Mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ hoặc trình độ tiến sĩ
THÔNG TIN THỦ TỤC
Mã thủ tục: | 1.010900 |
Số quyết định: | 1134/QĐ-BGDĐT |
Lĩnh vực: | Giáo dục đại học |
Cấp thực hiện: | Cấp Bộ |
Loại thủ tục: | TTHC được luật giao quy định chi tiết |
Đối tượng thực hiện: | Công dân Việt Nam, Cán bộ, công chức, viên chức, Doanh nghiệp, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX) |
Cơ quan thực hiện: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Cơ quan có thẩm quyền: | Không có thông tin |
Địa chỉ tiếp nhận HS: | Không có thông tin |
Cơ quan được ủy quyền: | Không có thông tin |
Cơ quan phối hợp: | Không có thông tin |
Kết quả thực hiện: | Quyết định cho phép mở ngành đào tạo trình độ đại học hoặc trình độ thạc sĩ hoặc trình độ tiến sĩ |
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
Trình tự thực hiện:
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Bước 1: | a) Cơ sở đào tạo gửi 01 bộ hồ sơ mở ngành đến Bộ Giáo dục và Đào tạo theo hình thức gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo; |
Bước 2: | b) Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận và thẩm định hồ sơ; trong trường hợp cần thiết Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc tổ chức đoàn kiểm tra thực tế các điều kiện bảo đảm chất lượng tại cơ sở đào tạo. Riêng đối với mở ngành đào tạo thuộc lĩnh vực sức khỏe, Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến (bằng văn bản) của Bộ Y tế về nhu cầu nhân lực ngành đề xuất mở và các điều kiện về tổ chức đào tạo thực hành trong khối ngành sức khỏe theo quy định của Chính phủ; |
Bước 3: | c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ mở ngành của cơ sở đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép mở ngành đào tạo, nếu hồ sơ mở ngành của cơ sở đào tạo đầy đủ và đáp ứng các điều kiện để được mở ngành theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ (Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT) và các quy định khác có liên quan của pháp luật. Nếu hồ sơ mở ngành của cơ sở đào tạo chưa đầy đủ, chưa bảo đảm các điều kiện để được mở ngành theo quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo kết quả bằng văn bản về tình trạng hồ sơ và những nội dung chưa bảo đảm theo quy định đối với cơ sở đào tạo. |
Điều kiện thực hiện:
1.10.1. Điều kiện chung Cơ sở đào tạo phải đáp ứng điều kiện chung khi mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ hoặc trình độ tiến sĩ, bao gồm: a) Về ngành đào tạo và trình độ đào tạo dự kiến mở - Phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, cả nước và của lĩnh vực đào tạo bảo đảm hội nhập quốc tế; bảo đảm phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đã được phê duyệt và công bố của các bộ, ngành, địa phương hoặc báo cáo chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có), phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và chiến lược phát triển của cơ sở đào tạo; - Có trong Danh mục thống kê ngành đào tạo (trừ trường hợp có quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ); việc đề xuất bổ sung ngành mới vào Danh mục thống kê ngành đào tạo thực hiện theo Thông tư quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học. b) Về đội ngũ giảng viên - Có đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng để tổ chức thực hiện chương trình đào tạo (bao gồm giảng viên toàn thời gian và giảng viên thỉnh giảng), đáp ứng yêu cầu đội ngũ giảng viên theo quy định về chuẩn chương trình đào tạo của trình độ đào tạo, lĩnh vực, nhóm ngành và ngành đào tạo, trong đó giảng viên thỉnh giảng (tính theo từng năm học) chỉ đảm nhận tối đa 30% khối lượng giảng dạy ở mỗi thành phần trong chương trình đào tạo; các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Nghệ thuật (quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT), giảng viên thỉnh giảng có thể đảm nhận tối đa 40% khối lượng giảng dạy ở mỗi thành phần trong chương trình đào tạo; - Đối với các ngành đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài, ngành đào tạo Thể dục, thể thao (theo quy định tại Danh mục thống kê ngành đào tạo), ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Nghệ thuật thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT và các quy định sau: + Giảng viên có danh hiệu là Nghệ sĩ Nhân dân hoặc Nghệ nhân Nhân dân hoặc Nhà giáo Nhân dân do Nhà nước trao tặng, đồng thời có bằng thạc sĩ ngành phù hợp với ngành đào tạo dự kiến mở có thể thay cho giảng viên có bằng tiến sĩ và không phải là giảng viên chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện giảng dạy chương trình đào tạo (đối với mở ngành đào tạo trình độ đại học); hoặc đồng thời có bằng tiến sĩ ngành phù hợp với ngành đào tạo dự kiến mở có thể thay cho giảng viên có chức danh phó giáo sư và không phải là giảng viên chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện giảng dạy chương trình đào tạo; + Riêng ngành đào tạo ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam thuộc nhóm ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam, giảng viên là người dân tộc thiểu số hoặc người có hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số phù hợp với ngôn ngữ văn hóa dân tộc thiểu số của ngành đào tạo dự kiến mở, đồng thời có bằng thạc sĩ có thể thay cho giảng viên có bằng tiến sĩ và không phải là giảng viên chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện giảng dạy chương trình đào tạo (đối với mở ngành đào tạo trình độ đại học); hoặc đồng thời có bằng tiến sĩ có thể thay cho giảng viên có chức danh phó giáo sư và không phải là giảng viên chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện giảng dạy chương trình đào tạo. - Đối với các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe (theo quy định tại Danh mục thống kê ngành đào tạo), giảng viên và người hướng dẫn thực hành các môn học, học phần liên quan đến khám, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, đã hoặc đang làm việc trực tiếp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện là cơ sở thực hành trong đào tạo ngành thuộc lĩnh vực sức khoẻ theo quy định của Chính phủ về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe. c) Về cơ sở vật chất - Có cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, giáo trình đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất theo quy định của chuẩn chương trình đào tạo của lĩnh vực, nhóm ngành, ngành đào tạo và các quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT; - Có đủ phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống quản lý hỗ trợ học tập, quản lý đào tạo cùng các thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của chương trình đào tạo, phù hợp với quy mô đào tạo ở từng trình độ đào tạo và phải có kế hoạch sử dụng phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành với diện tích và các thiết bị cụ thể của từng phòng thí nghiệm, thực hành phù hợp với số lượng sinh viên thực hành, thí nghiệm tại mỗi bàn và mỗi thiết bị trong mỗi phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phù hợp với quy mô đào tạo theo yêu cầu của chương trình đào tạo cho từng năm học của khóa học; - Có hợp đồng hợp tác đào tạo thực hành, thực tập với các cơ sở thực hành, thực tập bên ngoài nhà trường phù hợp với kế hoạch giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học cho toàn khóa học; các cơ sở thực hành đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực sức khoẻ phải có hợp đồng nguyên tắc về đào tạo thực hành bảo đảm tuân thủ theo quy định của Chính phủ về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe; - Có thư viện truyền thống và thư viện điện tử bảo đảm đủ giáo trình, tài liệu hỗ trợ giảng dạy, học tập, nghiên cứu của giảng viên và người học; có bản quyền truy cập cơ sở dữ liệu trong nước về sách, tạp chí khoa học liên quan đến ngành đào tạo, đáp ứng yêu cầu của ngành và trình độ đào tạo, phù hợp với quy mô đào tạo; từ năm học 2023 - 2024 trở đi, yêu cầu bắt buộc cơ sở đào tạo phải có bản quyền truy cập cơ sở dữ liệu quốc tế về sách, tạp chí khoa học liên quan đến ngành đào tạo, đáp ứng yêu cầu của ngành và trình độ đào tạo, phù hợp với quy mô đào tạo; - Có trang thông tin điện tử đăng tải đầy đủ thông tin yêu cầu phải công khai theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác có liên quan của pháp luật. d) Chương trình đào tạo của ngành đề xuất mở được xây dựng, thẩm định và ban hành bảo đảm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng chuẩn chương trình đào tạo của lĩnh vực, nhóm ngành, ngành đào tạo và phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam. đ) Cơ sở đào tạo đã có đơn vị chuyên môn cấp khoa hoặc tương đương để quản lý các hoạt động chuyên môn, giảng viên, người học và các nhiệm vụ quản lý khác đối với ngành đào tạo dự kiến mở. e) Cơ sở đào tạo phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện tối thiểu theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo để sẵn sàng chuyển sang dạy học trực tuyến bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định. g) Hội đồng trường đã có nghị quyết thông qua chủ trương mở ngành đào tạo của cơ sở đào tạo. Trong trường hợp cơ sở đào tạo chưa có hội đồng trường phải có văn bản phê duyệt chủ trương mở ngành đào tạo của cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở đào tạo. 1.10.2. Điều kiện mở ngành đào tạo trình độ đại học Cơ sở đào tạo mở ngành đào tạo trình độ đại học phải đáp ứng các điều kiện chung để mở ngành đào tạo tại mục 1.10.1 và các điều kiện cụ thể sau đây cho toàn bộ khóa học tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo: a) Có ít nhất 01 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu, không trùng với giảng viên cơ hữu là điều kiện mở ngành đào tạo trình độ đại học của các ngành khác (trường hợp ngành đào tạo dự kiến mở là ngành ghép bởi các ngành học từ các nhóm ngành khác nhau, hoặc ngành đào tạo mang tính liên ngành được sắp xếp đồng thời vào một số nhóm ngành khác nhau, yêu cầu mỗi ngành được ghép phải có ít nhất 01 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu), có kinh nghiệm quản lý đào tạo hoặc giảng dạy đại học tối thiểu từ 03 năm trở lên chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo. b) Có ít nhất 05 tiến sĩ là giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp để chủ trì giảng dạy chương trình (tính cả tiến sĩ ngành phù hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT), trong đó mỗi thành phần của chương trình đào tạo phải có giảng viên với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy. Riêng đối với các ngành đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài, ngành đào tạo Thể dục, thể thao (theo quy định tại Danh mục thống kê ngành đào tạo), ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Nghệ thuật (quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT), phải bảo đảm tối thiểu có 03 tiến sĩ là giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp. c) Có đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình đào tạo (quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT) bảo đảm đủ cho 02 năm học đầu của chương trình đào tạo và bảo đảm mỗi học phần của chương trình đào tạo phải có ít nhất 02 giảng viên có chuyên môn phù hợp đảm nhiệm, bảo đảm tỉ lệ sinh viên trên giảng viên theo quy định; có kế hoạch, phương án tuyển dụng, phát triển đội ngũ giảng viên cho các năm học tiếp theo của toàn khóa học để từ năm học thứ 3 chậm nhất trước 01 năm tính đến thời điểm bắt đầu diễn ra năm học mới phải bảo đảm có đầy đủ về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên để thực hiện chương trình đào tạo cho từng năm học của khóa học. Riêng đối với các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe, lĩnh vực Pháp luật, lĩnh vực Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên (theo quy định tại Danh mục thống kê ngành đào tạo), phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về đội ngũ giảng viên để thực hiện chương trình đào tạo (quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT) cho toàn bộ khóa học tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo. d) Đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 4 Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT và bảo đảm các điều kiện cụ thể về giảng viên đối với từng ngành đào tạo theo quy định tại Bảng 1, Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT. Đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Pháp luật, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 4 Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT và có tối thiểu 03 tiến sĩ với ngành học thuộc lĩnh vực Pháp luật. đ) Điều kiện về cơ sở vật chất theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT phải bảo đảm đủ cho 02 năm học đầu của chương trình đào tạo, và phải có kế hoạch, phương án đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị cho các năm học tiếp theo của toàn khóa học để từ năm học thứ 3, chậm nhất trước 01 năm tính đến thời điểm bắt đầu diễn ra năm học mới phải bảo đảm có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất theo yêu cầu của chương trình đào tạo cho từng năm học của khóa học. Riêng đối với các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe, lĩnh vực Pháp luật, lĩnh vực Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất (quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT) cho toàn bộ khóa học tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo. e) Đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT và phải bảo đảm các điều kiện cụ thể về phòng thí nghiệm, thực hành đối với từng ngành đào tạo theo quy định tại Bảng 2, Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT. Đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Pháp luật, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT và bảo đảm có phòng diễn án, trung tâm thực hành (tư vấn) pháp luật. 1.10.3. Điều kiện mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ Cơ sở đào tạo mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ phải đáp ứng các điều kiện chung để mở ngành tại mục 1.10.1 và các điều kiện sau đây cho toàn bộ khóa học tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo: a) Có ít nhất 05 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu (các ngành đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài, ngành đào tạo Thể dục, thể thao, ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Nghệ thuật, phải có ít nhất 03 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu), trong đó có một giáo sư hoặc phó giáo sư có kinh nghiệm quản lý đào tạo hoặc giảng dạy đại học tối thiểu từ 03 năm trở lên (không trùng với giảng viên cơ hữu là điều kiện mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ của các ngành khác), chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo. b) Bảo đảm về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên để thực hiện chương trình đào tạo, trong đó có giảng viên cơ hữu với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy đối với từng môn học, học phần trong chương trình đào tạo. c) Bảo đảm về số lượng và tiêu chuẩn của người hướng dẫn luận văn theo quy định tại quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. d) Đã đào tạo và cấp bằng trình độ đại học ngành tương ứng, hoặc ngành phù hợp trong trường hợp ngành đào tạo ở trình độ đại học chưa có trong Danh mục thống kê ngành đào tạo. đ) Cơ sở đào tạo không đáp ứng được điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT phải thuyết minh sự đáp ứng vượt trội về các điều kiện khác so với quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT và so với các cơ sở đào tạo trong nước, bao gồm: đội ngũ giảng viên (số lượng, trình độ, uy tín chuyên môn); cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu; năng lực và kết quả nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế; số ngành đào tạo và số người học đã được cấp bằng tốt nghiệp thạc sĩ của cơ sở đào tạo; ngành đào tạo dự kiến mở thuộc lĩnh vực ưu tiên hoặc có nhu cầu cấp thiết đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác minh, kiểm tra thực tế và xem xét, quyết định mở ngành trong trường hợp này. 1.10.4. Điều kiện mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ Cơ sở đào tạo mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ phải đáp ứng các điều kiện chung để mở ngành theo quy định tại Mục 1.10.1 Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT và các điều kiện sau đây cho toàn bộ khóa học tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo: a) Có ít nhất 01 giáo sư hoặc 02 phó giáo sư và 03 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu (các ngành đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài, ngành đào tạo Thể dục, thể thao, ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Nghệ thuật, phải có ít nhất 01 giáo sư hoặc 01 phó giáo sư và 02 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu), trong đó có một giáo sư hoặc phó giáo sư có kinh nghiệm quản lý đào tạo hoặc giảng dạy đại học tối thiểu từ 03 năm trở lên (không trùng với giảng viên cơ hữu là điều kiện mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ của các ngành khác), chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo. b) Bảo đảm về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên để thực hiện chương trình đào tạo, giảng viên tham gia giảng dạy phải bảo đảm tiêu chuẩn của giảng viên giảng dạy trình độ tiến sĩ theo quy định tại quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo để giảng dạy các nội dung trong chương trình đào tạo, trong đó phải có giảng viên cơ hữu với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy đối với từng môn học, học phần trong chương trình đào tạo. c) Bảo đảm về số lượng và tiêu chuẩn của người hướng dẫn nghiên cứu sinh theo quy định tại quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. d) Đã đào tạo và cấp bằng trình độ thạc sĩ ngành tương ứng, hoặc ngành phù hợp trong trường hợp ngành đào tạo ở trình độ thạc sĩ chưa có trong Danh mục thống kê ngành đào tạo. đ) Cơ sở đào tạo không đáp ứng được điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT phải thuyết minh sự đáp ứng vượt trội về các điều kiện khác so với quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT và so với các cơ sở đào tạo trong nước, bao gồm: đội ngũ giảng viên (số lượng, trình độ, uy tín chuyên môn); cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu; năng lực và kết quả nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế; số ngành đào tạo và số người học đã được cấp bằng tốt nghiệp tiến sĩ của cơ sở đào tạo; ngành đào tạo dự kiến mở thuộc lĩnh vực ưu tiên hoặc có nhu cầu cấp thiết đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác minh, kiểm tra thực tế và xem xét, quyết định mở ngành trong trường hợp này. |
CÁCH THỰC HIỆN
Hình thức nộp | Thời gian giải quyết | Phí, lệ phí | Mô tả |
---|---|---|---|
Trực tiếp | 30 Ngày làm việc | Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ mở ngành (đủ hồ sơ hợp lệ) của cơ sở đào tạo. | |
Trực tuyến | 30 Ngày làm việc | Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ mở ngành (đủ hồ sơ hợp lệ) của cơ sở đào tạo. | |
Dịch vụ bưu chính | 30 Ngày làm việc | Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ mở ngành (đủ hồ sơ hợp lệ) của cơ sở đào tạo. |
THÀNH PHẦN HỒ SƠ
Hồ sơ bao gồm
Tên giấy tờ | Mẫu đơn, tờ khai | Số lượng |
---|---|---|
Văn bản đề nghị mở ngành đào tạo: tóm tắt quá trình xây dựng đề án, báo cáo khẳng định về việc bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định để được mở ngành đào tạo và đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định | Mau xac nhan dieu kien thuc te_Phu luc III-TT02.docx | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
Đề án mở ngành đào tạo đã được thẩm định theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT, bảo đảm đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
|
Công văn của đại học chấp thuận về mặt chủ trương (đối với các đơn vị thành viên thuộc đại học khi mở ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe và nhóm ngành Đào tạo giáo viên) | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Số ký hiệu | Tên văn bản/Trích yếu | Ngày ban hành | Cơ quan ban hành |
---|---|---|---|
02/2022/TT-BGDĐT | Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT | 18-01-2022 |
YÊU CẦU THỰC HIỆN THỦ TỤC
Lưu ý:
- Quý khách vui lòng chuẩn bị các giấy tờ liên quan được nêu tại Thành phần hồ sơ
- Các bản khai tại Thành phần hồ sơ Hệ thống pháp luật sẽ giúp quý khách thực hiện.
- Tổng đài CSKH và hỗ trợ dịch vụ: 0984.988.691