Điều 3 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.
2. Tài sản do phạm tội mà có là tài sản có được trực tiếp hoặc gián tiếp từ hành vi phạm tội; phần thu nhập, hoa lợi, lợi tức, lợi nhuận sinh ra từ tài sản có được từ hành vi phạm tội.
3. Giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là giao dịch bằng tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một ngày, có tổng giá trị bằng hoặc vượt mức quy định.
4. Người khởi tạo là chủ tài khoản hoặc người yêu cầu tổ chức tài chính thực hiện chuyển tiền điện tử trong trường hợp không qua tài khoản.
5. Chuyển tiền điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương thức điện tử theo yêu cầu của người khởi tạo thông qua tổ chức tài chính nhằm chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng tại tổ chức tài chính của người thụ hưởng. Người thụ hưởng có thể là người khởi tạo.
6. Khách hàng là tổ chức, cá nhân đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng dịch vụ, sản phẩm do tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan cung cấp.
7. Chủ sở hữu hưởng lợi là cá nhân có quyền sở hữu trên thực tế một hoặc một số tài sản, có quyền chi phối khách hàng thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản cho cá nhân này; là cá nhân có quyền chi phối một pháp nhân hoặc một thỏa thuận pháp lý.
8. Quan hệ ngân hàng đại lý là quan hệ được hình thành từ việc một ngân hàng tại một quốc gia, vùng lãnh thổ cung cấp dịch vụ ngân hàng, thanh toán và các dịch vụ khác cho một ngân hàng đối tác tại một quốc gia, vùng lãnh thổ khác.
9. Danh sách đen bao gồm danh sách tổ chức, cá nhân có liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố do Bộ Công an chủ trì lập và danh sách tổ chức, cá nhân bị chỉ định có liên quan đến phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt do Bộ Quốc phòng chủ trì lập theo quy định của pháp luật.
10. Danh sách cảnh báo là danh sách tổ chức, cá nhân do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lập nhằm cảnh báo về tổ chức, cá nhân có rủi ro cao về rửa tiền.
11. Lực lượng đặc nhiệm tài chính là tổ chức liên chính phủ, ban hành các chuẩn mực, thúc đẩy việc thực thi có hiệu quả các biện pháp pháp lý, quản lý và hành động nhằm chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và những hiểm họa có liên quan khác đe dọa sự toàn vẹn của hệ thống tài chính toàn cầu.
12. Thỏa thuận pháp lý là thỏa thuận dưới hình thức ủy thác hoặc hình thức khác có bản chất tương tự được xác lập theo pháp luật nước ngoài, cho phép bên nhận ủy thác được nhận chuyển giao quyền sở hữu hợp pháp tài sản từ bên ủy thác để thực hiện điều hành, quản lý, giám sát tài sản vì lợi ích của người thụ hưởng hoặc vì mục đích được xác định trong thỏa thuận.
13. Ngân hàng vỏ bọc là ngân hàng không có sự hiện diện thực tế tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà tại đó ngân hàng phải được thành lập và cấp phép, đồng thời không có sự liên kết hoặc kiểm soát của bất kỳ định chế tài chính nào đã được quản lý và giám sát.
14. Tổ chức phi lợi nhuận là tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bao gồm hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ nước ngoài được thành lập, đăng ký, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
15. Cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị là người giữ chức vụ cấp cao trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế.
Luật Phòng, chống rửa tiền 2022
- Số hiệu: 14/2022/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 15/11/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 909 đến số 910
- Ngày hiệu lực: 01/03/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Đối tượng báo cáo
- Điều 5. Nguyên tắc trong phòng, chống rửa tiền
- Điều 6. Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền
- Điều 7. Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền
- Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống rửa tiền
- Điều 9. Nhận biết khách hàng
- Điều 10. Thông tin nhận biết khách hàng
- Điều 11. Cập nhật thông tin nhận biết khách hàng
- Điều 12. Xác minh thông tin nhận biết khách hàng
- Điều 13. Xác minh thông tin nhận biết khách hàng thông qua việc thuê tổ chức khác
- Điều 14. Nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba
- Điều 15. Đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo
- Điều 16. Phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền
- Điều 17. Trách nhiệm của đối tượng báo cáo liên quan đến cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị
- Điều 18. Quan hệ ngân hàng đại lý
- Điều 19. Trách nhiệm của đối tượng báo cáo đối với sản phẩm, dịch vụ mới; sản phẩm, dịch vụ hiện có áp dụng công nghệ đổi mới
- Điều 20. Giám sát một số giao dịch đặc biệt
- Điều 21. Minh bạch thông tin của pháp nhân
- Điều 22. Minh bạch thông tin của thỏa thuận pháp lý
- Điều 23. Minh bạch trong hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận
- Điều 24. Quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền
- Điều 25. Báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo
- Điều 26. Báo cáo giao dịch đáng ngờ
- Điều 27. Các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản
- Điều 28. Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng
- Điều 29. Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực trung gian thanh toán
- Điều 30. Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
- Điều 31. Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán
- Điều 32. Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh trò chơi có thưởng
- Điều 33. Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản
- Điều 34. Giao dịch chuyển tiền điện tử
- Điều 35. Khai báo, cung cấp thông tin về việc vận chuyển tiền mặt, kim khí quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng qua biên giới
- Điều 36. Hình thức báo cáo
- Điều 37. Thời hạn báo cáo
- Điều 38. Lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo
- Điều 39. Trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo
- Điều 40. Bảo đảm bí mật thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo
- Điều 41. Thu thập, xử lý và phân tích thông tin về phòng, chống rửa tiền
- Điều 42. Trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền trong nước
- Điều 43. Trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài
- Điều 44. Trì hoãn giao dịch
- Điều 45. Phong tỏa tài khoản, niêm phong, phong tỏa hoặc tạm giữ tài sản
- Điều 46. Xử lý vi phạm
- Điều 47. Trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Điều 48. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 49. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 50. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 51. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 52. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
- Điều 53. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
- Điều 54. Trách nhiệm của Bộ Công Thương
- Điều 55. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 56. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ
- Điều 57. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
- Điều 58. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Điều 59. Trách nhiệm của các Bộ, ngành khác
- Điều 60. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
- Điều 61. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân
- Điều 62. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 63. Trách nhiệm bảo mật thông tin