Điều 97 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
1. Mức lưu lượng xả nước thải được tính theo tổng công suất thiết kế của tất cả các công trình, thiết bị xả nước thải ra môi trường ghi trong giấy phép môi trường và được quy định như sau:
a) Mức lưu lượng xả nước thải trung bình của dự án, cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ 200 m/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ); mức lưu lượng xả nước thải lớn từ 500 m3/ngày (24 giờ) trở lên;
b) Mức lưu lượng xả nước thải lớn của dự án, cơ sở không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ 500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m3/ngày (24 giờ); mức lưu lượng xả nước thải rất lớn từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên.
2. Đối tượng, mức lưu lượng xả nước thải và hình thức phải thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục, quan trắc nước thải định kỳ được quy định tại Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Nghị định này (trừ các trường hợp: cơ sở đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở có hệ thống xử lý nước thải phát sinh từ quá trình vệ sinh bồn bể định kỳ tách riêng với hệ thống xử lý nước thải, cơ sở xả nước làm mát không sử dụng clo hoặc hóa chất khử trùng để diệt vi sinh vật và cơ sở xả nước tháo khô mỏ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đá vôi). Cụ thể như sau:
a) Đối tượng quy định tại Cột 2 với mức lưu lượng quy định tại Cột 4 Phụ lục XXVIII thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục và quan trắc nước thải định kỳ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Đối tượng quy định tại Cột 2 với mức lưu lượng quy định tại Cột 5 Phụ lục XXVIII thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục hoặc quan trắc nước thải định kỳ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
3. Quan trắc nước thải định kỳ:
a) Thông số quan trắc và tần suất quan trắc nước thải định kỳ được quy định cụ thể trong giấy phép môi trường. Thông số quan trắc được xác định theo các căn cứ sau đây: quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải; loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; nhiên liệu, nguyên liệu và hóa chất sử dụng; công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải; các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường được phát hiện thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường; theo đề nghị của chủ dự án, cơ sở.
Cơ quan cấp giấy phép môi trường không được yêu cầu quan trắc thêm các thông số khác mà không dựa trên các căn cứ quy định tại điểm này;
b) Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động liên tục: Tần suất quan trắc nước thải định kỳ là 03 tháng/lần đối với trường hợp phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và 06 tháng/lần đối với trường hợp còn lại.
Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường: tần suất quan trắc định kỳ là 01 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 03 tháng trở xuống; 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 03 tháng đến 06 tháng; 03 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 06 tháng đến dưới 09 tháng; 04 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 09 tháng; bảo đảm thời gian giữa hai lần quan trắc tối thiểu là 03 tháng.
Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ không thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường: tần suất quan trắc định kỳ là 01 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 06 tháng trở xuống; 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 06 tháng; bảo đảm thời gian giữa hai lần quan trắc tối thiểu là 06 tháng.
Riêng đối với các thông số tổng hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ, tổng hóa chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ, tổng Polychlorinated Biphenyl (PCB), Dioxin, Halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ (nếu có), tần suất là 01 năm/lần cho tất cả các trường hợp nêu trên.
4. Quan trắc nước thải tự động, liên tục:
a) Thời hạn hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (có camera theo dõi và thiết bị lấy mẫu tự động) và kết nối, truyền số liệu trực tiếp đến cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2024 đối với dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có mức lưu lượng xả nước thải ra môi trường quy định tại Cột 4 Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Nghị định này.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, dự án đầu tư có mức lưu lượng xả nước thải ra môi trường quy định tại Cột 4 Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Nghị định này phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.
Dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có mức lưu lượng xả nước thải ra môi trường quy định tại Cột 4 Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Nghị định này đã lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định được miễn thực hiện quan trắc nước thải định kỳ quy định tại khoản 3 Điều này đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024; sau thời gian này, chỉ được miễn thực hiện quan trắc nước thải định kỳ quy định tại khoản 3 Điều này đối với các thông số đã được quan trắc tự động, liên tục.
Dự án, cơ sở có mức lưu lượng xả nước thải lớn ra môi trường quy định tại số thứ tự 3 Cột 5 Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Nghị định này đã lắp đặt và tiếp tục duy trì hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định được miễn thực hiện quan trắc nước thải định kỳ quy định tại khoản 3 Điều này.
Dự án, cơ sở có mức lưu lượng xả nước thải trung bình ra môi trường quy định tại số thứ tự 2 Cột 5 Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Nghị định này đã lắp đặt và tiếp tục duy trì hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục hoặc dự án, cơ sở khác không thuộc trường hợp phải lắp đặt theo quy định nhưng đã lắp đặt hoặc tự nguyện lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên quan.
Thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục phải được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Việc kết nối, truyền số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục được thực hiện theo quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kết nối, truyền số liệu của chủ dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền phải cung cấp tài khoản FTP để kết nối, truyền số liệu quan trắc. Ngay sau khi hoàn thành việc kết nối, truyền số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền phải có văn bản thông báo đã hoàn thành việc kết nối, truyền số liệu cho chủ dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp biết, thực hiện;
b) Thông số quan trắc nước thải tự động, liên tục được quy định tại Cột 3 Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này và trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm đến mức có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường, giấy phép môi trường thành phần có thời hạn về hành vi xả nước thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định quan trắc tự động, liên tục bổ sung một số thông số đặc trưng để kiểm soát ô nhiễm môi trường;
c) Dự án, cơ sở xả nước làm mát có sử dụng clo hoặc hóa chất khử trùng để diệt vi sinh vật ra môi trường với lưu lượng từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên thì chủ dự án, cơ sở lắp đặt các thông số quan trắc tự động, liên tục gồm: lưu lượng, nhiệt độ và clo đối với nguồn nước làm mát đó;
d) Dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đã thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục các thông số quan trắc chính đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong 03 năm liên tiếp và kết quả kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gần nhất (có mẫu nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường) không có vi phạm về hành vi xả nước thải thì được miễn thực hiện quan trắc nước thải định kỳ.
Chủ dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có văn bản thông báo theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành đến cơ quan đã cấp giấy phép môi trường; trường hợp giấy phép môi trường do cơ quan trung ương cấp (trừ trường hợp thuộc bí mật quốc phòng, an ninh) phải gửi thêm cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh biết để theo dõi, giám sát quá trình thực hiện;
đ) Giá trị thông số quan trắc nước thải tự động, liên tục được xác định theo giá trị trung bình ngày (24 giờ) của các kết quả đo (theo đặc tính kỹ thuật của từng loại thiết bị) đối với thông số đó. Đối với trường hợp xả nước thải sau xử lý theo mẻ (công nghệ xử lý nước thải theo mẻ), giá trị các thông số quan trắc nước thải tự động, liên tục được xác định theo giá trị trung bình 01 giờ, trường hợp thời gian xả nước thải dưới 01 giờ được xác định theo giá trị trung bình của các kết quả đo trong khoảng thời gian xả đó. Giá trị các thông số quan trắc nước thải tự động, liên tục được so sánh với giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải;
e) Chính phủ quyết định thời điểm thực hiện việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đối với dự án, cơ sở có mức lưu lượng xả nước thải ra môi trường quy định tại số thứ tự 2 và 3 Cột 5 Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Nghị định này đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo từng thời kỳ.
5. Kết quả quan trắc nước thải định kỳ, quan trắc nước thải tự động, liên tục được sử dụng để theo dõi và đánh giá hiệu quả, sự phù hợp của công trình xử lý nước thải, sử dụng để kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (nếu có).
6. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh khi phát hiện thông số giám sát vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường thông qua hoạt động tự quan trắc định kỳ, quan trắc tự động, liên tục phải thực hiện một trong các biện pháp sau:
a) Có văn bản thông báo theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành đến chủ dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp biết về kết quả quan trắc nước thải (định kỳ hoặc tự động, liên tục) vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và yêu cầu khắc phục theo quy định. Sau khi có văn bản thông báo quy định tại điểm này, nếu kết quả quan trắc vẫn tiếp tục vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh tổ chức làm việc với chủ dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và lập hồ sơ xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
b) Lấy mẫu hiện trường hoặc thu mẫu từ thiết bị lấy mẫu tự động để phân tích. Kết quả phân tích mẫu nước thải là căn cứ để xem xét, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật. Kinh phí lấy, phân tích mẫu được bố trí từ nguồn chi sự nghiệp môi trường cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
7. Trường hợp chủ dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp báo cáo số liệu không đúng thực tế ô nhiễm hoặc có vi phạm về hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (bao gồm cả các trường hợp được miễn thực hiện quan trắc nước thải định kỳ), chủ dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp phải bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và thực hiện các biện pháp sau:
a) Rà soát công trình xử lý nước thải để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm;
b) Thực hiện cải tạo, nâng cấp công trình xử lý nước thải (nếu có);
c) Vận hành lại công trình xử lý nước thải trong trường hợp phải cải tạo, nâng cấp công trình xử lý nước thải; tiến hành quan trắc nước thải theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bảo đảm phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải trước khi xả ra môi trường.
8. Tổ chức thực hiện quan trắc chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các kết quả quan trắc nước thải cho chủ dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật.
Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- Số hiệu: 08/2022/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 10/01/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Văn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 169 đến số 170
- Ngày hiệu lực: 10/01/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt
- Điều 5. Trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt
- Điều 6. Nội dung kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí
- Điều 7. Trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí
- Điều 8. Nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh
- Điều 9. Trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh
- Điều 10. Thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng
- Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường đất
- Điều 12. Khu vực phải được điều tra, đánh giá, phân loại chất lượng môi trường đất
- Điều 13. Điều tra, đánh giá, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất do tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm
- Điều 14. Điều tra, đánh giá, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất thuộc trách nhiệm của nhà nước
- Điều 15. Điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất
- Điều 16. Điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất
- Điều 17. Xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường
- Điều 18. Kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng
- Điều 19. Tiêu chí, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xác lập, công nhận di sản thiên nhiên khác quy định tại Luật Bảo vệ môi trường
- Điều 20. Trình tự, thủ tục và thẩm quyền đề cử công nhận di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận
- Điều 21. Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
- Điều 22. Quy định chung về phân vùng môi trường
- Điều 23. Xác định vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải
- Điều 24. Danh mục chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
- Điều 25. Tiêu chí về môi trường và phân loại dự án đầu tư
- Điều 26. Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
- Điều 27. Trách nhiệm của chủ dự án đầu tư trong quá trình hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi có văn bản yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung; chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án trước khi vận hành trong trường hợp có thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Điều 28. Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
- Điều 29. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường
- Điều 30. Cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường
- Điều 31. Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sau khi được cấp giấy phép môi trường
- Điều 32. Đối tượng được miễn đăng ký môi trường
- Điều 33. Điều kiện về bảo vệ môi trường làng nghề
- Điều 34. Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề
- Điều 35. Di dời cơ sở, hộ gia đình sản xuất ra khỏi làng nghề và chuyển đổi ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề
- Điều 36. Lập, thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
- Điều 37. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và hoàn trả tiền ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
- Điều 38. Đăng ký miễn trừ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy theo quy định của Công ước Stockholm
- Điều 39. Dán nhãn và công bố thông tin nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy
- Điều 40. Đánh giá sự phù hợp và kiểm tra đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy
- Điều 41. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy
- Điều 42. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy
- Điều 43. Đối tượng, điều kiện về bảo vệ môi trường đối với cơ sở nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ
- Điều 44. Điều kiện về bảo vệ môi trường đối với tàu biển đã qua sử dụng nhập khẩu để phá dỡ
- Điều 45. Yêu cầu về bảo vệ môi trường và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
- Điều 46. Ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
- Điều 47. Quy định chung về bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung
- Điều 48. Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp
- Điều 49. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp
- Điều 50. Lấy ý kiến về cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường đối với công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ
- Điều 51. Sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ, nước tưới cho cây trồng hoặc mục đích khác
- Điều 52. Khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư
- Điều 53. Lộ trình áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất
- Điều 54. Yêu cầu đặc thù về bảo vệ môi trường trong vận hành thử nghiệm, quản lý chất thải, sử dụng dung dịch khoan nền không nước, quan trắc môi trường đối với hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí và các dịch vụ liên quan trên biển
- Điều 55. Bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng, hỏa táng
- Điều 58. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của cơ quan, tổ chức, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp
- Điều 59. Lựa chọn chủ đầu tư, chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 60. Lộ trình hạn chế xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp
- Điều 61. Trách nhiệm của cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 62. Quyền và trách nhiệm của cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 63. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
- Điều 64. Lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa
- Điều 65. Tái sử dụng, sử dụng trực tiếp, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Điều 66. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Điều 67. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Điều 68. Phân định, phân loại chất thải nguy hại
- Điều 69. Thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại
- Điều 70. Xử lý chất thải nguy hại
- Điều 71. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại
- Điều 72. Trách nhiệm của chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
- Điều 73. Yêu cầu về liên kết, chuyển giao chất thải nguy hại không có trong giấy phép môi trường
- Điều 74. Các trường hợp đặc thù về quản lý nước thải
- Điều 75. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích phát triển phương tiện giao thông công cộng, phương tiện giao thông sử dụng năng lượng tái tạo, mức tiêu hao nhiên liệu thấp, phát thải thấp hoặc không phát thải; lộ trình chuyển đổi, loại bỏ phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường
- Điều 76. Ký quỹ bảo vệ môi trường cho hoạt động chôn lấp chất thải
- Điều 77. Đối tượng, lộ trình thực hiện trách nhiệm tái chế
- Điều 78. Tỷ lệ tái chế, quy cách tái chế bắt buộc
- Điều 79. Hình thức thực hiện trách nhiệm tái chế
- Điều 80. Đăng ký kế hoạch và báo cáo kết quả tái chế
- Điều 81. Đóng góp tài chính vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam
- Điều 82. Thực hiện hỗ trợ hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì
- Điều 83. Đối tượng, mức đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ các hoạt động xử lý chất thải
- Điều 84. Trình tự thực hiện đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ xử lý chất thải
- Điều 85. Thực hiện hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải
- Điều 86. Cung cấp thông tin về sản phẩm, bao bì
- Điều 87. Cổng thông tin điện tử EPR quốc gia
- Điều 88. Hội đồng EPR quốc gia
- Điều 89. Các hoạt động quan trắc phục vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
- Điều 90. Đối tượng được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
- Điều 91. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
- Điều 92. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
- Điều 93. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
- Điều 94. Trình tự, thủ tục điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
- Điều 95. Trách nhiệm của tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
- Điều 96. Yêu cầu kỹ thuật đối với tổ chức, cá nhân quan trắc môi trường nhằm cung cấp, công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng
- Điều 99. Quản lý thông tin môi trường
- Điều 100. Cung cấp thông tin môi trường cho cơ quan quản lý thông tin môi trường
- Điều 101. Cung cấp thông tin môi trường theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân
- Điều 102. Công khai thông tin môi trường
- Điều 103. Chính sách đầu tư xây dựng, sử dụng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường
- Điều 104. Bảo đảm hoạt động của hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường các cấp
- Điều 105. Yêu cầu đối với cơ sở dữ liệu môi trường các cấp
- Điều 106. Cung cấp, cập nhật thông tin, dữ liệu cho cơ sở dữ liệu môi trường
- Điều 107. Xây dựng, vận hành, quản lý cơ sở dữ liệu môi trường
- Điều 108. Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường
- Điều 109. Ban hành, phê duyệt kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
- Điều 110. Công khai kế hoạch ứng phó sự cố môi trường
- Điều 111. Trách nhiệm phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của các bộ, cơ quan ngang bộ
- Điều 112. Thông báo thiệt hại đối với môi trường
- Điều 113. Trách nhiệm của cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường
- Điều 114. Hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ
- Điều 115. Đối tượng xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
- Điều 116. Dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
- Điều 117. Cách thức, phương pháp xác định phạm vi, diện tích, khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái; số lượng thành phần môi trường bị suy giảm, các loại hình hệ sinh thái bị thiệt hại, các loài động vật, thực vật bị chết
- Điều 118. Xác định mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, loài
- Điều 119. Tổ chức giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
- Điều 120. Thực hiện giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
- Điều 121. Các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên được áp dụng chi trả
- Điều 122. Tổ chức, cá nhân cung ứng và được chi trả tiền dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
- Điều 123. Tổ chức, cá nhân sử dụng và trả tiền dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
- Điều 124. Đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
- Điều 125. Hình thức chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
- Điều 126. Mức chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
- Điều 127. Sử dụng, quản lý tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
- Điều 128. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
- Điều 129. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
- Điều 130. Đối tượng phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường
- Điều 131. Đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường
- Điều 132. Hỗ trợ về đất đai
- Điều 133. Ưu đãi, hỗ trợ về vốn đầu tư
- Điều 134. Ưu đãi về thuế, phí và lệ phí
- Điều 135. Trợ giá sản phẩm, dịch vụ về bảo vệ môi trường
- Điều 136. Mua sắm xanh đối với dự án đầu tư, nhiệm vụ sử dụng ngân sách nhà nước
- Điều 137. Hỗ trợ quảng bá các hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích
- Điều 138. Quy định chung về kinh tế tuần hoàn
- Điều 139. Lộ trình, trách nhiệm thực hiện kinh tế tuần hoàn
- Điều 140. Cơ chế khuyến khích thực hiện kinh tế tuần hoàn
- Điều 141. Công nghệ, thiết bị, sản phẩm ngành công nghiệp môi trường
- Điều 142. Chính sách phát triển ngành công nghiệp môi trường
- Điều 143. Đối tượng phát triển dịch vụ môi trường
- Điều 144. Khuyến khích phát triển dịch vụ môi trường
- Điều 145. Sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường
- Điều 146. Hồ sơ đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam
- Điều 147. Trình tự, thủ tục chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam
- Điều 148. Cấp đổi, thu hồi quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam
- Điều 149. Tổ chức quan trắc, phân tích, đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, dịch vụ với tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam
- Điều 150. Công bố và công nhận lẫn nhau đối với chứng nhận sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường
- Điều 151. Hoạt động bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của trung ương
- Điều 152. Hoạt động bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của địa phương
- Điều 153. Nguồn lực thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường
- Điều 154. Dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
- Điều 155. Cơ chế khuyến khích cấp tín dụng xanh
- Điều 156. Lộ trình thực hiện tín dụng xanh
- Điều 157. Trái phiếu xanh
- Điều 158. Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
- Điều 159. Nguồn vốn hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh
- Điều 160. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
- Điều 161. Trách nhiệm tạo điều kiện để các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tham gia bảo vệ môi trường
- Điều 162. Hoạt động thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường
- Điều 163. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường
- Điều 164. Cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra