Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1-CP | Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 1992 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật thuế, Pháp lệnh thuế và các quy định về các khoản thu mang tính chất thuế của Nhà nước;
Căn cứ Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 30 tháng 11 năm 1989;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH :
NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM VÀ CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng có thể bị phạt đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kê khai đăng ký với cơ quan thuế không đúng thời hạn quy định.
b) Khai không đủ các khoản mục quy định trong các tờ khai nộp thuế hay trong các tài liệu kế toán cung cấp cho cơ quan thuế.
c) Thực hiện không đầy đủ chế độ quản lý sử dụng hoá đơn bán hàng theo quy định của Nhà nước.
2. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng có thể phạt đến 1.500.000 đồng với một trong các hành vi sau:
a) Không xuất trình sổ sách kế toán, chứng từ theo yêu cầu của cơ quan thuế.
b) Vận chuyển hàng hoá không kèm theo các hồ sơ về thuế quy định cho từng đối tượng kinh doanh (như sổ mua hàng, chứng từ, các giấy tờ hợp lệ khác...).
c) Không nộp từ khai nộp thuế, báo cáo kế toán cho cơ quan thuế trong thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng có thể phạt đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cố ý không nộp các tờ khai nộp thuế, báo cáo kế toán và các giấy tờ khác cho cơ quan thuế theo quy định của pháp luật.
b) Huỷ bỏ chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán khi chưa hết thời hạn bảo quản và lưu giữ theo quy định của Nhà nước.
Điều 2. Hành vi khai man trốn thuế.
1. Phạt bằng số tiền thuế trốn lậu, nếu có tình tiết tăng nặng (trừ trường hợp đã bị xử lý hành chính về hành vi trốn lậu thuế mà còn vi phạm) cơ thể phạt đến 2 lần số tiền thuế trốn lậu đối với một trong các hành vi sau:
a) Kê khai sai căn cứ tính thuế theo quy định của từng sắc thuế.
b) Lập sổ sách kế toán sai với thực tế sản xuất kinh doanh.
c) Để ngoài sổ sách số liệu kế toán hoặc hạch toán không đúng tài khoản, tiểu khoản theo quy định.
d) Xin tạm nghỉ kinh doanh để được giảm, miễn thuế nhưng thực tế vẫn kinh doanh.
2. Phạt đến 2 lần số tiền thuế trốn lậu nếu có tình tiết tăng nặng (trừ trường hợp đã bị xử lý hành chính vì trốn lậu thuế mà còn vi phạm) có thể bị phạt đến 3 lần số thuế trốn lậu đối với một trong các trường hợp sau:
b) Kinh doanh không kê khai đăng ký với cơ quan thuế.
c) Giả mạo hoá đơn bán hàng, chứng từ thu tiền, biên lai thuế, giấy trích chuyển vận hàng hoá và các chứng từ khác liên quan đến việc tính thuế.
3. Các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nếu vi phạm khoản 1, 2 điều này thì bị phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành.
4. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm các điểm a, b, c khoản 1 điều này, nếu bị phát hiện trước thời điểm quy định phải quyết toán thuế hoặc phải nộp đủ thuế thì không bị xử phạt về hành vi trốn lậu thuế mà bị phạt theo quy định tại
5. Trường hợp vi phạm một trong các điểm quy định tại khoản 1, 2 điều này mà có nhiều tình tiết tăng nặng (trừ trường hợp nêu tại khoản 4 Điều này hoặc trường hợp đã bị xử lý về hành vi trốn lậu thuế mà còn vi phạm) có thể bị tước quyền sử dụng giấy đăng ký kinh doanh.
Trường hợp trốn lậu thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi trốn lậu thuế mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 169 Bộ luật hình sự.
Điều 3. Hành vi vi phạm chế độ nộp tiền thuế, tiền phạt.
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng nếu có tình tiết tăng nặng có thể phạt đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không chịu nhận thông báo thu thuế, lệnh thu, lệnh phạt, quyết định xử lý vi phạm về thuế trong trường hợp cơ quan thuế trực tiếp giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm.
b) Nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt ghi trong thông báo nộp thuế hoặc ghi trong quyết định xử phạt của cơ quan thuế.
c) Dây dưa nộp thuế, nộp phạt.
2. Cá nhân, tổ chức vi phạm chế độ nộp tiền thuế, tiền phạt ngoài việc bị xử lý theo điểm b, c, khoản 1 điều này, còn phải nộp phạt số tiền chậm nộp theo luật định.
3. Cá nhân, tổ chức vi phạm điểm c khoản 1 điều này nếu có nhiều tình tiết tăng nặng có thể bị tước quyền sử dụng giấy đăng ký kinh doanh.
Điều 4. Hành vi vi phạm chế độ kiểm tra hàng hoá, niêm phong hàng hoá.
Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng có thể phạt đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cho cơ quan thuế kiểm tra hàng hoá đang trên đường vận chuyển, kiểm tra kho hàng hoá, nguyên liệu tại nơi sản xuất kinh doanh.
b) Tự ý phá niêm phong kho hàng, kho nguyên liệu, máy móc nhà xưởng trong thời hạn niêm phong của cơ quan thuế.
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THUẾ
1. Cán bộ thuế đang thi hành công vị được quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 20.000 đồng đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế trên địa bàn quản lý của mình.
Trưởng trạm thuế được quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000 đồng đối với những vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế trên địa bàn quản lý của mình.
2. Chi Cục trưởng Chi cục thuế được quyền:
- Phạt tiền đến 400.000 đồng đối với những vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế quy định tại
- Phạt bằng số tiền thuế trốn lậu đối với hành vi man khai trốn lậu thuế quy định tại
3. Cục trưởng Cục Thuế được quyền:
- Phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với những hành vi vi phạm hành chính về thuế quy định tại
- Phạt đến ba lần số tiền thuế trốn lậu đối với hành vi man khai trốn thuế, quy định tại
4. Chi cục trưởng Chi cục thuế, Cục trưởng Cục thuế có quyền ra quyết định xử phạt quy định tại
5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn được quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 50.000 đồng đối với những vi phạm hành chính về thuế nông nghiệp, thuế sát sinh trên địa bàn quản lý của mình.
6. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, thị xã, huyện được áp dụng tất cả các hình thức phạt và biện pháp hành chính khác, được phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế trên địa bàn quản lý của mình theo đề nghị của cơ quan thuế.
7. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được áp dụng tất cả các hình thức và biện pháp hành chính khác quy định trong các văn bản pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế theo đề nghị của cơ quan thuế.
8. Trường hợp các cơ quan khác trong khi kiểm tra nếu phát hiện các cá nhân, tổ chức có hành vi khai man trốn lậu thuế như quy định tại các
9. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện và cấp tương đương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương chỉ được xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuê theo Nghị định này khi có văn bản chính thức đề nghị của cơ quan thuế.
Trình tự giải quyết các khiếu nại, tố cáo khác trong lĩnh vực thuế được áp dụng theo các quy định của Pháp lệnh khiếu nại tố cáo của công dân ngày 7 tháng 5 năm 1991.
Đối với cá nhân không thuộc ngành thuế lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm dụng tiền thuế, bao che cho hành vi trốn lậu thuế, cố ý gây tổn thất tiền thuế của Nhà nước thì Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp có quyền ra văn bản kiến nghị hình thức và mức độ xử lý (kèm theo hồ sơ vi phạm) chuyển cho cơ quan quản lý cấp trên của cá nhân có hành vi vi phạm hoặc các cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo pháp luật.
Điều 11. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 3Thông tư 88-TC/TCT năm 1993 về việc xử lý đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường không có đủ hồ sơ chứng minh đã được cơ quan thuế quản lý do Bộ tài chính ban hành
- 4Công văn số 780TCT/PC-CS về việc giải pháp vướng mắc về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế do Tổng cục Thuế ban hành
Nghị định 1-CP năm 1992 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
- Số hiệu: 1-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 18/10/1992
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 20
- Ngày hiệu lực: 18/10/1992
- Ngày hết hiệu lực: 01/05/1996
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra