tình hình thực tế mà tạm thời quy định cho thích hợp.
Công nhân viên làm theo chế độ này được nghỉ những ngày chủ nhật và ngày lễ. Trường hợp vì yêu cầu công tác, phải đi làm những ngày đó, thì đối với nhân viên hành chính quản trị sẽ giải quyết cho nghỉ bù vào một ngày khác. Còn đối với công nhân và nhân viên trực tiếp sản xuất thì cho nghỉ bù hoặc trả phụ cấp làm thêm giờ.
a) Căn cứ vào tính chất và khối lượng công việc của từng đơn vị mà thực hiện những chế độ đổi ban sau đây:
1. - Chế độ 3 ban rưỡi làm 12 giờ nghỉ 24 giờ liền, áp dụng ở những đơn vị có liên quan đến việc tàu chạy mà công việc bận rộn suốt ngày đêm.
Theo chế độ này, cứ làm 2 ban ngày và 2 ban đêm thì được nghỉ 48 giờ liền, hoặc làm 3 ban ngày và 3 ban đêm thì đuợc nghỉ 60 giờ liền (biểu 1 kèm theo).
2. - Chế độ 3 ban rưỡi, làm 8 tiếng nghỉ 16 tiếng, áp dụng cho những đơn vị sản xuất trong nhà máy, khi cần tiến hành công việc liên tục suốt ngày đêm.
3. - Chế độ 3 ban nghỉ giữa, làm 12 tiếng nghỉ 24 tiếng, áp dụng cho những đơn vị có liên quan đến việc tàu chạy mà công việc tương đối bận rộn suốt ngày đêm, nhưng còn có thời gian nghỉ giữa ( Biểu 2 kèm theo).
4. - Chế độ 2 ban nghỉ giữa, làm 24 giờ nghỉ 24 giờ, áp dụng ở những đơn vị có liên quan đến việc tàu chạy mà công việc tương đối ít, mỗi ngày đêm có thì giờ nghỉ giữa tương đối dài.
5. – Chế độ 1 ban nghỉ giữa, làm suốt cả tháng và cứ sau mỗi tháng làm việc thì được nghỉ liền một thời gian bằng tổng số ngày chủ nhật và ngày lễ trong tháng đó cộng lại. Chế độ này áp dụng ở những đơn vị có liên quan đến việc tàu chạy mà công việc ít.
b) Thời gian nghĩ giữa là thời gian nghỉ vào giữa buổi làm việc khi đơn vị rảnh công việc. Thì giờ nghỉ giữa một lần không dưới 1 tiếng.
Trong thời gian nghỉ giữa, những người nghỉ không chịu trách nhiệm về chức vụ của mình.
Trong khi nghỉ công nhân viên có thể về nhà riêng hoặc nghỉ tại nơi làm việc. Trường hợp nghỉ tại nơi làm việc, đơn vị phải bố trí giường nằm, nước uống, nhất là chỗ nghỉ phải được yên tĩnh.
Ở những đơn vị mà trong thời gian nghỉ thường có một số công việc phải làm để đảm bảo công việc tàu chạy (như nhà ga thường phải thu phát công văn, nghe điện báo điện thoại, nhận Chỉ thị, vv…) thì trong thời gian nghỉ phải luân phiên cử một người ở lại nơi làm việc. Trường hợp có công việc cần thiết phải giải quyết ngay không thể để chậm đến giờ làm việc được, người thường trực này tìm người có trách nhiệm chính đến giải quyết.
Tuy thì giờ nghỉ và thì giờ làm việc đã quy định nhưng trong những trường hợp tàu đến chậm hoặc có những chuyến tàu hay chuyến xe đặc biệt chạy đã được báo trước thì những người thường trực trong ban đó phải có trách nhiệm giải quyết đảm bảo tàu và xe chạy được an toàn.
Thủ trưởng đơn vị phải căn cứ vào tình hình thực tế mà sắp xếp giờ làm việc, giờ nghỉ giữa trong đơn vị mình để trình cấp trên trực tiếp thẩm tra và quyết định cho thi hành. Số lần nghỉ giữa trong một ban nhiều hay ít sẽ do Tổng cục đường sắt căn cứ vào tình hình thực tế mà quyết định, cốt sao đảm bảo được thì giờ tiêu chuẩn.
c) Tổng cục đường sắt có trách nhiệm nghiên cứu thi hành những chế độ đổi ban nói trên cho thích hợp với điều kiện hoạt động của từng đơn vị.
Trong khi chưa định mức thời gian làm việc được chính xác, Tổng cục đường sắt có thể thiết lập một Hội đồng gồm đại biểu các đơn vị có liên quan để phân tích tình hình và xét lại vấn đề. Hội đồng này hàng năm họp một hoặc hai lần tùy theo yêu cầu thực tế.
Điều 9. Chế độ đi tàu là chế độ thay nhau nghỉ và làm việc liên tiếp trên các đoàn tàu và đầu máy.
Chế độ này cũng căn cứ vào thì giờ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động để quy định thời gian lao động gồm có cả thì giờ làm việc thực tế và thì giờ chuẩn bị.
a) Đối với công nhân đầu máy, áp dụng các chế độ bao máy dưới đây:
- Bao máy 3 ban là mỗi đầu máy, cố định 3 tổ công nhân làm việc.
- Bao máy 2 ban rưỡi là 2 đầu máy cố định 5 tổ công nhân làm việc.
- Bao máy 2 ban là mỗi đầu máy cố định 2 tổ công nhân làm việc.
- Bao máy 1 ban là mỗi đầu máy cố định 1 tổ công nhân làm việc.
b) Đối với nhân viên đoàn tàu, tùy trường hợp cụ thể mà áp dụng chế độ bao tàu hoặc chia phiên vụ.
Chế độ bao tàu là căn cứ vào số tàu chạy, thời gian các chuyến tàu chạy cách nhau và thời gian tiêu chuẩn, để bố trí một số người nhất định chịu trách nhiệm về một số tàu nhất định. Với số tàu nhất định đó, những nhân viên làm việc này có điều kiện làm việc đủ thời gian tiêu chuẩn, tránh được hiện tượng làm thêm giờ cũng như lãng phí thời gian.
Chế độ phiên vụ là căn cứ vào thời gian cách nhau giữa các chuyến tàu và thời gian tiêu chuẩn để thực hiện chế độ đổi ban một cách hợp lý, đảm bảo thời gian tiêu chuẩn và tránh hiện tượng làm thêm giờ.
c) Thì giờ làm việc và thì giờ nghỉ của công nhân viên đầu máy và đoàn tàu căn cứ theo biểu xe chạy, biểu hành trình cây số và thì giờ tiêu chuẩn hàng tháng để tính cho thích hợp.
Thời gian nghỉ trước khi làm lại ban khác nói chung là gấp hai lần số thì giờ đã làm. Trừ những trường hợp đi đường ngắn hoặc những trường hợp đặc biệt khác thì không kể.
d) Thì giờ làm việc liên tục của công nhân đầu máy bất cứ trong trường hợp nào cũng không được quá 11 giờ liền. Khi đã làm đến 11 giờ liền thì thời gian nghỉ ít nhất phải gấp đôi số giờ đã làm, rồi mới được làm lại ban khác.
đ) Khi lò dập lửa, đầu máy nghỉ để kiểm tra sửa chữa, công nhân đầu máy không có việc gì làm thì thì giờ nghỉ việc đó không tính vào thời gian làm việc. Trường hợp anh em tham gia công tác khác thì được tính vào thì giờ làm việc.
e) Thì giờ chuẩn bị của công nhân viên làm việc theo chế độ đi tàu tạm thời do Tổng cục đường sắt quy định.
Chế độ này áp dụng cho những chức danh mà tính chất công việc không thể theo một giờ giấc nhất định vì khối lượng công việc bất thường, có khi nhiều khi ít, khi có việc nhiều thì làm nhiều, có ít thì làm ít. Thời gian làm việc và thời gian nghỉ rất khó phân biệt.
Ví dụ những chức danh sau đây đều làm việc theo chế độ này: liên lạc viên, tài xế xe hơi riêng, tài xế xe goòng, áp tải viên, công nhân bốc vác của xưởng vật liệu, nhân viên công an ở hiểm trường, bảo vệ viên, cần vụ, nhân viên các trạm chiêu đãi và nhà nghỉ của công nhân viên đi tàu, người tiếp phẩm, cấp dưỡng ở các tập đoàn, v.v...
Thời gian lao động của công nhân viên làm việc theo chế độ đổi ban và chế độ đi tàu thì sẽ căn cứ theo bảng đổi ban hoặc bản chia phiên vụ hàng tháng mà tính. Thời gian làm việc thực tế có thể chênh lệch ít nhiều so với thời gian tiêu chuẩn. Trong những trường hợp đó, không coi như làm thêm giờ, hoặc cũng không phải làm bù.
Trong trường hợp đau yếu nặng hoặc sinh đẻ bất ngờ, không kịp xin phép thì sau khi đưa đến nơi điều trị, hoặc nhà hộ sinh, phải làm thủ tục thường lệ.
Thủ trưởng đơn vị cần nghỉ trong các trường hợp này phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp để quyết định.
Đối với trường hợp tự ý nghỉ việc, ngoài việc coi như vắng mặt đều phải xét hỏi, nếu không có lý do chính đáng, thì phải thi hành biện pháp xử phạt về hành chính bằng các hình thức nặng hay nhẹ tùy từng trường hợp cụ thể.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN |
BIỂU CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC 12 GIỜ 3 BAN RƯỠI THAY ĐỔI
Các tổ | Các ban | NGÀY | Giờ làm việc trong tháng | ||||||||||||||||||||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | |||
1 | 1 X | 0 | x | 0 | x | = X | 0 | X | 0 | X | 0 | = | 0 | x | 0 | x | 0 | x | = X | 212 | |||||||||||||
2 | X | 0 | = | 0 | x | 0 | x | 0 | x | = | X | 0 | x | 0 | x | 0 | = | 0 | x | 0 | X 208 | ||||||||||||
3 | = x | 0 | x | 0 | x | 0 | = | 0 | x | 0 | x | 0 | x | = | x | 0 | x | 0 | x | 0 | 216 | ||||||||||||
Thay ban | tổ 1 | 0 | x | 0 | x | 0 | x | 0 | x | 0 | 108 | 216 | |||||||||||||||||||||
tổ 2 | x | 0 | x | 0 | x | 0 | x | 0 | X 108 | ||||||||||||||||||||||||
2 | 1 X | 0 | x | 0 | x | 0 | = | 0 | x | 0 | x | 0 | x | = | x | 0 | x | 0 | x | 0 | = | 212 | |||||||||||
3 | x | 0 | x | = | x | 0 | X | 0 | x | 0 | = | 0 | x | 0 | x | 0 | x | = | x | 0 | X 208 | ||||||||||||
0 | x | 0 | x | 0 | x | 0 | x | = | x | 0 | x | 0 | x | 0 | = | 0 | x | 0 | x | 0 | 218 |
DANH SÁCH CÔNG NHÂN VIÊN THAY BAN
Đơn vị:
Tổ 1 | Tổ 2 | Thay kíp | ||||
Kíp 1 | Kíp 2 | Kíp 3 | Kíp 1 | Kíp 2 | Kíp 3 | Tổ 1 và Tổ 2 |
Triệu | Tiến | Tôn | Lý | Chu | Ngọ | Đăng |
Ghi chú: = Ban nghỉ dài
a) Ký hiệu O Ban ngày
X Ban đêm
b) Giờ đổi ban Sáng 6 giờ
Chiều 18 giờ
BIỂU TRỰC BAN THEO CHẾ ĐỘ 3 BAN LÀM 12 GIỜ
Số lần ban | NGÀY | Tổng số giờ trong tháng | ||||||||||||||||||||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | ||
Ban thứ 1 | 0 | X | 0 | X | 0 | X | 0 | X | 0 | X | 0 | X | 0 | X | 0 | X | 0 | X | 0 | X | 0 | 252 giờ | ||||||||||
Ban thứ 2 | X | 0 | X | 0 | X | 0 | X | 0 | X | 0 | X | 0 | X | 0 | X | 0 | X | 0 | X | 0 | 244 | |||||||||||
Ban thứ 3 | 0 | X | 0 | X | 0 | X | 0 | X | 0 | X | 0 | X | 0 | X | 0 | X | 0 | X | 0 | X | 248 |
Ghi chú: a) Ký hiệu O tức là ngày
X tức là đêm
b) Giờ đổi ban Sáng 6 giờ
Chiều 18 giờ
c) Thì giờ thực tế làm việc trong tháng phải bằng số giờ trong tháng của hiện nay trừ cho số giờ nghỉ giữa thì suýt soát với số giờ tiêu chuẩn là 202 giờ.
Nghị định 111-NĐ năm 1957 ban hành trong toàn ngành đường sắt Việt Nam điều lệ tạm thời về thời gian lao động do Bộ trưởng Bộ Giao Thông và Bưu Điện ban hành.
- Số hiệu: 111-NĐ
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 04/05/1957
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông và Bưu điện
- Người ký: Nguyễn Hữu Mai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 28
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra