Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 111-CP | Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 1978 |
QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14/7/1960;
Căn cứ vào Quyết nghị số 215-NQ/QHK6 ngày 17/4/1978 của Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc thành lập Viện nghiên cứu quản lý kinh tế, cơ quan ngang Bộ của Hội đồng Chính phủ;
Để giúp trung ương Đảng và Hội đồng Chính phủ nghiên cứu về công tác quản lý kinh tế theo nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV.
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế là cơ quan ngang Bộ của Hội đồng Chính phủ.
Điều 2: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế có các nhiệm vụ và quyền hạn chính như sau:
1. Nghiên cứu hệ thống quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa trong cả nước, nhằm vào những vấn đề chung và quan trọng nhất là tổ chức lại nền sản xuất xã hội; cải tiến phương thức quản lý kinh tế, lấy kế hoạch hóa làm chính; kiện toàn bộ máy quản lý kinh tế.
Dự thảo các đề án về quản lý kinh tế có nội dung tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực để trình hội đồng Chính phủ.
Cộng tác với các Bộ, Tổng cục và Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố tổ chức việc nghiên cứu quản lý kinh tế theo một chương trình phân công và phối hợp chung.
Phát biểu ý kiến với Hội đồng Chính phủ về những đề án quản lý kinh tế do các Bộ, Tổng cục và địa phương trình ra Hội đồng Chính phủ.
2. Tổng kết thực tiễn quản lý kinh tế ở nước ta, nghiên cứu vận dụng các quy luật kinh tế vào công cuộc xây dựng và quản lý kinh tế trong quá trình phát triển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức và quản lý kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và các nước khác, xây dựng khoa học về quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
3. Tổ chức việc bồi dưỡng cán bộ cao cấp của Nhà nước về quản lý kinh tế; hướng dẫn các viện, các trường bồi dưỡng cán bộ về quản lý kinh tế của các Bộ, các tỉnh và thành phố
4. Thực hiện việc hợp tác và trao đổi kinh nghiệm về công tác nghiên cứu quản lý kinh tế với các tổ chức hữu quan ở nước ngoài, theo đúng đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và những quy định của Nhà nước.
5. Hướng dẫn, giúp đỡ về nội dung và phương pháp nghiên cứu đối với các tổ chức nghiên cứu quản lý kinh tế của các Bộ, Tổng cục địa phương.
6. Quản lý tổ chức, cán bộ, biên chế, kinh phí và tài sản của viện theo chính sách và chế độ chung của Nhà nước.
Điều 3: Cơ cấu tổ chức của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế, gồm có:
- Ban nghiên cứu tổng hợp.
- Ban nghiên cứu quản lý công nghiệp (bao gồm cả xây dựng, giao thông vận tải),
- Ban nghiên cứu quản lý nông nghiệp ( bao gồm cả lâm nghiêp và ngư nghiệp),
- Ban nghiên cứu quản lý lưu thông phân phối,
- Ban quản lý bồi dưỡng cán bộ cao cấp,
- Văn phòng (bao gồm cả tổ chức, cán bộ, thư viện, tư liệu).
Viện có một hội đồng khoa học quản lý kinh tế làm chức năng tư vấn về khoa học quản lý kinh tế cho Viện trưởng.
Ngoài ra, trong công tác nghiên cứu, Viện tổ chức một mạng lưới cộng tác viên gồm những cán bộ quản lý Nhà nước và quản lý kinh tế, cán bộ lý luận, chuyên gia giỏi về khoa học kỹ thuật và về quản lý kinh tế ở các ngành, các địa phương và cơ sở.
TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
|
- 1Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ 1960
- 2Chỉ thị 242-CT về công tác và tổ chức của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương do Hội đồng bộ trưởng ban hành
- 3Quyết định 215-NQ/QHK6 năm 1978 phê chuẩn việc thành lập viện nghiên cứu quản lý kinh tế, một cơ quan ngang bộ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Nghị định 111-CP năm 1978 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của viện nghiên cứu quản lý kinh tế do Hội đồng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 111-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 18/05/1978
- Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
- Người ký: Lê Thanh Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 3
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra