Điều 9 Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Điều 9. Trách nhiệm, quyền hạn của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ
1. Thực hiện hoạt động nghiệp vụ trong phạm vi pháp luật cho phép và được chủ nợ hoặc khách nợ ủy quyền; không được giao hoặc ủy quyền lại cho cá nhân ngoài doanh nghiệp hoặc tổ chức khác thực hiện các hoạt động này; trừ trường hợp tổ chức đó cũng là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ và việc ủy quyền lại phải được sự đồng ý bằng văn bản của chủ nợ hoặc khách nợ (bên ký hợp đồng uỷ quyền với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ).
2. Thông báo cho chủ nợ hoặc khách nợ và các tổ chức, cá nhân khác liên quan về việc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ được chủ nợ hoặc khách nợ ủy quyền xử lý nợ.
3. Bảo quản và giao lại cho chủ nợ hoặc khách nợ các tài liệu và tài sản được giao để thực hiện dịch vụ đòi nợ theo hợp đồng đã ký kết.
4. Thông báo đầy đủ, thường xuyên cho chủ nợ hoặc khách nợ về việc thực hiện các nội dung đã ủy quyền theo hợp đồng.
5. Bồi thường thiệt hại cho chủ nợ hoặc khách nợ do vi phạm hợp đồng, làm mất, hư hỏng tài liệu, tài sản được giao và tài sản thu được từ khoản nợ.
6. Thu nợ, giao lại các tài sản thu được từ khoản nợ cho chủ nợ theo hợp đồng đã ký kết.
7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc vi phạm các hành vi bị cấm nêu tại
8. Cấp giấy giới thiệu cho người lao động được giao trực tiếp thực hiện các hoạt động dịch vụ đòi nợ.
9. Cấp thẻ nhân viên cho người lao động có đủ tiêu chuẩn thực hiện các hoạt động dịch vụ đòi nợ theo quy định tại
10. Yêu cầu chủ nợ hoặc khách nợ cung cấp thông tin, tài liệu, tài sản cần thiết liên quan đến khoản nợ.
11. Được chủ nợ hoặc khách nợ thanh toán phí dịch vụ và các chi phí khác theo thoả thuận đã ký kết.
12. Không chịu trách nhiệm đối với chủ nợ hoặc khách nợ về những vấn đề phát sinh ngoài các nội dung đã được ủy quyền.
Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ
- Số hiệu: 104/2007/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/06/2007
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 462 đến số 463
- Ngày hiệu lực: 28/07/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động dịch vụ đòi nợ
- Điều 5. Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, chế độ kế toán, kiểm toán, báo cáo
- Điều 6. Nội dung hoạt động dịch vụ đòi nợ
- Điều 7. Các biện pháp trong hoạt động dịch vụ đòi nợ
- Điều 8. Trách nhiệm, quyền hạn của chủ nợ và khách nợ
- Điều 9. Trách nhiệm, quyền hạn của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ
- Điều 10. Trách nhiệm của người lao động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ khi thực hiện các hoạt động đòi nợ
- Điều 11. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động dịch vụ đòi nợ
- Điều 12. Phí dịch vụ đòi nợ
- Điều 13. Điều kiện về vốn
- Điều 14. Điều kiện về tiêu chuẩn đối với người quản lý và giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ:
- Điều 15. Điều kiện về tiêu chuẩn đối với người lao động trong hoạt động dịch vụ đòi nợ
- Điều 16. Hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ
- Điều 17. Thay đổi người quản lý, giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp và mức vốn điều lệ
- Điều 18. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 20. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh
- Điều 21. Quy định chung về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ
- Điều 22. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ
- Điều 23. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về đối tượng được phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ
- Điều 24. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ
- Điều 25. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về yêu cầu nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ
- Điều 26. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 23, Điều 24 và Điều 25 Nghị định này