Hệ thống pháp luật

Mẫu hợp đồng cho thuê nhà mới nhất và giải quyết tranh chấp

Ngày gửi: 23/09/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL15113

Câu hỏi:

Mẫu hợp đồng cho thuê nhà mới nhất và các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo quy định tại Điều 492 Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS) thì:

“Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

I. Quy định về Hợp đồng thuê nhà:

1. Chủ thể hợp đồng:

– Cá nhân, tổ chức có nhu cầu cho thuê nhà và thuê nhà;

– Người được ủy quyền ký kết hợp đồng phải có giấy ủy quyền hoặc quyết định giao nhiệm vụ của tổ chức.

2. Hình thức hợp đồng:

Theo quy định của pháp luật dân sự thông thường thì Hợp đồng thuê nhà trên 6 tháng phải công chứng. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật hiện hành Nghị quyết 52/NQ-CP của Chính phủ ngày 10/12/2010 về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp đã nêu rõ tại ý a Điểm 28 Mục III (các thủ tục hành chính lĩnh vực bổ trợ tư pháp) trong Phụ lục đính kèm như sau: Bãi bỏ quy định bắt buộc công chứng một số hợp đồng, trong đó có hợp đồng thuê nhà ở. Điều này được tiếp tục khẳng định tại Thông báo số 63/TB-VPCP.

=> Do vậy, hợp đồng cho thuê nhà không cần yêu cầu công chứng.

3. Nội dung hợp đồng:

Các điều khoản quy định về: Giá thuê, thời hạn thuê, đối tượng thuê, quyền và nghĩa vụ của các bên không trái với quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội và phong tục tập quán Việt Nam.

1. Bên cho thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà khi bên thuê có một trong các hành vi sau đây:

a) Không trả tiền thuê nhà liên tiếp trong ba tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;

b) Sử dụng nhà không đúng mục đích thuê;

c) Cố ý làm nhà hư hỏng nghiêm trọng;

d) Sửa chữa, đổi hoặc cho người khác thuê lại toàn bộ hoặc một phần nhà đang thuê mà không có sự đồng ý bằng văn bản của bên cho thuê;

đ) Làm mất trật tự công cộng nhiều lần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt bình thường của những người xung quanh;

e) Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường.

a) Không sửa chữa nhà khi chất lượng nhà giảm sút nghiêm trọng;

b) Tăng giá thuê nhà bất hợp lý.

c) Quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.

3. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà phải báo cho bên kia biết trước một tháng, nếu không có thoả thuận khác.

III. Bồi thường do vi phạm hợp đồng thuê nhà

Khi thực hiện hợp đồng thuê nhà, các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng. Khi một bên vi phạm hợp đồng thì phải chịu các chế tài như đã thỏa thuận, tuy nhiên cần lưu ý một số điểm:

– Các thiệt hại phát sinh có nguyên nhân là do bên cho thuê hủy hợp đồng;

Các nội dung cơ bản của hợp đồng cho thuê lại lao động

– Các chi phí được tính là chi phí hợp lý, mức giá phải được hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì áp dụng mức giá trung bình để khắc phục các thiệt hại trên thị trường;

Pháp luật không có một quy định nào cụ thể về mức bồi thường cho trường hợp của bạn. Vì có phải hợp đồng nào cũng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên như nhau và mức độ thiệt hại đối với từng trường hợp cụ thể cũng không hề giống nhau. Mức bồi thường trước hết là do hai bên tự thoả thuận. Nếu không thoả thuận được thì Toà án sẽ quyết định, nhưng bạn có nghĩa vụ phải chứng minh giá trị thiệt hại.

Bạn đang cần giải quyết tranh chấp thuê nhà? Vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 024.6294.9155  để được các Chuyên Gia – Luật sư tư vấn – giải đáp và hỗ trợ ngay lập tức! 

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

IV. Phương thức giải quyết tranh chấp

Khoản 3 Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung 2011 quy định tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:

“….3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự. “

Căn cứ Khoản 1 Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung 2011 quy định về Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh như sau:

“1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này“.

Như vậy, các bên tranh chấp có quyền làm đơn khởi kiện gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người chủ nhà đang cư trú để yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà. Trường hợp có yếu tố nước ngoài phải gửi đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương để giải quyết.

>>> TẢI VỀ MẪU HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ MỚI NHẤT

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM