Chương 5 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008
CHƯƠNG V
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VỀ QUỐC TỊCH
Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước về quốc tịch
1. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho trở lại quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
2. Quyết định việc đàm phán, ký điều ước quốc tế về quốc tịch theo quy định của Luật này và Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.
Điều 39. Trách nhiệm của Chính phủ về quốc tịch
1. Thống nhất quản lý nhà nước về quốc tịch.
2. Đàm phán, ký điều ước quốc tế hoặc trình Chủ tịch nước quyết định việc đàm phán, ký điều ước quốc tế về quốc tịch theo quy định của Luật này và Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.
3. Chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quốc tịch.
4. Quy định mức phí, lệ phí giải quyết các việc về quốc tịch.
5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về quốc tịch.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế về quốc tịch.
Điều 40. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
1. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch, ban hành các mẫu giấy tờ để giải quyết các việc về quốc tịch, thống kê nhà nước các việc đã giải quyết về quốc tịch để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước.
2. Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài giải quyết các việc về quốc tịch, thống kê nhà nước các việc về quốc tịch do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài giải quyết để gửi đến Bộ Tư pháp.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét và đề xuất ý kiến về các trường hợp xin nhập quốc tịch Việt Nam, xin trở lại quốc tịch Việt Nam, xin thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam và hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này; hằng năm, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch Việt Nam để báo cáo với Bộ Tư pháp.
Điều 41. Thông báo và đăng tải kết quả giải quyết các việc về quốc tịch
Bộ Tư pháp có trách nhiệm thông báo cho người xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam, người bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam về kết quả giải quyết các việc về quốc tịch có liên quan và đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Văn phòng Chủ tịch nước có trách nhiệm gửi đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định cho nhập, cho trở lại, cho thôi, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Luật Quốc tịch Việt Nam 2008
- Số hiệu: 24/2008/QH12
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 13/11/2008
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 145 đến số 146
- Ngày hiệu lực: 01/07/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Quốc tịch Việt Nam
- Điều 2. Quyền đối với quốc tịch
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quốc tịch
- Điều 5. Quan hệ giữa Nhà nước và công dân
- Điều 6. Bảo hộ đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài
- Điều 7. Chính sách đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Điều 8. Hạn chế tình trạng không quốc tịch
- Điều 9. Giữ quốc tịch khi kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật
- Điều 10. Giữ quốc tịch khi quốc tịch của vợ hoặc chồng thay đổi
- Điều 11. Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam
- Điều 12. Giải quyết vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài
- Điều 13. Người có quốc tịch Việt Nam
- Điều 14. Căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam
- Điều 15. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam
- Điều 16. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam
- Điều 17. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch
- Điều 18. Quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam
- Điều 19. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam
- Điều 20. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam
- Điều 21. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam
- Điều 22. Trình tự, thủ tục và hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam đối với người không quốc tịch đã cư trú ổn định tại Việt Nam
- Điều 23. Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam
- Điều 24. Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam
- Điều 25. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam
- Điều 27. Căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam
- Điều 28. Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam
- Điều 29. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam
- Điều 30. Miễn thủ tục xác minh về nhân thân
- Điều 33. Căn cứ hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
- Điều 34. Trình tự, thủ tục hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
- Điều 35. Quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam
- Điều 36. Quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
- Điều 37. Quốc tịch của con nuôi chưa thành niên