Khoản 12 Điều 2 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987
12- "Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài" gồm xí nghiệp liên doanh và xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987
MỤC LỤC VĂN BẢN
- Điều 1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoan nghênh và khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn và kỹ thuật vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
- Điều 2. Trong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Điều 3. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.
- Điều 4. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
- Điều 5. Bên nước ngoài và Bên Việt Nam được hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh như hợp tác sản xuất chia sản phẩm và các hình thức hợp tác kinh doanh khác.
- Điều 6. Hai bên được hợp tác với nhau để thành lập xí nghiệp liên doanh.
- Điều 7. Bên nước ngoài tham gia xí nghiệp liên doanh góp vốn pháp định bằng:
- Điều 8. Phần góp vốn của Bên nước ngoài vào vốn pháp định của xí nghiệp liên doanh không bị hạn chế về mức cao nhất, theo sự thoả thuận của hai bên nhưng không dưới 30% tổng số vốn.
- Điều 9. Tài sản của xí nghiệp liên doanh được bảo hiểm tại Công ty bảo hiểm Việt Nam hoặc tại các công ty bảo hiểm khác do hai bên thoả thuận.
- Điều 10. Hai bên chia lợi nhuận và chịu những rủi ro của xí nghiệp liên doanh theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên.
- Điều 11. Hai bên thoả thuận về tỷ lệ xuất khẩu và tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp liên doanh tại thị trường Việt Nam, trên nguyên tắc tự bảo đảm nhu cầu về tiền nước ngoài. Thu nhập về tiền nước ngoài bằng xuất khẩu và bằng các nguồn khác phải đáp ứng được các nhu cầu về tiền nước ngoài của xí nghiệp nhằm bảo đảm hoạt động bình thường của xí nghiệp và lợi ích của Bên nước ngoài.
- Điều 12. Cơ quan lãnh đạo của xí nghiệp liên doanh là Hội đồng quản trị.
- Điều 13. Những vấn đề quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của xí nghiệp liên doanh như phương hướng hoạt động, kế hoạch kinh doanh, cán bộ chủ chốt của xí nghiệp do Hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí.
- Điều 14. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được thành lập tại Việt Nam xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, tự mình quản lý xí nghiệp, chịu sự kiểm soát của cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài, được hưởng các quyền lợi và phải thực hiện các nghĩa vụ ghi trong giấy phép đầu tư.
- Điều 15. Thời hạn hoạt động của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không quá 20 năm. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể dài hơn.
- Điều 16. Công dân Việt Nam được ưu tiên tuyển dụng vào xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Điều 17. Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mở tài khoản bằng tiền Việt Nam và tiền nước ngoài tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam hoặc tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt ở Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận.
- Điều 18. Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mở sổ sách kế toán theo những nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế phổ biến được Bộ tài chính Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận và chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính Việt Nam.
- Điều 19. Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập, hoạt động, chuyển nhượng vốn và giải thể theo Điều lệ của xí nghiệp và phù hợp với pháp luật Việt Nam.
- Điều 20. Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm đối đãi công bằng và thoả đáng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
- Điều 21. Trong quá trình đầu tư vào Việt Nam, vốn và tài sản của các tổ chức, cá nhân nước ngoài không bị trưng dụng hoặc tịch thu bằng biện pháp hành chính, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá.
- Điều 22. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam được chuyển ra nước ngoài:
- Điều 23. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc để thực hiện các hợp đồng hợp tác kinh doanh, sau khi nộp thuế thu nhập do pháp luật Việt Nam quy định, được chuyển ra nước ngoài thu nhập của mình theo quy chế quản lý ngoại hối của Việt Nam.
- Điều 24. Việc chuyển đổi giữa đồng Việt Nam và tiền nước ngoài được thực hiện theo tỷ giá hối đoái chính thức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
- Điều 25. Các tranh chấp giữa hai bên phát sinh từ hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc hợp đồng liên doanh, cũng như các tranh chấp giữa xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài với các tổ chức kinh tế của Việt Nam hoặc giữa các xí nghiệp đó với nhau trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng và hoà giải.
- Điều 26. Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng nộp thuế lợi tức từ 15% đến 25% lợi nhuận thu được.
- Điều 27. Tuỳ thuộc vào lĩnh vực đầu tư, quy mô vốn đầu tư, khối lượng hàng xuất khẩu, tính chất và thời gian hoạt động, cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài có thể miễn thuế lợi tức cho xí nghiệp liên doanh trong một thời gian tối đa là 2 năm, kể từ năm bắt đầu kinh doanh có lãi và giảm 50% thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là 2 năm tiếp theo.
- Điều 28. Trong trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư, thuế lợi tức có thể được cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài giảm tới 10% lợi nhuận thu được và thời hạn miễn, giảm thuế lợi tức có thể được kéo dài hơn thời hạn quy định ở Điều 27 của Luật này.
- Điều 29. Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng sử dụng đất đai, mặt nước, mặt biển của Việt Nam thì phải trả tiền thuê. Trong trường hợp khai thác tài nguyên thì phải trả tiền tài nguyên.
- Điều 30. Sau khi nộp thuế lợi tức, xí nghiệp liên doanh trích 5% lợi nhuận còn lại để lập quỹ dự phòng. Quỹ dự phòng được giới hạn ở mức 25% vốn pháp định của xí nghiệp. Tỷ lệ lợi nhuận dành ra để lập các quỹ khác do hai bên thoả thuận và ghi trong Điều lệ của xí nghiệp.
- Điều 31. Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp vào Ngân sách của Việt Nam các khoản tiền trích bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức của xí nghiệp theo pháp luật Việt Nam.
- Điều 32. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài dùng lợi nhuận thu được để tái đầu tư thì cơ quan thuế hoàn lại phần thuế lợi tức đã nộp cho số lợi nhuận tái đầu tư.
- Điều 33. Khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài nộp một khoản thuế từ 5% đến 10% số tiền chuyển ra nước ngoài.
- Điều 34. Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động.
- Điều 35. Thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu đối với hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như đối với hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh được áp dụng theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Điều 36. Cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài của Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thẩm quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
- Điều 37. Hai bên hoặc một trong hai bên hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư nước ngoài phải gửi cho cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài đơn xin chuẩn y hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên doanh, đơn xin phép thành lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và đơn xin hưởng những điều kiện ưu đãi. Đơn phải kèm theo hợp dồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên doanh, điều lệ của xí nghiệp liên doanh hoặc xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, luận chứng kinh tế - kỹ thuật và những tài liệu khác có liên quan, theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài.
- Điều 38. Cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài xem xét đơn và thông báo quyết định cho đương sự trong vòng 3 tháng, kể từ ngày nhận được đơn. Quyết định chấp thuận được thông báo dưới hình thức giấy phép đầu tư.
- Điều 39. Căn cứ vào những nguyên tắc quy định trong Luật này, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành những quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư về nước, góp phần xây dựng Tổ quốc.
- Điều 40. Căn cứ vào những nguyên tắc quy định trong Luật này, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể ký với Chính phủ nước ngoài những hiệp định về hợp tác và đầu tư phù hợp với quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với mỗi nước.
- Điều 41. Nay bãi bỏ Điều lệ về đầu tư của nước ngoài ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành theo Nghị định số 115/CP ngày 18 tháng 4 năm 1977 và các quy định khác trái với Luật này.
- Điều 42. Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Luật này.