Mục 4 Chương 4 Law No. 05/2017/QH14 dated June 12, 2017, on foreign trade management
Mục 4. TỰ VỆ TRONG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
1. Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp tự vệ) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
2. Các biện pháp tự vệ bao gồm:
a) Áp dụng thuế tự vệ;
b) Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu;
c) Áp dụng hạn ngạch thuế quan;
d) Cấp giấy phép nhập khẩu;
đ) Các biện pháp tự vệ khác.
Điều 92. Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ
1. Các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nhập khẩu quá mức khi khối lượng hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu gia tăng một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước;
b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng;
c) Việc gia tăng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
2. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước đang phát triển có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang phát triển đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 9% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ.
Điều 93. Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ
1. Việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ được thực hiện khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp là hàng hóa có khả năng được người mua chấp nhận thay thế cho hàng hóa thuộc phạm vi áp dụng các biện pháp tự vệ do ưu thế về giá và mục đích sử dụng.
Điều 94. Nội dung điều tra áp dụng biện pháp tự vệ
1. Xác định hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam và mức độ gia tăng của hàng hóa nhập khẩu.
3. Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quá mức quy định tại khoản 1 Điều này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 95. Áp dụng biện pháp tự vệ
1. Việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định căn cứ vào kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra trước khi kết thúc điều tra, nếu xét thấy việc chậm thi hành biện pháp tự vệ gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục về sau.
Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời là không quá 200 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời có hiệu lực.
2. Việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức được thực hiện như sau:
a) Sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra công bố kết luận cuối cùng về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra quy định tại Điều 94 của Luật này. Kết luận cuối cùng và các căn cứ chính để ban hành kết luận cuối cùng phải được thông báo bằng phương thức thích hợp cho các bên liên quan đến quá trình điều tra;
b) Căn cứ vào kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng hay không áp dụng biện pháp tự vệ chính thức;
c) Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ, bao gồm cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời là không quá 04 năm, trừ trường hợp được gia hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này;
d) Tổng thời gian áp dụng biện pháp tự vệ, bao gồm cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, biện pháp tự vệ chính thức và thời gian gia hạn là không quá 10 năm.
Điều 96. Rà soát việc áp dụng biện pháp tự vệ
1. Việc rà soát giữa kỳ được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp thời gian áp dụng biện pháp tự vệ vượt quá 03 năm, Cơ quan điều tra phải tiến hành rà soát biện pháp tự vệ trước khi hết một nửa thời gian này để có kết luận về việc duy trì, chấm dứt hoặc giảm nhẹ mức độ áp dụng các biện pháp tự vệ;
b) Căn cứ vào kết quả rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định về việc duy trì, chấm dứt hoặc giảm nhẹ mức độ áp dụng biện pháp tự vệ;
c) Thời hạn rà soát giữa kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ là không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.
2. Việc rà soát cuối kỳ được thực hiện như sau:
a) Trước khi kết thúc thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ, tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp muốn gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ phải nộp hồ sơ yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ. Hồ sơ yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm bằng chứng cho thấy ngành sản xuất trong nước đã thực hiện các biện pháp điều chỉnh cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh và việc chấm dứt áp dụng biện pháp tự vệ sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;
b) Cơ quan điều tra có thể căn cứ theo yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ quy định tại điểm a khoản này hoặc Cơ quan điều tra tự tiến hành rà soát cuối kỳ;
c) Căn cứ vào kết quả rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định về việc chấm dứt hoặc gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ;
d) Mức độ áp dụng biện pháp tự vệ trong thời gian gia hạn không được cao hơn mức độ áp dụng trong thời gian ngay trước khi kết thúc thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ trước đó;
đ) Thời hạn rà soát cuối kỳ là không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 06 tháng.
3. Việc rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ được thực hiện như sau:
a) Các nhà nhập khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ có thể yêu cầu Cơ quan điều tra rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ;
b) Hồ sơ yêu cầu rà soát phải cung cấp được các bằng chứng và thông tin chứng minh việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với toàn bộ hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ là không phù hợp;
c) Căn cứ vào kết luận rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc điều chỉnh phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ;
d) Thời hạn rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ là không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.
Điều 97. Tái áp dụng biện pháp tự vệ
1. Biện pháp tự vệ đã được áp dụng với một loại hàng hóa có thể được tái áp dụng đối với hàng hóa đó theo quy định sau đây:
a) Trường hợp biện pháp tự vệ đã được áp dụng từ 04 năm trở lên, bao gồm cả thời gian gia hạn (nếu có), thì chỉ được tái áp dụng sau khoảng thời gian bằng ít nhất một nửa thời gian áp dụng biện pháp tự vệ trước đó;
b) Trường hợp biện pháp tự vệ đã được áp dụng từ trên 180 ngày đến dưới 04 năm, bao gồm cả thời gian gia hạn (nếu có), thì chỉ được tái áp dụng sau ít nhất 02 năm kể từ khi chấm dứt biện pháp tự vệ trước đó;
c) Trường hợp biện pháp tự vệ đã được áp dụng từ 180 ngày trở xuống thì chỉ được tái áp dụng sau ít nhất 01 năm kể từ khi bắt đầu áp dụng biện pháp tự vệ trước đó với điều kiện biện pháp tự vệ trước đó không được áp dụng quá 02 lần trong vòng 05 năm trước ngày biện pháp tái áp dụng có hiệu lực.
2. Trình tự, thủ tục điều tra để tái áp dụng biện pháp tự vệ thực hiện theo trình tự, thủ tục điều tra áp dụng biện pháp tự vệ.
1. Việc bồi thường và mức độ bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp tự vệ được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Việc bồi thường và mức độ bồi thường thiệt hại được xác định trên cơ sở kết quả tham vấn giữa các bên liên quan.
3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan xây dựng phương án bồi thường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi tiến hành tham vấn với bên bị thiệt hại do áp dụng biện pháp tự vệ.
1. Tự vệ đặc biệt là biện pháp tự vệ được Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng trong trường hợp gia tăng quá mức hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam do kết quả của việc giảm thuế theo lộ trình của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Biện pháp tự vệ đặc biệt chỉ áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ các nước được xác định cụ thể, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Việc điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt phải tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Law No. 05/2017/QH14 dated June 12, 2017, on foreign trade management
- Số hiệu: 05/2017/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 12/06/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý nhà nước về ngoại thương
- Điều 5. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương
- Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương
- CẤM XUẤT KHẨU, CẤM NHẬP KHẨU
- Điều 8. Biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
- Điều 9. Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
- Điều 10. Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
- TẠM NGỪNG XUẤT KHẨU, TẠM NGỪNG NHẬP KHẨU
- Điều 11. Biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
- Điều 12. Áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
- Điều 13. Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
- Điều 14. Các trường hợp ngoại lệ
- QUY ĐỊNH CHUNG
- Điều 15. Biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu
- Điều 16. Các trường hợp ngoại lệ
- HẠN NGẠCH XUẤT KHẨU, HẠN NGẠCH NHẬP KHẨU
- Điều 17. Biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu
- Điều 18. Áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu
- Điều 19. Thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu
- HẠN NGẠCH THUẾ QUAN
- Điều 20. Biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu
- Điều 21. Áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu
- Điều 22. Thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan
- CHỈ ĐỊNH CỬA KHẨU XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
- Điều 23. Biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 24. Áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 25. Thẩm quyền áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu
- CHỈ ĐỊNH THƯƠNG NHÂN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
- Điều 26. Biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 27. Áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 28. Thẩm quyền áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 29. Biện pháp quản lý theo giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 30. Áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép, theo điều kiện
- Điều 31. Thẩm quyền áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép, theo điều kiện
- Điều 32. Biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 33. Áp dụng biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 34. Thẩm quyền áp dụng biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 35. Kiểm tra xuất xứ hàng hóa
- Điều 36. Giấy chứng nhận lưu hành tự do
- Điều 37. Áp dụng biện pháp chứng nhận lưu hành tự do
- Điều 38. Thẩm quyền áp dụng biện pháp chứng nhận lưu hành tự do
- TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, TẠM XUẤT, TÁI NHẬP, CHUYỂN KHẨU
- Điều 39. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
- Điều 40. Cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu
- Điều 41. Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác
- Điều 42. Tạm xuất, tái nhập hàng hóa
- Điều 43. Chuyển khẩu hàng hóa
- QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
- Điều 44. Cho phép quá cảnh hàng hóa
- Điều 45. Nguyên tắc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa
- Điều 46. Cửa khẩu và tuyến đường quá cảnh hàng hóa
- Điều 47. Thời gian quá cảnh
- ĐẠI LÝ MUA BÁN HÀNG HÓA CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
- Điều 48. Quản lý hoạt động đại lý mua bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
- Điều 49. Quản lý hoạt động thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý mua bán hàng hóa tại nước ngoài
- ỦY THÁC VÀ NHẬN ỦY THÁC XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
- Điều 50. Quản lý hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
- GIA CÔNG HÀNG HÓA CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI VÀ ĐẶT GIA CÔNG HÀNG HÓA Ở NƯỚC NGOÀI
- Điều 51. Quản lý hoạt động nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
- Điều 52. Quản lý hoạt động đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài
- Điều 53. Quản lý ngoại thương với các nước có chung biên giới
- Điều 54. Cơ chế điều hành hoạt động thương mại biên giới tại cửa khẩu biên giới trên đất liền
- Điều 55. Chính sách quản lý, phát triển các hoạt động hỗ trợ thương mại tại khu vực cửa khẩu biên giới trên đất liền
- Điều 56. Áp dụng biện pháp quản lý hàng hóa xuất khẩu đối với khu vực hải quan riêng
- Điều 57. Áp dụng biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu đối với khu vực hải quan riêng
- Điều 58. Áp dụng biện pháp quản lý mua bán hàng hóa giữa các khu vực hải quan riêng
- Điều 59. Trường hợp ngoại lệ
- Điều 60. Mục tiêu, nguyên tắc áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch
- Điều 61. Áp dụng biện pháp kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 62. Áp dụng biện pháp kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
- Điều 63. Áp dụng biện pháp kiểm dịch thực vật
- Điều 64. Áp dụng biện pháp kiểm dịch y tế biên giới
- Điều 67. Các biện pháp phòng vệ thương mại
- Điều 68. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại
- Điều 69. Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước
- Điều 70. Trình tự, thủ tục điều tra vụ việc phòng vệ thương mại
- Điều 71. Chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại
- Điều 72. Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
- Điều 73. Cơ quan điều tra
- Điều 74. Bên liên quan trong vụ việc điều tra
- Điều 75. Cung cấp, thu thập thông tin, tài liệu và bảo mật trong quá trình điều tra vụ việc phòng vệ thương mại
- Điều 76. Xử lý trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
- Điều 77. Biện pháp chống bán phá giá
- Điều 78. Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá
- Điều 79. Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá
- Điều 80. Nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá
- Điều 81. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá
- Điều 82. Rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá
- Điều 83. Biện pháp chống trợ cấp
- Điều 84. Trợ cấp
- Điều 85. Các trợ cấp có thể bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp
- Điều 86. Điều kiện áp dụng biện pháp chống trợ cấp
- Điều 87. Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp
- Điều 88. Nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp
- Điều 89. Áp dụng biện pháp chống trợ cấp
- Điều 90. Rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp
- Điều 91. Biện pháp tự vệ
- Điều 92. Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ
- Điều 93. Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ
- Điều 94. Nội dung điều tra áp dụng biện pháp tự vệ
- Điều 95. Áp dụng biện pháp tự vệ
- Điều 96. Rà soát việc áp dụng biện pháp tự vệ
- Điều 97. Tái áp dụng biện pháp tự vệ
- Điều 98. Bồi thường
- Điều 99. Tự vệ đặc biệt
- Điều 100. Các trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa
- Điều 101. Nguyên tắc áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp
- Điều 102. Tham vấn trong trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp
- Điều 103. Chính sách chung về phát triển hoạt động ngoại thương
- Điều 104. Chính sách đặc thù về phát triển hoạt động ngoại thương
- Điều 105. Phát triển hoạt động ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại
- Điều 106. Phát triển hoạt động ngoại thương thông qua hoạt động xúc tiến thương mại của các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 107. Phát triển hoạt động ngoại thương thông qua hoạt động của đại diện thương mại
- Điều 108. Nguyên tắc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương của cơ quan quản lý nhà nước
- Điều 109. Cơ quan quản lý nhà nước tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương
- Điều 110. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp do Chính phủ nước ngoài khởi kiện
- Điều 111. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp do Chính phủ Việt Nam khởi kiện